1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Mực: sự tối tăm, mù mịt, tượng trưng cho những điều xấu, những thói quen, đức tính không tốt.
Đèn: tượng trưng cho ánh sáng, chân lí, lẽ phải, những điều đúng đắn, tốt đẹp.
Câu tục ngữ khuyên nhủ con người tránh xa những điều xấu xa, sai trái, hướng đến những điều tốt đẹp, những chân lí của cuộc sống để trở thành một con người có ích cho xã hội.
b. Phân tích
Cuộc sống luôn tồn tại hai mặt tốt - xấu, phải - trái, đúng - sai; mỗi chúng ta cần phải có quan điểm, nhận thức được và đi theo những điều đúng đắn.
Khi con người sống và làm theo lẽ phải, những điều xấu sẽ sớm bị bài trừ và xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Người sống và làm theo lẽ phải sẽ giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh và được mọi người yêu quý, tôn trọng, noi theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về người sống có ích, học tập và làm theo lẽ phải để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người không phân định được tốt - xấu, phải - trái, đúng - sai. Lại có những người tuy biết đó là việc là xấu những vẫn đi theo để hòng trục tư lợi cá nhân,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, trích dẫn câu nói. Bày tỏ quan điểm, thái độ của em về câu nói (tán đồng, không tán đồng, câu nói đúng, câu nói sai, câu nói vừa đúng vừa sai,...).
II. THÂN BÀI
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng:
Nghĩa đen: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nghĩa là mọi thứ đặt gần mực thì sẽ dần bị nhiễm màu đen giống màu mực. Ngược lại những thứ đặt gần ánh đèn, được ánh sáng chiếu rọi tới thì sáng lên.
Nghĩa bóng: được hiểu là những người thường tiếp xúc hoặc sống trong môi trường không lành mạnh thì nhân cách sẽ trở nên xấu đi, còn những người sống trong môi trường tốt sẽ trở nên tốt đẹp.
Nêu nhận định, suy nghĩ của em về câu nói: (bài này nhận định câu nói đúng nhưng chưa hoàn toàn chính xác)
Giải thích về mặt đúng của câu gần mực thì đen gần đèn thì sáng:
Giải thích câu nói đúng ở đâu? Vì sao đúng? Người thường tiếp xúc với cái xấu mà không có tâm lí vững vàng thường dễ bị đồng hóa, lôi kéo, nhiễm thói hư tật xấu (đặc biệt ở những đối tượng vị thành niên).
Biểu hiện:
Những người vốn dĩ rất tốt nhưng tiếp xúc với môi trường thiếu lành mạnh trở nên xấu đi. (dẫn chứng)
Những người vốn dĩ có nhiều thói quen xấu nhưng được tiếp xúc, sinh hoạt trong môi trường lành mạnh trở nên tốt hơn. (dẫn chứng)
Lưu ý: có thể cho ví dụ cụ thể về một vài đối tượng mà em biết như danh nhân hay người xung quanh hàng xóm, bạn bè, người thân,... để làm sáng tỏ luận điểm.
Giải thích mặt chưa đúng của câu tục ngữ gần mực thì đen gần đèn thì rạng:
Câu nói chưa đúng ở đâu? Vì sao? Những người giàu bản lĩnh, được trang bị tâm lý vững vàng dù họ có sống, sinh hoạt hay tiếp xúc với môi trường nào vẫn giữ nguyên bản tính vốn có.
Biểu hiện:
Không phải bất cứ ai tiếp xúc với cái xấu cũng trở thành người xấu. (dẫn chứng)
Không phải ai sống trong môi trường lành mạnh đều là người tốt. (dẫn chứng)
III. KẾT BÀI
Khẳng định lại suy nghĩ, nhận định về câu nói trên (nhìn chung, câu tục ngữ này đúng, tuy nhiên vẫn chưa hoàn thiện, chưa hoàn toàn đúng với mọi trường hợp,...) Đưa ra phương hướng, quyết tâm.
I. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
– Nghĩa bóng:
+ Mực là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen
+ Đèn là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng
– Nghĩa đen:
+ Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy
+ Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng
2. Những biểu hiện về câu tục ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng
- Những đứa trẻ hư chơi với nhau sẽ hư, chơi với những đứa trẻ hư sẽ trở nên hư hỏng
- Những đứa trẻ tốt, sáng sủa chơi với nhau thì chỉ có tốt đẹp và sáng hơn
- Những đứa trẻ xấu khi chơi với những đứa trẻ tốt cũng sẽ trở nên tốt đẹp
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sán