Bài viết số 3 - Văn lớp 7

Dương Thị Yến Nhi

Lập dàn ý chi tiết 1) Trình bày cảm nhận của em về những câu thơ sau:

" Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người

Lập dàn ý chi tiết

2) Phát biểu suy nghĩ của em về người bà trong bài thơ tiếng gà trưa

HELP ME!!!!!!!!!

Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 15:51

Câu 1:

I.Mở bài:Giới thiệu đoạn thơ

II,Thân bài

Đoạn thơ được rút ở phần 3 của bài thơ, từ câu 135 đến 142. Yêu cầu phân tích được những ý cơ bản sau:
- Tình cảm thương nhớ, kính yêu của đồng bào Việt Bắc đối với lãnh tụ. Bình giảng điệp từ nhớ,trông theo,...
- Bức chân dung tinh thần của Bác Hồ: thông minh, tài trí, giản dị, ung dung,... Bình giảng các hình ảnh hoán dụ: mắt sáng ngời, áo nâu túi vải, ung dung yên ngựa, chân Người bước lên đèo,bóng Người,...
- Một không gian nghệ thuật đẹp, cổ kính thần tiên: tinh sương, suối reo, đèo, rừng, núi,...
- Ngôn ngữ giàu có, biểu cảm: Bác, Người, Ông Cụ,...
- Tính dân tộc của đoạn thơ.

III.Kết bài:Nêu cảm nghĩ

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 16:06

-Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ; nêu cảm nghĩ chung của mình về bài thơ.

-Thân bài:

+ Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ;

+ Tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tìnhvà nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tưởng tượng;

+ Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà mình thấy thích thú, theo trình tự trước sau;

+ Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ

.-Kết bài: Nhấn mạnh tình cảm của mình đối với bài thơ

Dàn ý chi tiết:

MB : Mỗi người trong chúng ta ai cũng có quê hương, nơi ghi dấu bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ. Tình cảm quê hương thường rất sâu kín trong tâm hồn mỗi người mà nhiều khi chỉ cần một sự việc bất ngờ, tình cảm ấy sẽ trỗi dậy mãnh liệt. Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh có lẽ được ra đời trong trường hợp như thế. Bài thơ khiến người đọc không thể quên.

TB :

Những từ này gợi lên hình ảnh đàn gà thân thuộc. Dường như người chiến sĩ đang hình dung trước mắt mình từng con gà mái vàng, mái mơ. Có lẽ đã bao nhiêu năm xa nhà, vẫn nhớ rõ những vật nuôi tầm thường ấy. Và có lẽ bởi đàn gà ấy gắn với hình ảnh người bà thân thương:

Tay bà khum soi trứng

Dành từng quả chắt chiu

Kỷ niệm về bà sao mà da diết!. Hình ảnh bà hiện lên tần tảo, vất vả, hết lòng lo toan, chắt chiu, dành dụm cho cháu. Món quà tuổi thơ “cái áo chúc bâu”, “cái quần chéo go” không phải là món quà đẹp, đắt tiền nhưng với cháu, đó là niềm vui lớn khi năm mới đến. Giờ đây sau nhiều năm đi xa, nhớ về món quà bình dị ấy, người cháu như nhớ về kỉ niệm đẹp đẽ đáng trân trọng nhất vì món quà ấy là tình thương yêu, là sự hy sinh thầm lặng mà mộc mạc của bà. Tôi thấy người bà trong bài thơ cũng giống như bao người bà, người mẹ Việt Nam khác, dịu hiền và cao đẹp biết bao!

Cứ tưởng, tiếng gà trưa chỉ đánh thức kỉ niệm. Nhưng thật bất ngờ và thú vị kỉ niệm ấy làm đẹp thêm những tình cảm với nhau một cách thật hợp lí: tình yêu bà và tình yêu quê hương, Tổ quốc.

Ðoạn cuối của bài thơ gợi lên trong lòng người đọc những tình cảm thật cao đẹp, thiêng liêng:

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ

Xuân Quỳnh không phải là nhà thơ đầu tiên bộc lộ tình yêu gia đình, yêu quê hương, Tổ quốc. Trước Xuân Quỳnh hàng trăm năm, ca dao dân gian và văn học bác học đã rất thành công khi viết về những tình cảm ấy. Vậy mà, chúng ta vẫn rất thích đoạn thơ cuối này bởi cách thể hiện rất riêng của nữ sĩ. Những tình cảm lớn lao được viết một cách thật dung dị và tự nhiên: yêu Tổ quốc, quê hương, từ tình yêu bà, yêu “Ổ trứng tuổi thơ”; chiến đấu vì quê hương, vì xóm làng, vì bà và cả “Ổ trứng tuổi thơ” đó. Chính cách nói đó khiến chúng ta tin tình cảm của người cháu trong bài thơ là rất chân thành, mãnh liệt. Người cháu trân trọng hiện tại và tương lai của dân tộc, đất nước.

