Lập dàn ý cho bài văn : Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn : Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích !
Mở bài: Bạn có thể nêu tác dụng của việc học một cách khái quát hoặc hậu quả nếu không chịu khó học tập => nếu không chịu khó học tập sẽ không làm được việc gì có ích
Thân bài:- Giải thích
+ Học là gì? (Học là con đường tiếp thu và tích lũy tri thức. Đó chính là quá trình mỗi người chiếm lĩnh tri thức của nhân loại làm hành trang bước vào cuộc sống. Học tập có một tác động không nhỏ tới mọi người và tương lai của mỗi người. Học tập giúp ta khám phá cuộc sống khám phá chính bản thân mình, rèn cho ta lối sống cách cư xử có văn hóa và đặc biệt là giúp ta hòa nhập với cộng đồng...)
+ Nêu một số dẫn chứng những tấm gương thành công bằng việc học.
+Học có nhiều dạng học: Học nghề, học phổ thông, học nâng cao, học chuyên nghiệp.....
- Khẳng định sự quan trọng của việc học:
+ Truyền thống của dân tộc ta tôn sự trọng đạo, coi trọng sự học, coi trọng thầy giáo.
+ Trong kháng chiến chống Pháp Mỹ (Ví dụ như kháng chiến chống Pháp chúng thực hiện chính sách "Ngu dân" với dân ta không cho dân ta học hành khiến dân ta kém hiểu biết để dễ bề cai trị....)
+ Hiện nay việc học quan trọng thế nào (Cuộc sống ngày càng hiện đại làm gì cũng cần phải có kiến thức...)
- Thực trạng hiện nay (Có nhiều bạn không xác định được mục đích thực sự của việc học. Nhiều bạn đi học chỉ để ba mẹ vui lòng, nhiều bạn thì coi việc học như một lẽ tự nhiên đến tuổi thì phải đi học, nhiều bạn lại học gạo học chay cúp tiết. Thậm chí nhiều anh chị là SV rồi vẫn không coi việc học là quan trọng chỉ học đối phó để có bằng. Đặc biệt là hiện nay, tệ nạn học đường xảy ra ngày càng nhiều.Nhiều bạn học sinh đốt cháy thời gian bỏ mặc mơ ước để chơi game. Việc mua bằng bán cấp diễn ra một cách tràn lan....) Trước thực trạng đó chúng ta phải làm gi`?
- Hậu quả nếu không học tập.
Kết bài: Nếu mở bài bạn nêu lợi ích của việc học thì kết bài cũng thế còn nếu mở bài bạn nêu hậu quả nếu không học tập thì kết bài cũng thế
Mở bài:
Dân tộc ta từ nghàn đời nay có rất nhiều truyền thống quí báu. Trong số đó “học tập” là một truyền thống tốt đẹp mà nhân dân ta sẵn có. Nó chính là một hành trang cho một tương lai tốt đẹp chỉ dành cho những con người chịu khó vươn lên, biết kiên trì chiu khổ.
Thân bài:
Học tập là những chùm rễ đắng cay, đầy những gian nan thử thách mà ta phải thức khuya dậy sớm, suy nghĩ tìm tòi khổ luyện, nhiều khi mệt mỏi. không những thế mà ta còn phải có sự nhẫn nại, kiên trì vượt qua gian khổ để đi tới những thành công vinh quang quí giá. Kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả mà trên thế gian này không ai có thể học hết được. Học tập có một vai trò rất thiêng liêng đối với con người nó giúp ta hoàn thiện từ nhân cách đến trí tuệ. “Học” mang tính chất tiếp thu tri thức, kĩ năng, hoàn thiện nhân cách vô cùng phong phú trong cuộc sống. Những con người ham học hỏi đó sẽ luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm vui trong cuộc sống.Ở trên hành tinh chúng ta cứ mỗi giây mỗi phút trôi qua thì lại có một phát minh ra đời vì vậy mà ta không thể nào mà học hết được những kiến thức. Cũng như vậy, thời xưa có một người học trò tên là Trần Miên, học hành rất siêng năng cần mẫn. Nhưng nhà anh nghèo quá, áo quần anh rách nát. Vì quá ham học, anh phải lấy lá chuối đóng khố đi học. Trần Miên phải đi hầu hạ các bạn đồng học nhà giầu, để có cơm ăn mà theo đuổi chuyện bút nghiên. Ban đêm, không có dầu mỡ thắp đèn, Trần Miên phải nhờ vào ánh trăng, hoặc là đi bắt đom đóm để đọc sách. Người học trò Trần Miên chẳng quản ngại khốn khổ khó nhọc. Ngày đêm anh cố sức học, dùi mài kinh sử để sẽ đi thi. Ðến khoa thi, nhìn thấy thiên hạ quần áo dài rộng, lượt là, còn anh học trò Trần Miên đóng lá chuối, tay ôm tráp như tôi tớ theo hầu các thư sinh. Thi xong, tới lúc xướng danh, bạn bè của Trần Miên đều rớt cả Vị tân khoa lại là kẻ nghèo nàn, áo vá trăm mảnh, khố lá che thân. Hay thời nay thì ở nước ta có chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về ý thức, tinh thần học hỏi không ngừng. Còn trong thơ văn thì Khổng tử có câu:
“Học nhi bất yếm”
Trong kho tàng ca dao Việt Nam thì có câu:
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
Kết bài:
Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ lớn lên mới làm được việc có ích,làm cho đất nước ngày càng giàu đẹp
chúc p hk tốt
Dàn bài:
A. Mở bài:
- Dẫn dắt để giới thệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập).
- Đưa ra chân lí: Nếu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
B. Thân bài:
- Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat,…).
- Chứng minh cho các bạn thấy: nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:
+ Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức.
+ Không có kiến thức để làm việc sau này.
+ Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chung.
+ Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này.
C. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung vào việc học
II/MB
Em đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình: Nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!
II/TB:
– Luận cứ:
1)Lí lẽ:
– Lí lẽ 1: Giải thích từ học tập là vừa tiếp thu kiến thứ dưới sự hướng dẫn của thầy cô vừa luyện tập…(liên hệ với từ “học hỏi”,”học hành”…)
– Lí lẽ 2: Kiến thức củan hân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước…
2) Dẫn chứng:
– Dẫn chứng 1: Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối (bạn hãy tìm những giai thọai, mẫu chuyện về Trần Minh, để thấy sự nghèo khó, cực khổ của ông nhưng ông vẫn thành công trong việc học và đã thành Trạng Nguyên)
– Dẫn chứng 2: Dẫn chứng ngày nay: Tấm gương Bác Hồ
– Dẫn chứng 3: Học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừ không thể vượt qua được: Thầy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt hai tay, học viết bằng chân…
– Dẫn chứng 4: Dẫn chứng thơ văn:
“Một rương vàng không bằng một nang chữ”
“Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”.
III/KB:
– Luận điểm: Khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là học tập mà phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn