Làm bay hơi 500 ml dung dịch FeSO4 thu được 55,6 g tinh thể FeSO4 ngậm 7 phân tử H2O . Tính nồng độ % mol của dung dịch ban đầu.
Làm bay hơi 500 ml dung dịch \(FeSO_4\)thu được 55,6 g tinh thể \(FeSO_4\) ngậm 7 phân tử \(H_2O\). Tính nồng độ % mol của dung dịch ban đầu.
1) Điện phân 500 ml dung dịch KCl 1M tới khi ở anot thoát ra 4,48 lít khí (đktc) thì ngừng điện phân. Thêm dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch còn lại sau điện phân, thu được a gam kết tủa. Tính a.
2) Điện phân 500 ml dung dịch CuCl2 tới khi khối lượng dung dịch giảm mất 27 gam thì ngưng điện phân. Thổi khí H2S dư vào phần dung dịch còn lại sau điện phân, thu được 9,6 gam kết tủa.
Tính khối lượng catot tăng thêm. Tính nồng độ mol của dung dịch trước khi điện phân. Tính điện lượng tiêu tốn.
Xác định khối lượng FeSO4 .7H2O tách ra khi làm lạnh 800 (g) dung dịch FeSO4 ở 30 độ C xuống 10 độ C.Cho biết độ tan của FeSO4 .7h2O ở 30 độ C là 35,93(g) và ở 10 độ C là 21(g)
Hòa tan 15,5g Na2O vào nước đc dung dịch A.
a)Tín nồng độ mol/l của dung dịch A.
b)tính thể tích dung dịch H2SO4 20%,khối lượng riêng là 1,14g/ml cần để trung hòa dung dịch A.
c)Tính nồng độ mol/l của chất có trong dung dịch sau khi trung hòa.
d)Hỏi phải thêm bao nhiêu lit nước vào 2l dung dịch NaOH 1M để thu được dung dịch có nồng độ 0,1M
Có 1 dung dịch muối. Nếu người ta pha thêm 50g dung dịch muối có nồng độ 40% vào dung dịch muối ban đầu thì đung dịch sẽ có nồng độ 60%. Nếu pha loãng dung dịch muối ban đầu bằng 40g nước thì sẽ thu được 1 dung dịch mới có nồng độ muối 50%.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch muối ban đầu.
Cho kim loại R hóa trị 3 tác dụng với 200g dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D. Để trung hòa dung dịch D cần dùng 100ml dung dịch KOH 1M . Biết khối lượng ban đầu của R là 6g
a) xác định R
b) xác định nồng độ % của dung dịch D
c) Tính thể tích dung dịch chứa hổn hợp NaOH 0,3M và KOH 0,2M cần dùng để trung hòa dung dịch D
hòa tan 13g kẽm vào 100mmlit dung dịch hcl,o,5M
a viết pthhh
b tính thể tích khí thoát ra ở đktc
c tính nồng độ mon của dung dịch thu dc sau phản ứng(coi thể tích dung dịch thay đổi k đáng kể so vs dung dịch hcl đã dùng)
Dung dịch A là dung dịch hỗn hợp gồm CuCl2, FeCl2, AlCl3.
Thổi khí NH3 từ từ đến dư vào 250 ml dung dịch A, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 31,3 gam chất rắn B. Cho khí hidro đi qua B đến dư khi đốt nóng, sau phản ứng hoàn toàn, thấy khối lượng chất rắn còn lại là 26,5 gam (chất rắn C).
Mặt khác, cho dung dịch NaOH từ từ đến dư vào 250 ml dung dịch A, lấy kết tủa đem nung (trong điều kiện không có oxi) đến khối lượng không đổi, thu được 22,4 gam chất rắn D.
1) Tính nồng độ mol của dung dịch A.
2) Cho dung dịch AgNO3 dư vào 250ml dung dịch A. Tính số gam kết tủa tạo ra.