Thiết kế ngôi nhà bằng hộp bìa các-tông cũ bằng cách vẽ lại và mô tả rõ hình dạng, đặc điểm của nó.
* Kiểm tra đọc hiểu văn bản kết hợp kiểm tra từ và câu (7 điểm)
Đọc thầm bài “Về thăm bà ” và trả lời câu hỏi.
Về thăm bà
Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ:
- Bà ơi!
Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần.
- Cháu đã về đấy ư?
Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương:
- Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu!
Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ. Bà nhìn cháu, giục:
- Cháu rửa mặt rồi đi nghỉ đi!
Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.
Theo Thạch Lam
Câu 1: M1. Câu nào cho thấy bà của Thanh đã già? (0,5điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ.
B. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ.
C. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 2: M1. Từ ngữ nào dưới đây nói lên tình cảm của bà đối với Thanh? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, giục cháu vào nhà cho khỏi nắng, giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi.
B. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương.
C. Nhìn cháu bằng ánh mắt âu yếm, mến thương, che chở cho cháu.
D. Nhìn cháu bằng ánh mắt thương hại.
Câu 3: M2.Thanh có cảm giác như thế nào khi trở về ngôi nhà của bà? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Có cảm giác thong thả và bình yên.
B. Có cảm giác được bà che chở.
C. Có cảm giác thong thả, bình yên, được bà che chở.
D. Có cảm giác buồn, không được bà che chở
Câu 4: M2. Vì sao Thanh cảm thấy chính bà đang che chở cho mình?(0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Vì Thanh luôn yêu mến, tin tưởng bà.
B. Vì Thanh là khách của bà, được bà chăm sóc, yêu thương.
C. Vì Thanh sống với bà từ nhỏ, luôn yêu mến, tin cậy bà và được bà săn sóc, yêu thương.
D. Vì Thanh yêu bà, thương bà.
Câu 5: M3.Theo em Thanh được nhận những tình cảm gì từ bà?(1 điểm)
Câu 6: M4. Nếu là em, em sẽ nói điều gì với bà?(1 điểm)
Câu 7: M1. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Che chở
B. Yêu thương
C. Thong thả
D. Mát mẻ
Câu 8: M2. Từ “Thanh” trong câu “Lần nào về với bà Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế.” thuộc từ loại nào? (0,5 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
A. Động từ.
B. Danh từ.
C. Tính từ
D. A và C đều đúng.
Câu 9: M3. Hãy đặt câu hỏi có từ nghi vấn “ai” cho câu sau: (1 điểm)
“Bà thôi nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương”
Câu 10: M4.Viết một câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính trung thực. (1 điểm)
Theo em hai nhà khoa học có ân hận với việc làm của mình hay không. Vì sao?
đây là bài dù so trái đất vẫn quay sách tiếng việt tập 2 trang 85 nha
So sánh các câu hỏi trong đoạn văn sau. Em thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn những câu hỏi khác không ? Vì sao ?
Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít. Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đưòng. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì đã xảy ra với ông cụ thế nhỉ ? - Một em trai hỏi. Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi :
- Chắc là cụ bị ốm ?
- Hay cụ đánh mất cái gì ?
- Chúng mình thử hỏi xem đi !
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi :
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
Trong bài thơ có nhiều hình ảnh so sánh và nhân hóa,em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
Hãy đọc bài Sắc màu em yêu rồi trả lời câu hỏi sau:
1. Những sự vật nào mà bạn nhỏ nghĩ đến có màu vàng?
2. Chép lại khổ thơ mà em thích nhất.
3. Em thích hình ảnh trong khổ thơ nào nhất? Vì sao?
Câu 10: Hãy tưởng tượng và ghi lại vắn tắt cốt truyện có liên quan đến các nhân vật: cô giáo kiểm tra bài cũ, bạn Nam không làm được bài, bạn Quang ngồi bên cạnh làm bài say sưa.
Câu 10: Hãy tưởng tượng và ghi lại vắn tắt cốt truyện có liên quan đến các nhân vật: cô giáo kiểm tra bài cũ, bạn Nam không làm được bài, bạn Quang ngồi bên cạnh làm bài say sưa.