Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Danh Trần Châu

làm 1 bài thuyết trình về đoàn kết trong học tập

có thể chép mạng

©ⓢ丶κεη春╰‿╯
15 tháng 3 2018 lúc 16:40

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể Dân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước. Toàn dân đoàn kết bảo vệ, gìn giữ nền độc lập và chủ quyền dân tộc. Họ đã không ngần ngại gian khổ, hi sinh, quyết tâm chống giặc cứu nước. Trải qua mấy nghìn năm, tinh thần ấy không ngừng lớn mạnh trở phẩm chất cao quý của dân tộc.

Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc. Trước hết là khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh, từng bước khôi phục nền kinh tế. Tiếp theo là xây dựng cuộc sống văn hóa tốt đẹp, xã hội phồn vinh, hạnh phúc.

Tinh thần đoàn kết còn thể hiện trong lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa. Đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vượt lên trên nghịch cảnh. Dù còn nhiều khó khăn song tinh thần đoàn kết của dân tộc lúc nào cũng khẳng định được sức mạnh của nó.

Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Trên mặt trận chính trị, nhân dân cả nước đồng lòng chống lại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù đich. Nhân dân đồng lòng nhất quyết không tiếp tay cho mọi hành động đi ngược lại với chủ trương của Đảng và nhà nước. Quyết chí bảo vệ biên cương, biển đảo trước âm mưu xâm chiếm cảu kẻ thù.

Trên mặt trận kinh tế, hợp tác chung tay xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Ra sức thi đua sản xuất, ổn định lương thực, tăng cường xuất khẩu. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ. Giúp đỡ cho đời sống ngư dân sau thảm họa ô nhiễm môi trường biển ở Hà Tĩnh. Cùng người nông dân giải quyết tiêu thụ nông sản, chuyển đổi quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả lao động… Từng bước đưa nước ta tiến lên sánh ngang với các cường quốc năm châu.
:d

Một tập thể lớp được hình thành nên từ rất nhiều thành viên. Mỗi người một tính cách khác nhau. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong tập thể. Tuy nhiên, đôi khi chính sự khác biệt về tính cách, hoàn cảnh sống của mỗi người lại khiến tập thể lớp mất đi sự đoàn kết. Điều đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh như bạn bè chia bè phái, nói xấu nhau, tẩy chay ai đó trong lớp hay đơn giản là chủ nghĩa cá nhân của thành viên trong lớp quá cao dẫn tới hoạt động tập thể không hiệu quả, ganh tỵ, tranh đua nhau…

T.Tùng (lớp 11) nói :“Năm sau là bọn mình ra trường rồi mà lớp chẳng có kỉ niệm nào. Suốt ngày chỉ chia bè phái nói xấu nhau. Nhất là mấy bạn nữ. Mình có cảm giác như họ chỉ muốn kẻ địch biến đi cho khuất mắt. Nhiều khi đến lớp thấy chán ghê. Còn một năm bên nhau nữa thôi nên mình rất muốn mọi người quan tâm, vui vẻ bên nhau để tạo được những kỉ niệm đẹp khi ra trường. Thế nhưng khó quá à”.

Giống như Tùng, nhiều teen khác cũng cảm thấy lớp mình không đoàn kết. Do đó, khi thấy các lớp bên cạnh vui đùa bên nhau mà các bạn ấy thấy "thèm" vô cùng!

“Cấp 2 lớp mình không vui lắm nên mình rất mong lên cấp 3 mọi chuyện sẽ thay đổi. Thế nhưng vì xích mích, ganh ghét lẫn nhau mà lớp cứ tan rã dần khiến mình buồn quá. Ngày lễ 8/3, 20/10, Halloween thấy các lớp bên cạnh tổ chức liên hoan mà thèm thế. Ước gì lớp mình cũng đoàn kết như lớp họ”. bạn T.Thúy khao khát.

Để có thể gắn kết các thành viên trong lớp lại với nhau là điều rất khó nhưng cũng không phải không thể. Vai trò nặng nề này trước hết đặt lên vai các cán bộ lớp. Đó là tiếng nói của lớp nên lời nói của họ sẽ có trọng lượng hơn cả. 

