Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngô Cao Phúc

Làm ơn trả lời nhanh đang cần gấp trong ngày hôm nay
Cho câu chủ đề “Bài thơ “Cảnh khuya” đã thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác”.

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 8-10 câu) triển khai câu chủ đề trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép điệp ngữ (gạch chân và chú thích rõ)?

Trịnh Lê Chúc An
26 tháng 7 2021 lúc 14:41

eiiiiiiiiii:)))))))

Khách vãng lai đã xóa
Đỗ Đức Minh
28 tháng 7 2021 lúc 20:25

ai làm thế bạn ei :)))\

Khách vãng lai đã xóa
học viện ma vương +(team...
29 tháng 7 2021 lúc 12:19

???????

Khách vãng lai đã xóa

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh khuya: Hồ Chí Minh, người cha già kính yêu của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam. Người không chỉ là một danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất của nền văn học nước nhà. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, năm 1947, Bác đã sáng tác bài thơ “Cảnh khuya”

2. Thân bài 

Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ, hoàn cảnh lịch sử đất nước: Vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, đất nước ta đang bước vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đứng trước muôn vàn khó khăn. Bức tranh thiên nhiên đêm khuya nơi bác đang hoạt động cách mạng: Khung cảnh thiên nhiên hiện lên thật sinh động, huyền ảo và đầy chất trữ tình lãng mạn. Trong không gian thanh tĩnh của đêm khuya, tiếng suối chảy róc rách được Bác ví như tiếng hát trong trẻo và vang vọng từ xa vọng lại Tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác: Trong khung cảnh ấy, là một người nhạy cảm và tâm hồn rung động trước cái đẹp, làm sao Hồ Chí Minh có thể hờ hững cho được. Ngay cả trong đêm khuya, nơi mọi thứ chỉ một màu đen trắng nhưng khung cảnh thiên nhiên vẫn rất sinh động Lòng yêu nước sâu nặng và nỗi lo nước nhà của Bác: Đêm đã khuya nhưng Bác chưa ngủ được, bởi bác còn đang đau đáu nỗi lo nước nhà, việc nước việc quân vẫn đang chờ trực. Là một vị lãnh tụ của cả dân tộc, Bác mang trên vai mình trọng trách lớn lao và nặng nề nhất 

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của bài thơ: Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh là một trong những bài thơ về ánh trăng hay nhất của Bác. Cảnh khuya trong bài thơ hiện lên rất sống động và thơ mộng, thể hiện tình yêu thiên nhên của Bác cũng như nỗi lòng yêu nước sâu nặng

                                                             Bài làm:

Hồ Chí Minh, người cha già kính yêu của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước Việt Nam. Người không chỉ là một danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất của nền văn học nước nhà. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, năm 1947, Bác đã sáng tác bài thơ “Cảnh khuya” mang đến cho người đọc bức tranh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc, đồng thời cảm nhận được nỗi lo nước nhà của Bác.

Vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, đất nước ta đang bước vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đứng trước muôn vàn khó khăn. Mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiên đêm khuya của núi rừng Pác Pó – nơi Bác đang hoạt động cách mạng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Khung cảnh thiên nhiên hiện lên thật sinh động, huyền ảo và đầy chất trữ tình lãng mạn. Trong không gian thanh tĩnh của đêm khuya, tiếng suối chảy róc rách được Bác ví như tiếng hát trong trẻo và vang vọng từ xa vọng lại. Hình ảnh ánh trăng kết hợp với bóng cây cổ thụ tạo nên sự giao hòa, hòa hợp của thiên nhiên. Từ “lồng” đã biểu thị rõ sự đan xen, hòa quyện với nhau của cảnh vật, ánh trăng soi xuống cây cổ thụ, rồi bóng của cây cổ thụ lại tạo thành những bông hoa, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, huyễn hoặc. Trong khung cảnh ấy, là một người nhạy cảm và tâm hồn rung động trước cái đẹp, làm sao Hồ Chí Minh có thể hờ hững cho được. Ngay cả trong đêm khuya, nơi mọi thứ chỉ một màu đen trắng nhưng khung cảnh thiên nhiên vẫn rất sinh động, có sức hút như tranh vẽ đối với người đọc. Bức tranh thiên nhiên ấy đã phần nào cho thấy tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác Hồ, đối với Người, ánh trăng núi rừng chính là người bạn tri kỉ, cùng thức với Bác trong đêm khuya núi rừng Việt Bắc. Bên cạnh khung cảnh đêm khuya, tấm lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ cũng được hiện lên rất rõ nét:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Chính tác giả cũng cảm nhận cảnh khuya như một bức tranh vẽ, bởi nó quá thơ mộng, sự tuyệt diệu của thiên nhiên trước mắt con người đã khiến người đọc cả giác ma mị, thơ mộng. Đêm đã khuya nhưng Bác chưa ngủ được, bởi bác còn đang đau đáu nỗi lo nước nhà, việc nước việc quân vẫn đang chờ trực. Là một vị lãnh tụ của cả dân tộc, Bác mang trên vai mình trọng trách lớn lao và nặng nề nhất. Trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy, cách mạng khó khăn, Bác làm sao có thể ngủ được khi việc nước chưa yên. Trong đêm khuya, ánh trăng lặng lẽ cùng tiếng suối vang vọng kết hợp với tâm trạng đầy lo âu một cách khăng khít và tự nhiên nhất.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh là một trong những bài thơ về ánh trăng hay nhất của Bác. Cảnh khuya trong bài thơ hiện lên rất sống động và thơ mộng, thể hiện tình yêu thiên nhên của Bác cũng như nỗi lòng yêu nước sâu nặng. Đó chính là bức chân dung về một người chiến sĩ cách mạng, vị lãnh tụ vĩ đại dâng hiến hết mình cho sư nghiệp của dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
miner ro
Xem chi tiết
HsKhánh Linh
Xem chi tiết
Minh Thông Hoàng
Xem chi tiết
Đỗ Hương Giang
Xem chi tiết
AnhKy Vu
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Phúc
Xem chi tiết
Lưu Thảo Hân
Xem chi tiết
Bùi Minh Chính
Xem chi tiết
Bùi Minh Chính
Xem chi tiết