lê thủy tiên

làm sao để có động lực học vậy các bạn ?

lai duc hoang
12 tháng 11 2017 lúc 21:11

vi ;;;;;;;;;; cu co hung la hoc

Phạm Ngọc Na
12 tháng 11 2017 lúc 21:12

có quyết tâm và mục đích , có sự thúc đẩy từ chính nỗ lực của bản thân :)

Premis
12 tháng 11 2017 lúc 21:13

có ước mơ,ý chí và quyết tâm làm một việc gì đó ko bao giờ bỏ cuộc

Trần Thị Huyền Trang
12 tháng 11 2017 lúc 21:14

quyết tâm, ý chí và mục đích thì sẽ có động lực hok ngay đó mà

Nguyễn Thùy Linh
12 tháng 11 2017 lúc 21:17

Bạn cần thích, say mê học môn học đó, sau đó học thật giỏi môn đó vào, vốn đã thích lại càng thích học môn đó. Vậy là bạn đã có động lực học rùi.

p/s : Tuy nói thì dễ nhưng hãy thử cố gắng.

Công Chúa họ Nguyễn
12 tháng 11 2017 lúc 21:18

mục đích

Ahwi
12 tháng 11 2017 lúc 21:18

1. Xác định một mục đích rõ ràng và thực tế mà bạn có thể làm được, phải chắc rằng đó thực sự là mục-đích-của-bạn chứ không phải là mục đích của bố mẹ, người xung quanh hay của số đông. Có thái độ và suy nghĩ tích cực để theo đuổi mục tiêu mà mình đề ra trong việc học, cũng như khi thực hiện kế hoạch.

2. Lên danh sách những yếu tố thúc đẩy bạn học hành: khách quan (nhận được lời khen của bố mẹ, quà thưởng, học bổng…), chủ quan (đạt được trình độ cao cấp trong lĩnh vực mình đang học, thoả mãn sự ham mê tìm hiểu của bản thân...).

3. Tạo một áp lực thời gian cho bản thân khi làm bài tập, nếu không có áp lực về thời gian, bạn sẽ dễ lãng quên nhiệm vụ chính của mình và dần dần mất hứng thú khi bắt tay vào làm. Tốt hơn cả, bạn hãy dán một tờ sk note (tờ giấy dán, thường để ghi chú lên đó) ghi thời hạn chót nộp bài lên lịch, sau đó đánh dấu ngày bạn sẽ bắt đầu tiến hành làm bài cũng trên tờ lịch đó.

4. Nếu bạn thấy bài tập quá nhiều và nặng, hãy chia nhỏ ra làm nhiều phần. Mỗi ngày làm một chút, nhưng phải chắc chắn là mình làm xong chứ không để dồn sang hôm sau.

5. Nếu bạn muốn hoàn thành sớm bài tập thì hãy chọn phần dễ trước, khó sau, chọn làm những phần nào bạn cảm thấy hứng thú hoặc những đề mục nhỏ trước. Việc hoàn thành một cách nhanh chóng những phần như thế sẽ khiến bạn tự tin hơn về khả năng của mình.

6. Nếu cảm thấy khó khăn hoặc khó hiểu ở điểm nào trong bài tập, đừng ngại hỏi giáo viên hoặc người hướng dẫn. Sự giảng giải ngắn gọn của họ sẽ giúp bài tập trở nên dễ hiểu hơn, do đó bạn có thể tiếp tục phát triển bài làm nếu đi đúng hướng, cũng như hạn chế được những sai sót trong quá trình thực hiện.

7. Tìm mối liên hệ giữa những gì bạn đang học/đang làm với những gì bạn sẽ thực hiện trong tương lai.

8. Cố gắng giải quyết những vấn đề cá nhân có thể làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn, nếu không, hãy điều tiết sao cho nó không can thiệp sâu vào việc học.

9. Hạn chế những suy nghĩ hoặc thái độ thiếu tích cực như: chần chừ, chờ đợi may mắn mỉm cười, tự ti… khi học. Hãy nhìn vào những thành công hoặc kết quả mà bạn đạt được, tuy nhỏ thôi, nhưng nó có thể thay đổi thái độ của bạn đấy.

10. Mỗi khi hoàn thành xong một phần bài tập đề ra, bạn hãy tự thưởng cho mình nhé. Một que kem, thanh kẹo, một giờ nghe nhạc hoặc xem phim… vừa khiến đầu óc bạn thoải mái hơn, vừa duy trì được sự nhiệt tình trong bạn. Đừng nghĩ đến những gì chưa hoàn thành, hãy hài lòng với những gì mình đã hoàn thành bạn nhé!

tran thu trang
12 tháng 11 2017 lúc 21:20

ngồi bên cạnh người mình thích

Lê Hải Đăng
13 tháng 11 2017 lúc 20:55

thích thì học tùy từng lúc hâm hâm dở dở


Các câu hỏi tương tự
Demo ãcbe
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Mai
Xem chi tiết
Lê Trần Quỳnh Anh
Xem chi tiết
sư tử cá tính
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Thảo Hà
Xem chi tiết
Nezuko Tamado
Xem chi tiết
free fire
Xem chi tiết
Vũ Thị Lan Phương
Xem chi tiết