Hiểu rõ nguyên nhân

Trước tiên, để tháo gỡ được nút thắt của vấn đề thì cần phải nắm bắt được nguyên nhân của nó. Do vậy, các bạn cần phải hiểu rõ tại sao lớp lại mất đoàn kết? Có nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như mới vào học cùng nhau nên mọi người còn lạ lẫm, tính cách và môi trường sống khác nhau dẫn tới bất đồng quan điểm: người năng động, người trầm tính, người thích giao tiếp, người lại ít nói, thích thu hẹp mình. Hay ban đầu mới nhập học mọi người thường có xu hướng chơi theo bàn, tổ vì gần nhau. Nếu không có sự gắn kết của các cán bộ lớp thì lớp dễ dẫn tới tình trạng mạnh nhóm nào nhóm ấy chơi. Không ít trường hợp nguyên nhân lại rơi vào một số thành viên cá biệt trong lớp như một cô bạn xinh, học giỏi nhưng kiêu nên bị mọi người ghét, thế là chia bè chia phái, công kích “đá đểu” nhau. Họ cũng không ngại thể hiện sự công khai không ưa nhau nên lớp biến thành những chiến tuyến của những kẻ đối đầu với nhau…

Cách làm cho lớp mình đoàn kết lại

Cán bộ lớp – những người lãnh đạo hoạt động của lớp phải là người có năng lực và thành tích học tập tốt. Chỉ có như vậy, mới có thể trở thành tấm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Lời nói nhờ đó cũng có trọng lượng hơn. Các thành viên sẽ lắng nghe ý kiến của bạn khi bạn tin tưởng ở năng lực của bạn.

Tiếp đó, ban cán sự lớp cũng cần phải hiểu rõ nguyện vọng của các thành viên trong lớp như muốn đoàn kết nhau lại, muốn giảng hòa mâu thuẫn, muốn bên sai phải xin lỗi hay đơn giản là muốn cả lớp cùng tham gia vào một trò chơi tập thể hay một chuyến du lịch…

Đồng thời, cũng phải khiến cho các thành viên trong lớp cảm thấy giá trị của mình. Không nên để ai trong tình trạng bị cả lớp ghét bỏ, kì thị, không chơi cùng. Khi mọi người nhận ra vai trò của mình trong một tập thể, họ sẽ ý thức được trách nhiệm của mình hơn.

Thành viên trong lớp đều phải có trách nhiệm với phong trào lớp. Lớp chỉ thực sự đoàn kết khi mọi người hiểu nhau. Do đó, hãy xóa bỏ hết những hiểu nhầm bằng một cuộc nói chuyện thẳng thắn. Hãy nói cho bạn bè mình biết điểm xấu của họ để họ sửa đổi và ngược lại các bạn cũng phải lắng nghe ý kiến từ những người khác nữa. Có như vậy, mọi chuyện mới được giải quyết.

Cũng đừng quên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như đi tham quan, trò chơi để các thành viên có cơ hội hiểu và gắn kết với nhau hơn.
 

Tháng năm học trò là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người. Khoảng thời gian lưu giữ những kỉ niệm đáng nhớ nhất, đáng trân trọng nhất.

Hoàng Phú Huy
15 tháng 3 2018 lúc 16:46

Một tập thể lớp được hình thành nên từ rất nhiều thành viên. Mỗi người một tính cách khác nhau. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong tập thể. Tuy nhiên, đôi khi chính sự khác biệt về tính cách, hoàn cảnh sống của mỗi người lại khiến tập thể lớp mất đi sự đoàn kết. Điều đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh như bạn bè chia bè phái, nói xấu nhau, tẩy chay ai đó trong lớp hay đơn giản là chủ nghĩa cá nhân của thành viên trong lớp quá cao dẫn tới hoạt động tập thể không hiệu quả, ganh tỵ, tranh đua nhau…


Các câu hỏi tương tự
Phạm Minh Hiền Tạ
Xem chi tiết
Anh Đông
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thục Uyên
Xem chi tiết
Hoài Ngân Đặng
Xem chi tiết
Phạm Khánh Linh
Xem chi tiết
Thỏ Đỗ
Xem chi tiết
Marry Trang
Xem chi tiết
Phạm Thị Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Khi bạn cần
Xem chi tiết