Dùng tay giữ để miếng bìa áp sát vào ly nước. Khi ta úp ngược ly nước xuống và buông tay ra thì miếng bìa ko rơi xuống. Giải thích tại sao?
Ta cho vài viên đá vào một cốc nước. Sau một lúc ta thấy bên ngoài thành cốc có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Hiện tượng đó là vì:
A. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại.
B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài.
C. Vì hơi nước trong không khí gặp lạnh ngưng tụ trên thành cốc.
D. Cả ba nguyên nhân trên.
Cách đây khoảng 300 năm, một nhà bác học I – ta – li – a đã làm thí nghiệm để kiểm tra xem có nén được nước hay không. Ông đổ đầy nước vào một bình cầu bạc hàn thật kín rồi lấy búa nện thật mạnh lên bình cầu. Nếu nước nén được thì bình phải bẹp. Nhưng ông đã thu được kết quả bất ngờ. Sau khi nện búa thật mạnh, ông thấy nước thấm qua bình ra ngoài trong khi bình vẫn nguyên vẹn. Hãy giải thích lí do tại sao.
Biết khối lượng riêng của hơi nước bao giờ cũng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Hỏi câu nào sau đây so sánh các phân tử nước trong hơi nước và các phân tử nước là đúng?
A. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong hơi nước lớn hơn.
B. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách lớn hơn các phân tử trong nước.
C. Các phân tử trong hơi nước có kích thước và khoảng cách bằng các phân tử trong nước.
D. Các phân tử trong hơi nước có cùng kích thước với các phân tử trong nước, nhưng khoảng cách giữa các phân tử trong nước nhỏ hơn
Câu 1. Dựa vào thuyết phân tử ta thấy khi có gió, chất lỏng bay hơi nhanh hơn vì
A. gió thổi sẽ đẩy các phân tử nước nằm gần bề mặt chất lỏng khiến các phân tử bên trong chất lỏng dễ thoát ra ngoài hơn.
B. gió thổi mạnh đẩy tất cả các phân tử chất lỏng bay đi nhanh.
C. khi có gió các phân tử chất lỏng tự bay hơi.
D. gió có lực hút, hút các phân tử chất lỏng khiến chúng bay hơi nhanh hơn
Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sun phát màu xanh (H.20.4). Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng.
Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và dung dịch đồng sun phát đã hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.
Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích cho hiện tượng trên.
vắt chanh vào ly nước, để yên, lúc sau uống nước có chua. tại sao
Khi kéo đi kéo lại sợi dây cuốn quanh một ống nhôm đựng nước nút kín (H27.2), người ta thấy nước trong ống nóng lên rồi sôi, hơi nước đẩy nút bật ra cùng một lớp hơi nước trắng do các hạt nước rất nhỏ tạo thành.
Hỏi trong thí nghiệm trên đã có những chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra trong quá trình sau: Hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước nhỏ.
Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui ra chỗ buộc ra ngoài.
D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó thoát ra ngoài.