Phong cách ngôn ngữ báo chí được dùng trong những loại văn bản nào?
A. Trong các văn bản sách giáo khoa, nghiên cứu chuyên sâu…
B. Trong các văn bản hành chính như đơn từ, công văn, báo cáo…
C. Trong các văn bản bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…
D. Trong các văn bản thơ ca, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn…
Dòng nào dưới đây nêu đầy đủ và chính xác các đặc điểm về ngôn ngữ của phong cách ngôn ngữ chính luận?
A. Nhiều từ ngữ chính trị - xã hội; câu văn chuẩn mực, gắn với phán đoán và suy luận logic; các hình ảnh nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.
B. Nhiều từ ngữ chính trị - xã hội; ngữ điệu linh hoạt; các hình thức nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.
C. Câu văn chuẩn mực, gắn với phán đoán và suy luận logic; các hình ảnh nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn; ngữ điệu linh hoạt.
D. Ngữ điệu linh hoạt; nhiều từ ngữ chính trị - xã hội; các hình ảnh nghệ thuật và biện pháp tu từ được sử dụng giúp cho lí lẽ, lập luận thêm hấp dẫn.
Đoạn văn: “Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuân khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề.” Sử dụng cách lập luận phân tích nào?
A. Bình giá
B. Phân loại
C. Liên hệ, đối chiếu
D. Cắt nghĩa
Điển cố được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nào?
A. Phong cách khẩu ngữ sinh hoạt
B. Phong cách ngôn ngữ báo chí
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận
D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Phân tích những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ báo chí thể hiện trong bản tin sau.
Ngày 3-2, tỉnh An Giang long trọng làm lễ đón nhận quyết định của Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia ô Tà Sóc thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn. Đây là di tích cấp quốc gia thứ 15 của tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc là vùng sơn lâm rộng khoáng 5 km2 thuộc núi Giài. Với hệ thống hang động và đường mòn hiểm trở, từ năm 1962 đến 1967, nơi đây là căn cứ của Tỉnh uỷ An Giang, sau dó là căn cứ dự phòng của tỉnh...
(Lâm Điển, báo Lao động, số 35 – 2004)
Sự khác nhau trong ngôn ngữ thơ ở 2 bài thơ “Tự tình” và “Chiều hôm nhớ nhà” tạo nên sự khác nhau về phong cách của 2 nhà thơ, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Nội dung của đoạn văn sau là gì?
“Vấn đề chính có lẽ là ở chỗ những hạn chế trong khuân khổ vật chất tạo nên bản thân cuốn sách truyền thống. Hiểu một cách thuần túy, sách chỉ là những tờ giấy, trên đó bằng cách này hay cách khác, thông qua ngôn ngữ được coi là những hệ thống tín hiệu, những ý nghĩ, thông tin được truyền đạt cho một đối tượng và đối tượng ấy sẽ nhận thức được vấn đề.”
A. Cấu tạo của sách.
B. Lợi ích của sách.
C. Hạn chế của sách.
D. Đặc điểm của sách.
Tìm một câu tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...) đã học, đối chiếu với câu tự dịch ra tiếng Việt, so sánh, phân tích để đi đến kết luận: tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp, tiếng Nga,...) thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Đánh dấu vào lời giải thích đúng khái niệm ngữ cảnh
Ngữ cảnh là những câu văn đi trước và những câu văn đi sau một câu văn nào đó
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung ý nghĩa của lời nói.
Ngữ cảnh là hoàn cảnh khách quan được nói đến trong câu.
Ngữ cảnh là hoàn cảnh ngôn ngữ vào một thời kỳ nhất định.