Độ dài của một chuỗi gồm một triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau là: 1000000 x 0,00000023 = 0,23mm.
Độ dài của một chuỗi gồm một triệu phân tử này đứng nối tiếp nhau là: 1000000 x 0,00000023 = 0,23mm.
Xếp 100 triệu phân tử của một chất nối liền nhau thành một hàng thì cũng chưa dài đến 2cm. Điều này cho thấy kích thước của phân tử:
A. cỡ 2 . 10 - 6 cm
B. lớn hơn 2 . 10 - 7 cm
C. nhỏ hơn 2 . 10 - 8 cm
D. từ 2 . 10 - 7 cm đến 2 . 10 - 6 cm
khi nhiệt độ của 1 miếng đồng tăng thì đại lượng nào sau đây của vật thay đổi và thay đổi như thế nào: kích thước của mỗi phân tử, số phân tử chất cấu tạo nên vật, khoảng cách giữa các phân tử chất, khối lượng, trọng lượng. thể tích, khối lượng riêng, trọng lượng riêng
Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Hỏi câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước là đúng?
A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.
B. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.
C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước.
D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong nước nhỏ hơn
Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì
A. kích thước mỗi phân tử khí giảm
B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm
C. Khối lượng mỗi phân tử giảm
D. Số phân tử khí giảm
Mỗi phân tử nước gồm 1 nguyên tử ôxi và 2 nguyên tử hiđrô. Khối lượng của nguyên tử hiđrô là 1 , 67 . 10 - 27 kg , khối lượng của nguyên tử ôxi là 26 , 56 . 10 - 27 kg. Số phân tử nước trong 1 gam nước là
A. 2 , 5 . 10 24 phân tử.
B. 3 , 34 . 10 22 phân tử.
C. 1 , 8 . 10 20 phân tử.
D. 4 . 10 21 phân tử.
Giải đáp ô chữ:
Hàng ngang
1. Tên của một vật được dùng trong thí nghiệm của Bơ –rao.
2. Tên một tính chất của chuyển động của các nguyên tử, phân tử.
3. Các phân tử của chất này chuyển động hoàn toàn hỗn độn về mọi phía.
4. Nhờ có cái này mà phân tử các chất có thể khuếch tán vào nhau.
5. Hiện tượng này xảy ra được là nhờ các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng và giữa chúng có khoảng cách.
6. Tên gọi hạt chất cấu tạo nên phân tử.
Hàng dọc bôi sẫm: Tên gọi một loại hạt cấu tạo nên các vật.
Trên lí thuyết, người ta tính được tốc độ trung bình của các phân tử không khí trong phòng khoảng 500 m/s. Tốc độ này gấp đôi tốc độ của máy bay Bô-ing 747. Hãy giải thích
Tính chất nào sau đây không phải là nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động hỗn độn không ngừng.
B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.
C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 41. Tính chất chuyển động nhiệt của các hạt phân tử, nguyên tử của một chất khí không có tính chất nào sau đây ?
A. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi.
B. Các phân tử khí chuyển động hỗn độn..
C. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn.
D. Khi chuyển động các phân tử có thể va chạm nhau.
Câu 42. Trong thí nghiệm của Brown, nguyên nhân nào khiến cho các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng?
A. Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng va chạm vào các hạt phấn hoa từ mọi phía.
B. Vì các hạt phấn hoa đều rất nhỏ nên chúng tự chuyển động hỗn độn không ngừng giống như các phân tử.
C. Vì giữa các hạt phấn hoa có khoảng cách.
D. Vì các hạt phấn hoa được thả lỏng trong nước.
Câu 43. Điều kiện để hiện tượng khuếch tán xảy ra trong một chất khí là
A. nồng độ phân tử trong khối khí không đồng đều.
B. có sự chênh lệch nhiệt độ trong khối khí..
C. vận tốc các phân tử khí không như nhau.
D. khối khí được nung nóng.
NHIỆT NĂNG
Câu 44. Nhiệt năng của một vật là:
A. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Thế năng của vật
C. Động năng của vật.
D. Cơ năng của vật.
Câu 25. Nhiệt độ của vật càng cao thì:
A. Nhiệt năng của vật càng lớn. B. Động năng của vật càng lớn.
C. Thế năng của vật càng lớn. D. Nhiệt năng không đổi.
Câu 25. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng cách. Chọn đáp án đúng nhất:
A. Thực hiện công, truyền nhiệt hoặc đồng thời cả 2.
B. Thực hiện công.
C. Truyền nhiệt
D. Nhiệt năng của vật không thay đổi được.
Câu 45.Đơn vị của nhiệt năng là:
A. J (Jun). B. N (Niuton)
C. W (oát) D. kWh (kilo-oat-gio)
Câu 46. Các hạt phân tử của vật chuyển động càng chậm thì:
A. Nhiệt năng của vật càng nhỏ B. Động năng của vật càng nhỏ
C. Thế năng của vật càng nhỏ D. Nhiệt năng của vật càng lớn
Câu 47. Để làm thay đổi nhiệt năng của một đồng xu bằng cách thực hiện công. Một bạn học sinh đã làm như sau. Trường hợp nào đúng?
