Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
_____Teexu_____  Cosplay...

Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long , triều đình nhà Trần đã thực hiện chủ chương gì ?

[ Sử 7 ] 

KAITO KID
3 tháng 12 2018 lúc 19:29
Thăng Long với kế sách “thanh dã” trong chống giặc ngoại xâm

“Thanh dã” (với nghĩa: vườn không, nhà trống) là một trong những kế sách chống giặc ngoại xâm của  cha ông ta, được vận dụng khá phổ biến và hết sức tài tình trong sự nghiệp giữ nước. Nhìn lại lịch sử đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta, nhất là trong một ngàn năm Thăng Long, chúng ta thấy một vấn đề nổi lên, trở thành quy luật, đó là: dân tộc ta luôn  phải đương đầu với quân xâm lược có tiềm lực quân sự hơn hẳn. Vì thế, để thắng địch, cha ông ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ đánh địch bằng tinh thần và lực lượng của cả nước, mà còn bằng “mưu, kế, thế trận”, trong đó có kế sách “thanh dã”. Với kế sách này, cha ông ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của đạo quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội,  sức mạnh chiến đấu suy giảm. Do đó, chúng thường sử dụng chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, “biến nước bị xâm lược thành nơi cung cấp hậu cần tại chỗ cho đội quân chiếm đóng”. Thực hiện kế sách “thanh dã” kết hợp với cách đánh giặc sáng tạo của chiến tranh toàn dân, toàn diện (phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật …), phá vỡ âm mưu chiến lược nêu trên của địch, đẩy địch vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công, giải phóng đất nước. Thăng Long-Hà Nội là nơi đã từng sử dụng kế sách “ thanh dã” chống lại các cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn của cả vua chúa phong kiến phương Bắc lẫn chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây một cách mẫu mực trong lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

 

Thăng Long với kế sách “ thanh dã trong ba cuộc chiến tranh chống Mông-Nguyên (thế kỷ 13). Trong ba cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt (1258, 1285 và 1288), quân Mông-Nguyên đều xác định Thăng Long là mục tiêu chủ yếu. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì Thăng Long là kinh đô của nước Đại Việt. Nhưng, có một điều chúng không bao giờ hiểu, nằm ngoài dự liệu của chúng, là ngay cả khi chiếm được Thăng Long, chúng vẫn không thể kết thúc chiến tranh, tức là không thể hoàn thành chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh”, không diệt được đại quân ta, không bắt được vương triều Trần, không đạt được mục đích chiến tranh xâm lược. Chúng hy vọng Thăng Long địa hình bằng phẳng, sẽ là nơi quyết chiến chiến lược, và với đội kỵ binh thiện chiến có sức đột kích nhanh và mạnh, chúng có thể đánh tan được đại quân nhà Trần như đã từng làm với những quốc gia bị chúng xâm lược trước đó ở châu Âu, Bắc Á và gần nhất là nhà Tống (Trung Quốc). Nhưng chúng đã lầm và hoàn toàn bị hẫng hụt khi Thăng Long mà chúng chiếm được chỉ là một tòa thành trống rỗng, không thấy bóng một người dân, họa chăng chỉ còn lại mấy tên sứ giả của Nguyên triều bị trói gô vứt nơi cửa khuyết. Chiếm được Thăng Long, không những không đạt được mục đích, mà ở đây, chúng phải đương đầu với một “kẻ địch mới”, đó là cái đói, cái nóng, ốm đau, bệnh tật... Kế sách “thanh dã” mà triều Trần tiến hành trong ba cuộc kháng chiến chống xâm lược ở thế kỷ 13 đã phát huy tác dụng, hỗ trợ đắc lực cho cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện.

