1. Mở bài:
- Giới thiệu về chiếc nón lá.- Chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng cho văn hóa Việt Nam.
2. Thân bài:
- Nón lá có nguồn gốc từ đâu, khi nào?
+ Ước chừng thời gian xuất hiện khoảng 2500 - 3000 TCN.
+ Có rất nhiều làng nghề truyền thống khâu nón lá đã hình thành và phát triển lâu đời như làng nghề Đồng Vy, Dạ Lê,...
- Nguyên liệu để tạo nên nón lá: Tre, lá cọ hoặc lá dừa
- Cách tạo nên chiếc nón lá
+ Chiếc nón lá được tạo nên từ hai phần bao gồm khung tre và lá nón. Khung tre được tạo thành từ những chiếc nan tre vót tròn đều, nhẵn mịn. Sau đó được uốn thành vòng tròn nhỏ dần để tạo nên khung nón.
+ Sau đó, bộ khung này được xếp lên từng lớp lá nón. Những chiếc lá này đều phải trải qua những giai đoạn chọn lọc khắt khe để lựa ra những chiếc lá tốt nhất. Sau đó, lá nón được đem đi phơi khô, sấy và ủi kĩ.
+ Bước tiếp theo, ghép lá nón lên khung tre đã được đan sẵn thành hình chóp nhọn và tiến hành khâu nón. Sợi chỉ khâu nón phải là loại dây trong suốt nhưng cực kì chắc chắn để tạo được nét thẩm mỹ duyên dáng cũng như sự bền đẹp cho chiếc nón lá.
- Có mấy loại nón lá?
+ Có thể chia nón thành hai loại khác nhau bao gồm nón lá hình chóp và nón quai thao.
+ Ngoài ra người ta cũng chia ra làm nón lá Huế và nón lá truyền thống.
- Công dụng và cách bảo quản nón
+ Che nắng mưa cho con người khi đi làm đồng trong những ngày hè oi ả hay trong những ngày mưa dầm.
+ Làm duyên hơn cho những cô gái bên cạnh tà áo dài thướt tha, duyên dáng Việt Nam.
+ Sử dụng trong những dịp lễ hát đối đáp giao duyên của miền quan họ Bắc Ninh.
+ Cách bảo quản nón: Phết lên trên lớp lá nón ngoài cùng một lớp dầu bóng, vừa làm tăng độ bóng đẹp cho chiếc nón vừa giữ cho chiếc nón không bị mối mọt bởi côn trùng.
3. Kết bài:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của chiếc nón trong văn hóa của người Việt Nam.
- Hình ảnh chiếc nón lá là hình ảnh ghi lại dấu ấn đẹp đẽ không chỉ của người dân Việt Nam mà còn trong mắt du khách và bạn bè quốc tế.