KB :Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ dễ thương, dễ mến, bắt đầu bằng những điều bình dị nhưng lại đưa ta đến những tình cảm lớn lao, cao đẹp, nhỏ nhẹ và sâu lắng.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hồng Nhung
14 tháng 8 2017 lúc 15:52

Câu 2:

Tiếng Gà Trưa Xuân Quỳnh
Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi , bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo ,chân thực của mình.Mở đầu bài thơ :
"Trên đừong hành quân xa
......Tiếng gà ai nhảy ổ
......Nghe gọi về tuổi thơ"
Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ . những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.
"Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng."
Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ,mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai.Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ .Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó,cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
"Có tiếng gà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
......lòng dại thơ lo lắng"
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !
"Dành từng quả chắt chiu
.....cháu được quần áo mới"
Yêu bà,anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ quê hương,bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương :
"Cháu chiến đấu hôm nay
.....bà ơi!cũng vì bà"
Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu".Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc,quê hương.Qua đó,nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tửơng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp

Bình luận (3)
Eren Jeager
14 tháng 8 2017 lúc 16:18

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng cứu nước có công lao vô cùng to lớn đối với dân tộc ta. Bác đã mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm oanh liệt nhất trong lịch sử nước nhà. Kháng chiến chống Pháp thành công với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động hoàn cầu, miền Bắc giải phóng, Bác cùng Chính phủ và cán bộ, chiến sĩ chia tay với Việt Bắc để về xuôi. Để ghi lại tình cảm sâu nặng giữa đồng bào Việt Bắc với Chính phủ, bộ đội đặc biệt là tình cảm đối với Bác Hồ, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Đoạn thơ dưới đây nói về Bác Hồ, một vĩ nhân – người rất đỗi khiêm tốn và giản dị:

Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời,
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo,
Người đi rừng núi trông theo bóng Người…

Tố Hữu đã vẽ lên chân dung Bác – một lãnh tụ cách mạng đồng thời là một thành viên thân thiết trong đại gia đình các dân tộc ở chiến khu.
Mở đầu đoạn thơ là hai câu mang đậm âm hưởng ca dao, dân ca, rất phù hợp với việc bày tỏ tấm lòng đinh ninh thương nhớ của đồng bào:

Mình về với Bác đường xuôi,
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Sáu câu thơ tiếp theo là bóng dáng, hình ảnh Bác in đậm trong tâm khảm sắt son, trung thành ấy.

Người dân chiến khu gọi Bác Hồ bằng cách gọi thành kính và thân mật: Ông Cụ. Nhớ Ông Cụ trước hết là nhớ đôi mắt sáng ngời, biểu lộ trí tuệ sắc sảo và lòng nhân ái bao la. Những năm tháng sống ở rừng, Bác gần gũi, hòa hợp với đồng bào các dân tộc từ cách nói, dáng đi đến lối ăn mặc dân dã: Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường. Nét đẹp tâm hồn và phẩm giá cao quý từ bên trong tỏa sáng ra bên ngoài làm cho hình ảnh Bác càng trở nên rạng ngời trong những tấm lòng thành kính yêu thương.

Loading... Không chỉ con người thương nhớ Bác mà cả thiên nhiên Việt Bắc cũng khắc ghi hình bóng Bác trên khắp các nẻo đường kháng chiến: Nhớ Người những sáng tinh sương,
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo.
Nhớ chân Người bước lên đèo,
Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
Đoạn thơ như một bức tranh phong cảnh với những hình ảnh nên thơ, nên nhạc. Đang thời kháng chiến đạn bom mà khung cảnh ở đây vẫn yên tĩnh, thanh bình. Sáng sớm tinh sương, không khí. trong trẻo, tinh khiết, tiếng vó ngựa như những nốt nhạc vui trên con đường chạy dài ven suối. Tiếng suối reo rộn rã như đưa đón bước Người đi. Nổi bật trên cái nền chung ấy là hình ảnh Bác ung dung như một ông tiên, một triết gia cao khiết trong huyền thoại. Áo nâu, túi vải đơn sơ mà đẹp tươi lạ thường. Màu áo nâu in trên nền xanh của rừng, màu biếc của núi, màu bạc của sương, trên con đường mòn quanh co, lẩn khuất. Vó ngựa đi có tiếng suối reo làm nhạc đệm. Còn Người ung dung trên yên ngựa như triết gia dạo chơi nơi rừng sâu núi thẳm, suy ngẫm lẽ huyền diệu của tạo vật, đất trời… Bác đi công tác chỉ đạo kháng chiến mà như đi trong khung cảnh cổ tích thuở xưa. Núi rừng quấn quýt không rời hình bóng con người ấy, ông tiên ấy. Trong chín năm kháng chiến, đồng bào ở chiến khu Việt Bắc có nhiều dịp gặp gỡ, tiếp xúc với Bác, do đó ấn tượng Bác để lại trong lòng họ vô cùng sâu đậm. Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, Bác cũng vẫn giữ được phong thái ung dung, thanh thản, tự tin và niềm lạc quan hiếm có. Tất cả những điều ấy ẩn chứa trong dáng vẻ thanh cao của một nhà hiền triết. Thần thái của Bác truyền sức sống cho cảnh vật. Thiên nhiên, rừng núi dường như cũng hòa quyện vào nhịp sống của Người – vị lãnh tụ đang lãnh đạo cả nước đánh giặc với phong cách rất dân tộc, rất nhân dân, rất phương Đông và cũng rất cách mạng. Nhận xét về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ này, Xuân Diệu viết: Và bức tranh cuối bài thơ theo ý tôi là của một danh họa. Trong mấy nét đã lột tả được phong thái cao quý, lớn lao của Hồ Chủ tịch. Khi Người đi qua, rừng núi cũng như học theo tác phong của Hồ Chủ tịch. Con ngựa của Người cưỡi như cũng nhịp bước chân cho hợp với cái bình tĩnh ung dung của Người. Qua sáu câu thơ có một bản nhạc tấu lên và Người đi, nhạc hãy còn văng vẳng…
Bình luận (1)
Eren Jeager
14 tháng 8 2017 lúc 16:19