 

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất (năm 1258), sau khi chiếm được thành Thăng Long, quân Mông Cổ chỉ đóng quân được ở đây trong không đầy nửa tháng. Bởi hưởng ứng và thực hiện mệnh lệnh của triều đình, nhân dân kinh thành đã dùng kế “thanh dã” khiến quân địch rất khó cướp được lương thực; trong lúc lương thực mang theo để nuôi quân cứ cạn dần, giặc bị rơi vào tình trạng thiếu lương, lại không quen thủy thổ, quân lính đau ốm nhiều… Trong khi đó, quân và dân nhà Trần không ngừng tiến hành  những trận đánh nhỏ, lẻ; ngày đêm tập kích và phục kích đồn trại giặc; đột nhập, đốt phá các kho lương, kho cỏ ngựa của giặc và ra sức chuẩn bị phản công. Rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai không có cách gì hơn là định ngày lui quân.Tuy nhiên, để vớt vát sĩ diện, hắn sai sứ giả đến dinh quân ta đóng ở hạ lưu sông Hồng để nói chuyện giảng hòa. Biết giặc đã vào thế cùng quẫn, nhà Trần tận dụng thời cơ, tiến hành tổng phản công, đánh mạnh vào doanh trại giặc ở Đông Bộ Đầu và truy kích giặc trên đường rút chạy. Đáng chú ý, khi chúng chạy đến trại Quy Hóa (Yên Bái), Trại chủ người Mường là Hà Bổng đem quân đón đánh, quân giặc thua to.

 

Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược lần thứ 2 (năm 1285), mặc dù nhà Trần đã lập nhiều phòng tuyến để ngăn giặc từ biên giới đến sông Vạn Kiếp, nhưng vì thế giặc quá mạnh nên không thể ngăn nổi, và chúng chiếm Thăng Long lần thứ 2. Vận dụng bài học chống giặc trong cuộc kháng chiến lần trước, trước khi rời khỏi Thăng Long, triều đình nhà Trần đã cho tiêu hủy những của cải, lương thực không thể mang theo; đồng thời, yết bảng ở khắp nơi kẻ chợ và thôn quê, chỉ rõ rằng: phàm các châu huyện trong nước, nếu có giặc ngoài đến nên liều chết mà đánh, hoặc sức chống cự không nổi thì phải trốn vào trong rừng, không được đầu hàng... Hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình, ở Thăng Long và các  vùng địch chiếm đóng, nhân dân ta thực hiện kế sách “thanh dã”, triệt nguồn lương thực tại chỗ của chúng. Cùng với đó, ở các vùng sau lưng địch, các đội dân binh phối hợp chặt chẽ với một bộ phận phân tán tại chỗ của quân triều đình, ngày đêm hoạt động ráo riết, liên tiếp đánh vào các căn cứ đóng quân và các đội đi cướp lương, gây cho địch nhiều tổn thất. Đặc biệt, quân và dân Thăng Long đã hoạt động ráo riết, tiến công lực lượng vận chuyển lương thảo giữa đại bản doanh của địch với hậu phương chiến lược của chúng; tập kích các mục tiêu của địch trong kinh thành và chặn đánh quân địch nống ra ngoài để càn quét và cướp lương thảo… Thời tiết chuyển dần sang mùa hè làm cho quân lính phương Bắc phát sinh ốm đau, bệnh tật ngày càng nhiều. Bằng cuộc rút lui chiến lược tài tình, cùng kế “thanh dã” và sức mạnh kháng chiến của cả nước, quân và dân nhà Trần không những bảo toàn và phát triển được lực lượng kháng chiến mà còn dần đẩy địch vào thế yếu, lực suy, từ đó tạo ra thời cơ thực hành phản công chiến lược. Do đó, chỉ trong vòng 2 tháng, kinh đô Thăng Long một lần nữa lại được giải phóng hoàn toàn khỏi ách chiếm đóng của quân Nguyên-Mông.

