Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hazuki※£□ve£y>□♡☆

Lập giàn ý bài : bánh chưng bánh giầy , thánh gióng

Nguyễn Thị Mỹ Quyên
18 tháng 10 2019 lúc 18:08

Khi là bài toán sai

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Hải Lâm
18 tháng 10 2019 lúc 18:20

Bài bánh chưng bánh giày:

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Đời Hùng vương thứ sáu ở nước ta.

- Vua Hùng chọn người kế vị.

- Lang Liêu được trao ngôi báu.

2. Thân bài:

* Diễn biến của truyện:

+ Ý định của vua Hùng:

- Muốn truyền ngôi cho một người con có đức, có tài.

- Nghĩ ra cách chọn người xứng đáng. (Mở cuộc thi làm cỗ dâng vua cha và Tiên vương.)

+ Cuộc thi làm cỗ:

- Các lang (con trai vua) đua nhau làm cỗ thật to, thật ngon...

- Lang Liêu được thần báo mộng, làm ra hai thứ bánh bằng gạo nếp dâng lên vua cha.

- Hùng Vương chọn hai thứ bánh đó để tế Trời Đất cùng Tiên vương và đặt tên là bánh chưng, bánh giầy.

3. Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Lang Liêu được vua cha trao cho ngôi báu.

- Tục ngày Tết người Việt thường làm bánh chưng, bánh giầy để cúng xuất hiện từ đó.

Bài thánh gióng:

I. Mở bài

Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.

II. Thân bài

1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng

- Hai ông bà đã già, chưa có con.

- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.

- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.

- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.

2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi

- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.

- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.

- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.

3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời

- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.

- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.

- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.

- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.

- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.

- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.

III. Kết bài

Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.

HOK TỐT

Khách vãng lai đã xóa

1. Mở bài

* Giới  thiệu chung

-Đời hùng vương thứ sáu của nước ta

-Vua hùng chọn người kế vị

-Lang Liêu được trao ngôi báu

2.thân bài

*Diễn biến của truyện

+Ý định của vua

-Muốn truyền ngôi cho một người con có đức , có tài

-Nghĩ ra cách chọn người xứng đáng (mở cuộc thi làm cỗ dâng vua cha và tiên vương)

+Cuộc thi làm cổ

-Các lang (con trai vua)đua nhau làm cỗ thật to  thật ngon , ...

-Lang liêu được thần báo mộng , làm ra hai thứ bánh bằng gạo nếp dâng lên vua cha

-Hùng vương chọn hai thứ bánh đó để tế trời đát cùng tiên vương và đặt tên là bánh chưng , bánh giầy

3.Kết bài

*Kết thúc truyện

Lang liêu được vua cha trao cho ngôi báu

-Tục ngày tết người việt thường làm bánh chưng , bánh giầyđể cúng xuất hiện từ đó

Khách vãng lai đã xóa

Bn có thể tham khảo.

1/ Mở bài :

* Giới thiệu chung :

- Đời Hùng Vương thứ sáu ở nước ta.

- Vua Hùng chọn người kế vị.

- Lang liêu được trao ngôi báu.

2/ Thân bài :

* Diễn biến của truyện :

+ Ý định của vua Hùng :

- Muốn truyền ngôi cho một người con có tài, có đức.

- Nghĩ ra cách chọn người xứng đáng ( mở cuộc thi làm cỗ dâng vua cha và Tiên Vương ).

+ Cuộc thi làm cỗ :

- Các lang ( con trai vua ) đua nhau làm cỗ thật ngon, thật hậu.

- Lang Liêu được thần báo mộng, làm ra hai thứ bánh bằng gạo nếp dâng lên vua cha.

- Vua chọn hai thứ bánh đó để tế Trời, Đất cùng Tiên Vương, đặt tên là bánh chưng và bánh giầy.

3/ Kết bài :

* Kết thúc truyện :

- Lang Liêu được cha truyền ngôi.

- Tục ngày Tết người Việt thường làm bánh chưng bánh giầy để cúng xuất hiện từ đó.