Tiếng Gà Trưa Xuân Quỳnh
Bài thơ "Tiếng gà trưa " đã để lại trong lòng em nhiều cảm xúc khó tả."Tiếng gà trưa" đuợc viết theo thể thơ 5 chữ nhưng cách gieo vần vẫn rất tự nhiên. Dù vậy những hình ảnh gần gũi , bình dị trong bài vẫn đựơc nhà thơ Xuân Quỳnh phác họa 1 cách rõ nét và xúc động qua ngòi bút sắc sảo ,chân thực của mình.Mở đầu bài thơ :
"Trên đừong hành quân xa
......Tiếng gà ai nhảy ổ
......Nghe gọi về tuổi thơ"
Đoạn thơ đầu đã khái quát nên khung cảnh làng quê vào buổi trưa hè thanh vắng,không gian tĩnh mạch bỗng nhiên có tiếng gà nhảy ổ. Tiếng gà xao xác gợi lại tất cả những kỉ niệm tuổi thơ . những ngày tháng được sống bên ngừơi bà yêu dấu của anh chiến sĩ.
"Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu trắng."
Thật thú vị trứơc hình ảnh chị gà mái mơ,mái vàng đựơc tả trong đoạn thơ thứ hai.Những chị gà mái đã trở thành 1 trong những kỉ niệm đẹp đẽ của anh chiến sĩ .Đối với tôi đó chỉ là những hình ảnh rất bình dị trong đời sống hằng ngày nhưng chỉ qua đọan thơ trên mà tôi lại thấy yêu những hình ảnh thân quen đó,cũng như anh chiến sĩ trong bài đã xem hình ảnh đó là kỉ niệm làm khó quên trong tâm trí mình.
Cụm từ"Tiếng gà trưa" đã gợi nhớ kỉ niệm làm anh chiến sĩ,xúc động:lén xem trộm gà đẻ để rồi bị mắng,nhưng bà cũng vì lo cho đứa cháy"cưng" của bà thôi!Lúc đó anh chiến sĩ cứ ngỡ như là thật nên vội vã lấy gương soi,vừa lo lắng,vừa sợ sệt.Ôi những kỉ niệm ấy sao mà thân thương sao mà ngây thơ đến thế!
"Có tiếng gà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
......lòng dại thơ lo lắng"
Trong Cuộc sống hằng ngày đã có những kỉ niệm vui để lại trong ta nhưng với anh chiến sĩ ,ngoài kỉ niệm trên,anh làm sao có thể quên được sự thương yêu ,đùm bọc của bà.Chính bàn tay thô và nhăn nheo ấy đã lom khom soi từng quả trứng hồng.Thương nhất là những lúc trời đầy sương muối,Lạnh lẽo bà mong cho đàn gà thật khỏe mạnh để cuối năm bán gà có thể sắm quần áo mới cho cháu vui xuân.Nghĩ lại anh chiến sĩ thấy thương bà quá !
"Dành từng quả chắt chiu
.....cháu được quần áo mới"
Yêu bà,anh chiến sĩ lại càng chiến đấu thật anh dũng để bảo vệ Tổ quốc ,bảo vệ quê hương,bảo vệ xóm làng yêu dấu với tiếng gà cục tác thật thân thương :
"Cháu chiến đấu hôm nay
.....bà ơi!cũng vì bà"
Những đoạn thơ thật ngắn gọn nhưng hàm chức một tình cảm hết sức thiêng liêng "tình bà cháu".Chính những kỉ niệm thuở bé đựoc sống bên bà, được bà thương yêu đã là 1 động lực to lớn để anh chiến sĩ lại thêm yêu Tổ quốc,quê hương.Qua đó,nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm tình yêu đất nứơc trong bài thơ với những hình ảnh tửơng chừng như bình dị trong cuộc sống nhưng lại mang những ý nghĩa thật cao đẹp

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
trần thị xuân mai
Xem chi tiết
Trần Hoa Tham
Xem chi tiết
cự giải dễ thương♥♥♥
Xem chi tiết
Lê Thị Anh Phương
Xem chi tiết
Trần Anh Tú
Xem chi tiết
Trần Hoa Tham
Xem chi tiết
Phùng Anh Tuấn
Xem chi tiết
rtte
Xem chi tiết
Hà Nguyễn Phương Uyên
Xem chi tiết