 

Đổ lỗi cho hai lần xâm lược Đại Việt bị thất bại là do chuẩn bị hậu cần không chu đáo, nên khi tiến hành chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ ba (1288), Hoàng đế nước Nguyên là Hốt Tất Liệt đã cho chuẩn bị chiến tranh khá kỹ. Hắn hạ chiếu phát quân Mông Cổ và quân Hán ở ba tỉnh Giang Hoài, Giang Tây, Hồ Quảng 7 vạn người, 500 chiến thuyền, cùng 7.000 binh ở Vân Nam, 1 vạn 5.000 lê binh ở bốn châu (Nhai, Quỳnh, Đạm, Vạn) và quân của các châu khác, đưa tổng số quân lên đến 30 vạn; lại sai Vạn hộ Trương Văn Hổ chở 17 vạn thạch lương;  dưới sự tổng chỉ huy của Trấn Nam Vương Thoát Hoan sang xâm lược nước ta. Nhà Trần đã chuẩn bị khá chu đáo cả tinh thần lẫn lực lượng cho cuộc kháng chiến, nhưng trước thế giặc mạnh, Bộ chỉ huy kháng chiến nhà Trần đã chủ trương và dùng phục binh ngăn chặn cuộc tiến công của đại binh giặc càng lâu càng tốt; đồng thời, sử dụng kế sách “thanh dã”, bỏ ngỏ thành Thăng Long, tạm lui về miền đất Đông Nam, chờ thời cơ tổng phản công chiến lược. Cũng như hai cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt trước đó, lần này quân địch chiếm đóng Thăng Long và Vạn Kiếp. Đại quân của địch lại rơi vào tình thế cạn kiệt lương thực vì quân tải lương không theo kịp quân chiến đấu; vả lại, xung quanh nơi giặc đóng, nhân dân bỏ đi hết, kho lẫm trống rỗng; muốn cướp được lương thực của dân thì quân địch phải chia lẻ từng toán, rời xa nơi đồn trại… Đây chính lại là thời cơ để Hương binh, Lộ binh, dân binh Đại Việt phục kích, tiêu hao lực lượng địch một cách hiệu quả. Trong hoàn cảnh đó, nhân lúc địch lúng túng, vua Trần một mặt giả sai sứ sang trại giặc xin hòa ước; mặt khác, lại cho quân cảm tử đánh phá doanh trại giặc vào ban đêm. Bí thế, chủ tướng giặc là Thoát Hoan sai Ô Mã Nhi đi đón đoàn thuyền tải lương  bằng đường biển do Trương Văn Hổ chỉ huy đã đến vùng biển Đông Bắc (Quảng Ninh ngày nay); đồng thời, dời đại bản doanh về Bắc Giang, sau khi  phá hủy thành Thăng Long cho bõ tức. Ra đến biển, Ô Mã Nhi rụng rời khi nhận được tin đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ đã bị thủy quân nhà Trần, dưới sự chỉ huy của danh tướng Trần Khánh Dư, đánh tan, mất toàn bộ số lương thực, khí giới (tháng 2-1288). Không thể kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt khi lương thảo nuôi quân đã bị cạn kiệt và thời tiết đang dần chuyển sang mùa hè khiến đạo quân vốn quen nơi xứ lạnh phát sinh bệnh tật…, tháng 4-1288, Thoát Hoan buộc phải cho rút quân về nước theo hai hướng thủy, bộ. Thời cơ đã điểm, quân và dân nhà Trần đồng loạt tổng phản công, đánh thắng lớn quân địch ở ải Nội Bàng và sông Bạch Đằng, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba.