Khách vãng lai đã xóa
#𝒌𝒂𝒎𝒊ㅤ♪
18 tháng 10 2019 lúc 18:54

I. Mở bài:

- Giới thiệu nguyên nhân của việc làm bánh:

+ Năm đó cha ta là vua Hùng Vương muốn truyền ngôi nhưng Người có nhiều con trai, ai cũng tài giỏi nên không biết truyền ngôi cho ai.

+ Ai làm vừa ý cha thì sẽ được truyền ngôi.

II. Thân bài:

1. Hoàn cảnh của Lang Liêu:

- Ta là con thứ 18 của cha ta.

- Mẹ ta trước kia bị vua ghẻ lạnh, ốm mà chết.

=> Ta sống thiệt thòi hơn các anh, không có gì ngoài khoai lúa nên rất lo lắng sẽ không làm hài lòng vua cha.

2. Phương thức làm bánh.

- Giấc mộng của Lang Liêu: Ta nằm mơ thấy thần xuất hiện trong giấc mộng hướng dẫn cách làm bánh:

+ Những nguyên liệu để làm bánh

+ Cách làm bánh chưng, bánh giầy.

+ Ý nghĩa của 2 loại bánh: Bánh trưng hình vuông tượng trưng cho đất, bánh giầy hình tròn tượng trưng cho trời.

- Ngày lễ Tiên vương:

- Các hoàng tử khác mang toàn sơn hào, hải vị đến lễ.

- Ta mang 2 thứ bánh đó dâng vua cha.

=> Được Vua cha truyền ngôi.

III. Kết bài:

Từ đó nông nghiệp được quan tâm, phát triển. Đặc biệt bánh chưng, bánh giầy là thứ không thể thiếu trong hương vị Tết cổ truyền cuả nhân dân ta.

>> Tham khảo chi tiết các bài văn mẫu: Trong vai Lang Liêu, kể lại chuyện Bánh chưng, bánh dày

Dàn ý kể lại truyện bánh chưng bánh giầy bằng lời của em văn lớp 6

I. Mở bài Giới thiệu thời gian xảy ra câu chuyện: ngày xưa, đời Hùng Vương thứ sáu.

II. Thân bài

1. Vua Hùng Vương bày cuộc thi.

- Vua đã già, muốn chọn người con xứng đáng để truyền ngôi.

- Vua truyền gọi các con.

+ Ngôi vua đã truyền được sáu đời.

+ Người nối vua phải nối chí vua.

+ Ai làm cỗ lễ Tiên Vương vừa ý, sẽ được nối ngôi.

- Các con thay nhau làm cỗ quý, hy vọng ngôi báu về mình.

3. Lang Liêu làm cỗ

- Lang Liêu là con thứ 18, mồ côi mẹ, chăm lo đồng áng, không biết lấy gì để làm cỗ quý.

- Thần báo mộng: không có gì quý bằng gạo, hãy lấy gạo làm bánh.

- Lang Liêu lấy gạo làm hai loại bánh, một loại dùng gạo nếp, nhân đậu xanh và thịt, bọc lá, hình vuông, nấu kỹ, một loại dùng gạo nếp đồ chính, giã nhuyễn, hìn tròn.

3. Lang Liêu được chọn nối ngôi cha.

- Ngày lễ Tiên Vương, các quan lang mang đến các thứ cỗ quý, chẳng thiếu thứ gì.

- Vua Hùng xem bánh của Lang Liêu. Lang Liêu kể lại lời thần dạy. Vua chọn hai thứ bánh đó để cúng Trời Đất và Tiên Vương.

- Lễ xong, đem bánh ra ăn cùng quần thần.

- Vua nói: Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất. Lang Liêu sẽ được nối ngôi.

III. Kết luận

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi:

- Bánh chưng, bánh giày không thể thiếu trong ngày tết.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Hazuki※£□ve£y>□♡☆
Xem chi tiết
彡★ Trần Nhật Huy 彡★
Xem chi tiết
Phan Quỳnh Giao
Xem chi tiết
Diana
Xem chi tiết
Đặng Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết
Trần Hưng Thịnh
Xem chi tiết
ทջọ☪ℒαท︵²ᵏ⁸
Xem chi tiết
Hallo
Xem chi tiết
parksunyoung
Xem chi tiết