A. Dùng búa đập liên tục vào đồng xu trong một khoảng thời gian.
B. Cho đồng xu vào tủ lạnh.
C. Cho đồng xu vào bếp lò.
D. Mang đồng xu ra phơi nắng.
Câu 48. Để làm thay đổi nhiệt năng của một đồng xu bằng cách truyền nhiệt. Một bạn học sinh đã làm như sau. Trường hợp nào đúng?
A. Mang đồng xu ra phơi nắng. B. Lấy búa đập vào đồng xu
C. Mang đồng xu ra mài. D. Mang đồng xu ra cưa
Câu 49. Câu nào nói về nhiệt lượng của một vật là không đúng?
A. là một dạng năng lượng.
B. là phần nhiệt năng vật nhận thêm được khi truyền nhiệt
C. là phần nhiệt năng vật mất bớt đi khi truyền nhiệt
D. là phần nhiệt năng vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 50. Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào em đã được học?
A. Nhiệt năng, thế năng, động năng. B. Nhiệt năng
C. Thế năng, động năng D. Thế năng, động năng, nhiệt lượng.
Câu 51. Nhiệt năng của một miếng sắt giảm khi:
A. chuyển động nhiệt của các hạt nguyên tử sắt chậm lại.
B. lấy búa đập liên tục vào miếng sắt.
C. chuyển động nhiệt của các hạt nguyên tử sắt tăng lên.
D. Cho miếng sắt vào lò, nung trong một khoảng thời gian.
DẪN NHIỆT
Câu 52. Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của
A. chất rắn. B. chất lỏng. C. chất khí. D. chân không.
Câu 53. Chọn câu sai.
A. Chân không dẫn nhiệt kém. B. Kim loại dẫn nhiệt tốt.
C. Chất lỏng dẫn nhiệt kém. D. Chất khí dẫn nhiệt kém.
Câu 54. Sự dẫn nhiệt chỉ có thể xảy ra giữa hai vật rắn khi
A. hai vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc với nhau.
B. hai vật có khối lượng khác nhau.
C. hai vật có nhiệt độ khác nhau.
D. hai vật có khối lượng khác nhau, tiếp xúc với nhau.
Câu 55. Nhúng một đầu thìa kim loại vào nước sôi như hình vẽ. Một thời gian sau, phần cán của chiếc thìa nóng lên do hình thức truyền nhiệt chủ yếu là
A. dẫn nhiệt. B. đối lưu. C. bức xạ nhiệt. D. sự nở vì nhiệt.
Câu 56. Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền
A. từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
B. từ vật có nhiệt độ thấp sang vật có nhiệt độ cao hơn.
C. từ vật có nhiệt năng cao sang vật có nhiệt năng thấp hơn.
D. từ vật có nhiệt năng thấp sang vật có nhiệt năng cao hơn.
Câu 57. Thứ tự dẫn nhiệt từ tốt đến kém là
A. đồng, nước, không khí. B. đồng, không khí, nước.
C. không khí, nước, đồng. D. không khí, đồng, nước.
Câu 58. Khi một ống nghiệm bằng thủy tinh được đốt nóng ở phần trên, nước phần này sôi nhưng nước đá ở đáy ống nghiệm nóng chảy rất chậm (hình vẽ). Điều này chứng tỏ
A. nước dẫn nhiệt kém. B. nước đá dẫn nhiệt tốt.
C. thủy tinh dẫn nhiệt tốt. D. lưới là vật dẫn nhiệt kém.
Câu 59. Ở xứ lạnh, người ta thường làm cửa sổ có hai hay ba lớp kính vì
A. không khí giữa hai tấm kính cách nhiệt tốt làm giảm sự mất nhiệt trong nhà.
B. không khí giữa hai lớp kính xảy ra hiện tượng dẫn nhiệt nên làm nóng không khí trong nhà.
C. không khí giữa hai lớp kính xảy ra hiện tượng đối lưu nên không làm mất nhiệt trong nhà.
D. không khí giữa hai lớp kính dẫn nhiệt từ môi trường truyền vào nhà làm nhà ấm lên.
Câu 60. Xoong, nồi thường làm bằng kim loại còn bát, đĩa thường làm bằng sành sứ vì
A. kim loại dẫn nhiệt tốt, sành sứ dẫn nhiệt kém.
B. kim loại dẫn nhiệt kém, sành sứ dẫn nhiệt tốt.
C. cả kim loại và sành sứ đều dẫn nhiệt tốt.
D. cả kim loại và sành sứ đều dẫn nhiệt kém
Câu 61. Ở các nước xứ lạnh, người ta thường dùng lò sưởi điện để sưởi ấm phòng trong mùa đông. Sơ đồ hình bên cho biết thông tin về sự mất nhiệt của một căn phòng thông thường : 94% nhiệt tỏa ra từ lò sưởi sẽ bị truyền qua tường, trần nhà, sàn nhà, các cửa sổ và cửa ra vào.
Nhiệt có thể được truyền đi bằng dẫn nhiệt trong tình huống sau :
A. Qua trần nhà.
B. Từ lò sưởi tới trần nhà.
C. Từ trần nhà tới mái nhà.
D. Từ lò sưởi tới cửa ra vào.