 

 Hà Nội với kế sách thanh dã”, "tiêu thổ kháng chiến” trong 60 ngày đêm khói lửa, mở đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954). Bảy thế kỷ sau, vào những năm giữa của thế kỷ 20, lịch sử chống giặc ngoại xâm bằng kế sách “thanh dã”, “tiêu thổ kháng chiến” lại được quân và dân Thăng Long-Hà Nội phát huy lên một tầm cao mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kẻ xâm lược lần này là quân đội viễn chinh của thực dân Pháp. So sánh lực lượng giữa ta và địch tuy xấp xỉ về quân số, nhưng chúng có ưu thế tuyệt đối về trang bị kỹ thuật và kỹ thuật chiến đấu. Mặt khác, khi nổ ra kháng chiến ở Thủ đô, quân Pháp đã trong thế bố trí lực lượng xen kẽ với ta ở từng khu phố, từng khu vực, địa bàn. Để làm thất bại âm mưu của địch, ta chủ động tiến công trước, rồi liên tục chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận lực lượng của chúng, giam chân địch trong thành phố càng lâu càng tốt, nhằm tạo điều kiện giúp cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt chuyển sang thời chiến. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, lực lượng vũ trang chủ động rút ra ngoài thành phố, nhằm bảo toàn lực lượng, kháng chiến lâu dài. Điều đáng quan tâm là, cùng với đó, chúng ta đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện kế sách “thanh dã”, ‘tiêu thổ kháng chiến”. Ngay từ những ngày đầu chiến sự nổ ra, các gia đình trong mỗi phố đã quẳng bàn ghế, sập gụ, hòm xiểng, cánh cửa… ra đường phố, hình thành các ụ chướng ngại, chiến lũy để cản địch. Công nhân hỏa xa, công nhân xe điện đẩy các toa tàu ra giữa đường phố; tự vệ hạ cây, ngả cột đèn chắn các ngã tư, ngã năm. Nhân dân nội thành tản cư ra các cửa ô đã cùng nhân dân ngoại thành đào hàng chục ki-lô-mét hào giao thông, hàng trăm công sự chiến đấu và phòng tránh; tham gia phá hoại đường sá, cầu cống, nhà cửa… để ngăn chặn địch. Có thể nói, thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược có phần đóng góp đáng kể của quân và dân Hà Nội, nhất là trong thời kỳ đầu, với kế sách “thanh dã”, “tiêu thổ kháng chiến”, bỏ lại những thành phố, thị xã, làng mạc trống không, với khẩu hiệu “tản cư cũng là cứu nước”, lên chiến khu kháng chiến hẹn ngày trở về giải phóng Thủ đô...

 

Kế sách “thanh dã” là niềm tự hào trong chống giặc ngoại xâm của đất “Thăng Long ngàn năm văn hiến” và là một nét độc đáo trong di sản quân sự của dân tộc ta. Mặc dù ngày nay, chiến tranh diễn ra với phương thức mới, hiện đại, vũ khí kỹ thuật cao... nhưng ưu điểm của dân tộc chống xâm lược và điểm yếu của kẻ đi xâm lược là bất biến, tuy mức độ có khác nhau. Kế sách “thanh dã” trong chống giặc ngoại xâm vì thế, vẫn cần được nghiên cứu, vận dụng sáng tạo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, thời kỳ mới.

_____Teexu_____  Cosplay...
3 tháng 12 2018 lúc 19:31

- Dài thế .-. Mk ko học thuộc đc từng này để mai thi đâu .-. 

✌♥~ Su~♥✌
3 tháng 12 2018 lúc 19:31

Vườn ko nhà trống

nha bn

trương tọng phúc
3 tháng 12 2018 lúc 19:31

Vườn không nhà chống

PhanLộc
3 tháng 12 2018 lúc 19:32

lần thứ nhất :

Bản đồ mô tả cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ

Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1

Lần thứ nhất Mông Cổ tấn công Đại Việt vào tháng 1 năm 1258. Từ Đại Lý quân Mông Cổ và Đại Lý tiến vào Đại Việt. Đích thân Vua Trần Thái Tông và Thái tử Trần Hoảng dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Quân Mông Cổ tỏ ra chiếm ưu thế, quân Trần khi thất lợi đã chủ động rút lui về Phù Lỗ để bảo toàn lực lượng chứ không dốc sức đánh tới cùng, quân Mông Cổ đã không thành công trong việc tiêu diệt quân chủ lực Đại Việt và bắt các vua Trần.

