Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
A Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam.
D. Đặt ở đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.
Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó.
A. Chiều chuyển động của thanh nam châm đặt ở điểm đó
B. Hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó
C. Hướng của lực từ tác dụng lên một vụn sắt đặt tại điểm đó
D. Hướng của dòng điện trong dây dẫn đặt tại điểm đó
Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?
A. Dây dẫn hút nam chậm lại gần nó.
B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.
C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song vói nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu
D. Dòng diện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn
Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn AB , phát biểu nào sau đây là đúng
A. Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam - Bắc , trong dây dẫn có dòng điện
B.Kim nam châm lệch khỏi hướng Nam – Bắc do từ trường của Trái Đất
C. Kim nam châm vẫn định hướng Nam – Bắc , trong dây dẫn có dòng điện
D. Kim nam châm vẫn định hướng Nam – Bắc , do dây dẫn đẩy
Có hai thanh kim loại A và B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm ?
A. Đưa thanh A lại gần B, nếu A hút B thì A là nam châm.
B. Đưa thanh A lại gần B, nếu A dẩy B thì A là nam châm.
C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loai rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc Nam thì đó là nam châm.
D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.
Câu 1 : Trường hợp nào dưới đây có tác dụng của từ trường ?
A. Dây dẫn nóng lên khi có dòng điện đi qua
B. Dòng điện trong cuộn dây làm kim la bàn bị lệch khỏi hướng Nam - Bắc địa lí.
C. Dòng điện có thể phân tích muối đồng và giải phóng đồng nguyên chất.
D. Dòng điện có thể gây co giật
Câu 2 : Để tạo ra từ phổ của ống dây, người ta cần dùng :
A. ống dây, mạt sắt, bút dạ.
B. ống dây, nguồn điện, mạt sắt.
C. nam châm, lõi sắt non, la bàn.
D. nam châm, các vật bằng sắt, la bàn.
Câu 3 : Thông số kĩ thuật của một bàn là có ghi : 220W - 1500W. Khi bàn là hoạt động bình thường, cường độ dòng điện và điện trở của bàn là
A. I = 6,82A, R= 32,3Ω
B. I = 0,682A, R = 323Ω
C. I = 0,15A, R = 68,2Ω
D. I = 3,23A, R = 68,2Ω
Câu 4 : Chọn phát biểu sai dưới đây
A. Các đường sức từ của thanh nam châm cùng đi vào từ cực Nam và đi ra từ cực Bắc.
B. Đường sức từ bên ngoài thanh nam châm có chiều đi từ cực Nam sang cực Bắc.
C. Chỗ các đường sức từ dày thì từ trường mạnh
D. Càng gần nam châm các đường sức từ càng gần nhau
Câu 5 : Trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua, các đường sức từ có đặc điểm
A. là những đường thẳng song song, cách đều và vuông góc với trục của ống dây
B. là những đường vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây.
C. là những đường thẳng song song, cách đều và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.
D. là những đường thẳng song song, cách đều và hướng từ cực Nam sang cực Bắc của ống dây.
Câu 6 : Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua, ngón tay cái choãi ra chỉ
A. Chiều dòng điện trong ống dây.
B. Chiều của lực từ tác dụng lên nam châm thử.
C. Chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.
D. Chiều chuyển động của kim nam châm đặt gần ống dây.
Giải thích từng đáp án giúp mình nha ! Mình cảm ơn
Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam - Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm?
Một cuộn dây dẫn bằng đồng có thể làm một kim nam châm ở gần nó đổi hướng (từ hướng ban đầu sang một hướng ổn định) trong trường hợp nào dưới đây?
A. Đặt cuộn dây dẫn lại gần kim nam châm hơn.
B. Nối hai đầu cuộn dây dẫn với hai cực của một thanh nam châm.
C. Cho dòng điện một chiều chạy qua cuộn dây.
D. Đặt cuộn dây dẫn ra xa kim nam châm hơn.
Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?
A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.
B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.
C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cục của nam châm thẳng.
D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.