Trận tiếp theo diễn ra tại Phù Lỗ (bên sông Cà Lồ). Quân Đại Việt lại bị đánh bại. Tuy nhiên, Nhà Trần đã dự tính trước điều này và đã chủ động sơ tán người dân và của cải ra khỏi kinh đô từ trước. Quân Mông Cổ dù chiếm được Thăng Long, nhưng Nhà Trần đã thực hiện "vườn không nhà trống", đem đi hết lương thực trong thành khiến quân Mông gặp phải khó khăn về lương thực.

Chỉ 10 ngày sau khi rút khỏi Thăng Long, Vua Trần và Thái tử lại dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu (nay là quận Ba Đình, Hà Nội). Quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ đã bị lực lượng các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích.

Toàn bộ cuộc chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, với chỉ khoảng 3-4 trận đánh lớn. Quân Mông Cổ bị thiệt hại nặng, mất từ quá nửa cho tới khoảng 4/5 quân số. Sau thất bại tại Đại Việt, quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công Tống từ phía nam.

Lần thứ hai

Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2

Bản đồ mô tả cuộc kháng chiến lần thứ 2 chống quân Nguyên

Hai mươi bảy năm sau, Hoàng đế Nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng 2-6 tháng từ cuối tháng 12 năm Giáp Thân đến cuối tháng 4 năm Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch). Lần này, quân Nguyên chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn rất nhiều, tới hàng chục vạn quân. Ngoài lục quân từ phía Bắc tiến xuống, còn có thủy quân từ mặt trận Chiêm Thành ở phía Nam đánh bổ trợ.

Cũng tương tự như lần thứ nhất, quân Nguyên chiếm ưu thế trong giai đoạn đầu. Với ưu thế quân số, quân Nguyên liên tục đánh bại quân Việt ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật (Yên Bình), sông Đuống. Từ phía bắc, chỉ khoảng 20 ngày sau khi vượt qua biên giới, quân Nguyên đã chiếm được thành Thăng Long. Triều đình Nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình), chịu sự truy kích ráo riết của quân Nguyên. Mọi nỗ lực phản kích của các vua Trần dọc theo sông Hồng đều bị quân Nguyên đánh bại. Từ phía Nam, Sogetu dẫn quân từ Chiêm Thành lên dễ dàng đánh tan quân Đại Việt tại vùng Nghệ An-Thanh Hóa. Bị ép cả trước lẫn sau, các vua Trần phải rút ra biển lên vùng Quảng Ninh, đợi đến khi cánh quân Nguyên phía nam đi qua Thanh Hóa mới lui về Thanh Hóa.

Cũng giống như lần trước, quân Nguyên lại gặp khó khăn về cung ứng lương thực, lần này còn có phần nghiêm trọng hơn vì số quân Nguyên đông hơn nhiều so với lần trước. Nhà Trần thực hiện tiêu thổ kháng chiến khiến quân Nguyên không thể lấy được lương thực từ dân bản địa. Trong khi đó, quân Đại Việt đã nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ và chờ đợi đối phương mệt mỏi, suy giảm nhuệ khí. Khoảng gần 2 tháng sau khi rút về Thanh Hóa, Đại Việt phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (nay ở Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội), giải phóng Thăng Long.

Cánh quân phía Bắc của quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, tại Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân rút về Vân Nam bị tập kích tại Phù Ninh. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết (Khoái Châu)

Lần thứ ba

Bài chi tiết: Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3

Bản đồ mô tả cuộc kháng chiến lần thứ 3 chống quân Nguyên

Ngay sau khi bại trận về nước năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng để phục thù. Rút kinh nghiệm từ thất bại trước, quân Nguyên cho đóng nhiều tàu chở lương thực theo đường biển để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông (theo đường biển) vào Đại Việt.

Giống như 2 lần trước, quân Nguyên đánh bại quân Đại Việt trong một số trận đánh ở trên bộ lẫn trên biển, nhưng lại chịu một tổn thất quan trọng, đó là lương thực chuyên chở bằng tàu biển đã bị mất hết vì vì bão biển, vì đi lạc và sau đó bị các đơn vị của Trần Khánh Dư tiêu diệt ở Vân Đồn. Quân Nguyên tập trung ở Vạn Kiếp và đánh rộng ra xung quanh, chiếm được Thăng Long, nhưng lại bị đói giống như hai lần trước.

Khác với 2 lần trước, lần nay quân Đại Việt không huy động lực lượng lớn chặn đánh quân Nguyên từ đầu, mà chỉ đánh có tính kìm chân. Bộ chỉ huy và phần lớn lực lượng Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, từ đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp và đánh thủy quân Nguyên.

Vì thiếu lương thực và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp, rồi chủ động rút lui dù quân Đại Việt chưa phản công lớn. Cánh thủy quân của Nguyên đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng khi định rút ra biển. Các cánh bộ binh quân Nguyên khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn đã bị quân Đại Việt phục kích, tấn công dữ dội.

Chấm dứt chiến tranh

Sau thất bại lần thứ ba năm 1288 ở Đại Việt, Nguyên Thế Tổ - Hốt Tất Liệt vẫn chưa muốn đình chiến. Sang các năm sau, vua Nguyên tiếp tục muốn điều binh sang nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện. Có năm sắp tiến quân thì chánh tướng chết nên hoãn binh, năm sau định đánh thì phó tướng lại chết nên lại đình chỉ việc tiến quân. Tới năm 1294 lại định điều binh lần nữa thì chính Hốt Tất Liệt chết. Cháu nội là Nguyên Thành Tông lên ngôi không muốn gây chiến với Đại Việt nữa. Việc chiến tranh với nhà Nguyên từ đó mới chấm dứt.

Số lượng quân Nguyên

Sử sách Việt Nam và Trung Quốc nêu số quân Nguyên không thống nhất. Nhưng tổng thể qua ba chiến dịch lớn cùng với những cuộc giao tranh lẻ tẻ thì tổng số quân đội nhà Nguyên-Mông đặt chân đến Đại Việt là rất đông đảo, với số lượng tổng cộng tối đa ước tính có thể lên đến hơn một triệu người (thực tế có thể thấp hơn, nhưng cũng phải lên tới vài chục vạn), điều này phản ánh quy mô của cuộc chiến mà nhà Nguyên đã nỗ lực huy động một lực lượng lớn tham chiến trên chiến trường Đại Việt. Câu khẩu ngữ "đông như quân Nguyên" của người Việt đã phản ánh thực tế đó.

Lần đầu số lượng quân Mông Nguyên không lớn lắm; sau này các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng số quân Mông Cổ năm 1257-1288 khoảng 3 vạn[3]. Nhà sử học Ba Tư là Said ud Zin cho biết quân Mông Cổ khi đến Vân Nam có 3 vạn nhưng sau cuộc tấn công Đại Việt, khi về đến Ngạc châu gặp Hốt Tất Liệt thì số quân chỉ còn lại 5.000 người[4]. Ngoài quân Mông Cổ thì còn có 1,5 tới 2 vạn quân Đại Lý cùng tham gia đánh Đại Việt, song không rõ tổn thất bao nhiêu. Như vậy, tổng cộng lần 1, Mông Cổ có khoảng 45.000 - 50.000 quân, trong đó khoảng 2/3 tử trận, bị bắt sống hoặc số còn lại mất tích do bị truy kích bởi quân đội Đại Việt.

Lần thứ hai, Đại Việt Sử ký Toàn thư chép quân Nguyên có 50 vạn và khi rút về nước chỉ còn 5 vạn sống sót. Nguyên Sử không chép cụ thể số lượng quân Nguyên, chỉ ghi là mấy chục vạn nếu tính luôn cả dân phu là những người tham gia hỗ trợ quân viễn chinh (giúp xây dựng, chở lương, nuôi ngựa...). Con số 30 vạn quân chính quy được các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng phù hợp. Tuy nhiên, về số trở về nước, chắc chắn nhiều hơn 5 vạn, vì từ tháng 6 âm lịch năm 1285, Thoát Hoan rút chạy về, tới tháng 8 đã được lệnh chuẩn bị sang lần nữa (sau đó Thoát Hoan được cấp thêm gần 10 vạn quân bổ sung). Như vậy số quân Nguyên còn lại cũng tương đối nhiều, gần với số cần thiết mang đi viễn chinh lần nữa[5]. Theo một số tác giả thì quân Đại Việt lần này có 30 vạn người, tính cả quân chính quy lẫn quân địa phương tại các làng xã.[6]

Lần thứ 3, Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi số quân là 50 vạn, trong khi Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục lại cho rằng như vậy quá nhiều, vì quân Nguyên chỉ bổ sung thêm 10 vạn quân chính quy cho lần chinh phạt này. Các nhà nghiên cứu cũng của Việt Nam xác định rằng quân Nguyên lần này cũng có khoảng 30 vạn như lần thứ hai, còn quân Trần có tổng số khoảng 20 vạn[7].

Nguyên nhân thắng lợi

Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc Nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng[8].

Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của Nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc Nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc Nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như Nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...[9].

Theo một số các nhà nghiên cứu, chiến thắng của Nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh Nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông Cổ mà đánh vào các đạo quân người Hán bị ép buộc và uy hiếp phải theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận[10].

Tướng lĩnh Mông-Nguyên không giỏi kế sách đánh quân mà chỉ nhờ vào quân đội và các lực lượng thiện chiến có sẵn nhờ vậy mà chinh phạt được các nước và chiêu mộ được các lực lượng khác.

Mông-Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Nam Dương đều có biển cả ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy binh và kinh nghiệm đánh thủy, lại gặp bão to (Thần phong) nên mới bị thất trận (thua trận). Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Đông Á, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á - Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Tổng cộng 3 đợt xuất quân, Mông-Nguyên huy động khoảng 60 vạn tới 1 triệu lượt quân, trong khi số quân và dân Đại Việt khi ấy chưa đầy 4 triệu. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông-Nguyên của Nhà Trần.

Theo giáo sư Đào Duy Anh thì có 4 nhược điểm khiến quân Mông Nguyên thất bại ở Đại Việt[11]:

Người Mông Cổ đi đánh xa, lương thực không được vận chuyển đầy đủ mà chỉ mong cướp bóc của dân bản địa để nuôi quân, nếu đối phương áp dụng chiến lược "vườn không nhà trống thì quân Mông Cổ dễ bị khốn đốn vì thiếu lương do không cướp được của dân bản địa (Trong lần đánh Đại Việt thứ 3, quân Nguyên rút kinh nghiệm điều này và đã cho đoàn thuyền chở nhiều lương thực sang hỗ trợ, nhưng đoàn thuyền này lại bị Đại Việt phục kích tiêu diệt nên quân Nguyên lại tiếp tục thất bại).Quân Mông Nguyên là người phương bắc, không hợp thuỷ thổ.Quân lính Nguyên phần lớn là người Trung Hoa bị chinh phục, tinh thần chiến đấu không có, gặp khó khăn là chán nản. Quân kỵ binh gốc Mông Cổ thiện chiến thì lại không phát huy được sở trường do chiến lược của Đại Việt là chọn đánh quân Nguyên ở những vùng bến sông hoặc rừng rậm, tránh giao chiến ở vùng bằng phẳng.Quân đội đông và giỏi nhưng chuẩn bị không tốt về mặt tinh thần cho quân sỹ mà chỉ lo đem quân đội đi đánh vì nghĩ quân đội càng đông càng áp đảo lực lượng Đại Việt. Nhưng rốt cục quân càng đông thì lại càng khó điều phối, càng nhanh hao tổn lương thực.

Chiến công của Nhà Trần nhìn chung được nhiều thế hệ nhân dân ca ngợi qua các thần tích, vè và những lời truyền tụng trong dân gian. Sang thế kỷ 20, Trần Trọng Kim và Phan Kế Bính cũng ca tụng nhiều về chiến thắng đó[12].

Sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ ca ngợi chiến công đánh quân Nguyên, nhưng chê trách việc dâng công chúa An Tư cho Thoát Hoan là hạ sách[9].

Riêng Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Nhà Nguyễn, Tự Đức không khen ngợi, cho rằng Nhà Trần "gặp may" vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Tuy nhiên rõ ràng những tướng Nguyên như Ngột Lương Hợp Thai, Toa Đô, Ô Mã Nhi hay Lý Hằng đều là những tướng lính dày dạn trận mạc, từng tham gia diệt Nam Tống và Đại Lý đặc biệt là Ngột Lương Hợp Thai, được xếp vào hàng công thần thứ ba của Nhà Nguyên, từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô, thôn tính đế quốc Ả Rập cùng Húc Liệt Ngột, và diệt nước Đại Lý chỉ trong vài tuần. Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần phản bác quan điểm này và cho rằng những lời bình luận của Tự Đức là "ngớ ngẩn"[13]:

Nguyên chúa Hốt Tất Liệt anh hùng, rất giỏi quân sự, đâu có sai đi Nam chinh những đồ vô dụng. Quân Mông Cổ hùng mạnh, đã thắng quân ta ở Lạng Sơn, Nội Bàng và Vạn Kiếp, chiếm đóng kinh thành Thăng Long, lại thắng lớn ở ngoài khơi Quảng Yên... thế rất lớn, nhiều nơi lâm nguy... Vua quan Triều Nguyễn đã làm lệch lạc lịch sử. Các tướng nhà Nguyên không phải không giỏi,... thua chỉ vì gặp các tướng Nhà Trần giỏi hơn mà thôi.

Nguyễn Thị Mai Hương
3 tháng 12 2018 lúc 19:33

em mới học lớp 6 nên không biết rõ lắm, hình như là 'vườn không nhà trống' thì phải

✌♥~ Su~♥✌
3 tháng 12 2018 lúc 19:34

chắc đọc đến sáng mai mất PhanLộc ak

PhanLộc
3 tháng 12 2018 lúc 19:35

mình mất 2 tiếng để viết đấy bạn

✌♥~ Su~♥✌
3 tháng 12 2018 lúc 19:36

bn cx rảnh hầy PhanLộc

PhanLộc
3 tháng 12 2018 lúc 19:36

rảnh thật cảm ơn bạn

Nguyễn Thị Mai Hương
3 tháng 12 2018 lúc 19:41

Phan Lộc chém ghê thế, câu hỏi của người ta mới đăng dc 10 phút mà viết tới 2 tiếng là sao? với lại dài như vậy chỉ cần copy vào thui còn gì (chém cá ghê)

PhanLộc
3 tháng 12 2018 lúc 19:48

ghi 2 tiếng xong mới đăng lên mà bạn :D


Các câu hỏi tương tự
Quảng Đăng đại Vượng
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Trang
Xem chi tiết
Lê Phước Thịnh
Xem chi tiết
phamthiminhanh
Xem chi tiết
Lala school
Xem chi tiết
Matsukasa Nami
Xem chi tiết
Hải Anh ^_^
Xem chi tiết
kieu nong
Xem chi tiết
Phạm Ly Ly
Xem chi tiết