Kể về một người thân trong gia đình em. ( Ông bà cha mẹ ...)
Chỉ cần lập dàn ý thôi nhưng các bạn có chi tiết nào sâu sắc và ý nghĩa thì gửi cho mình nhé. Xong nhớ kết bạn nha
Nếu viết được cả bài văn hoàn chỉnh hoặc dàn ý chi tiết thì mình sẽ tick cho bạn đó nhé. ( Không nhất thiết, cứ trả lời là tốt quá rồi )
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.
Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.
Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.
Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.
Mỗi người đều có một người mẹ. Đó là một chỗ dựa tinh thần rất lớn mà ai cũng phải đáng quý trọng. Mẹ tôi cũng vậy, mẹ luôn luôn dành tình yêu thương lớn nhất cho chúng tôi để bù đắp nỗi mất mát về người cha.
Tôi sinh ra đã không thấy được mặt cha. Đó là sự tổn thương rất lớn. Tuy vậy, nhưng mỗi khi ở bên mẹ, tôi cảm thấy thật hạnh phúc. Năm tôi lên một tuổi, mẹ tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Nào là đóng gạch, cuốc mướn... mẹ làm hết. Nghĩ đến đây mà tôi rưng rưng nước mắt. Số mẹ tôi thật khổ! Mẹ làm vất vả đến như vậy mà vẫn không đủ ăn nên mẹ phải đi làm nghề dạy trẻ. May mắn lắm mẹ mới xin được vào một nơi ổn định.
Những bài văn kể về mẹ của em - Ảnh minh họa
Bàn tay mẹ tần tảo, đầy những vết chai sần. Đôi mắt thì quầng đen vì làm việc vất vả. Nhưng tôi biết, vào những ngày Tết trong khi mọi người dang vui đùa chạy nhảy thì mẹ lại ra ngoài vườn lặng lẽ ngồi khóc. Những giọt nước mắt chứa đọng tâm hồn trong sáng, chung thủy của mẹ.
Mẹ thật là cao cả! Mẹ vẫn luôn dõi theo từng bước đi của tôi như một động lực giúp tôi không ngừng học hỏi. Tôi còn nhớ có năm lúa thất (mất) mùa mẹ phải đi khuân vác gạch thuê cho người ta để kiếm tiền. Đôi vai mẹ bị chầy xước rất nhiều. Nhưng nó lại chưa đựng nhiều kỷ niệm đối với tôi. Đến bây giờ, mẹ vẫn không ngừng làm việc.
Có lẽ ông trời không cho mẹ nghỉ. Tuy vậy, mẹ có một tâm hồn vẫn lạc quan, yêu đời. Tôi thật cảm phục trước mẹ. Năm tháng qua đi, mẹ vẫn phải chịu đựng bao nỗi đắng cay, ngọt bùi. Mẹ như là một tia sáng của đời con. Tôi biết mẹ ấp ủ trong mình một nỗi hy vọng: “Không để cuộc đời con lại giống mình phải gây dựng cho con một sự nghiệp”. Tôi biết vì tôi, mẹ có thể hy sinh tất cả, kể cả niềm vui. Vì thế mẹ rất nghiêm khắc khi tôi làm sai việc.
a) Tả hình dáng:
- Dáng người tầm thước, thon gọn.
- Gương mặt đầy đặn, mái tóc dài đen mượt, khi làm việc nhà mẹ thường buộc tóc gọn sau gáy.
- Mẹ ăn mặc rất giản dị. Khi đi làm mẹ thường mặc áo sơ mi. Ở nhà mẹ mặc đồ bộ cho tiện làm việc nhà.
- Mẹ có đôi mắt đen long lanh. Mỗi khi dạy bảo con cái, ánh mắt ấy rất dịu dàng và thân thiện.
b) Tả tính tình, hoạt động:
- Mẹ là người chu đáo, cẩn thận, đồ đạc trong nhà được sắp xếp gọn gàng.
- Tính mẹ rất ôn hoà, ăn nói nhã nhặn.
- Mẹ là người hết lòng với con cái. Ban ngày mẹ làm lụng vất vả, tối đến mẹ luôn quan tâm đến việc học của con cái.
Kết bài:
Mẹ luôn gần gũi em, chăm sóc, dạy bảo em nên người. Em luôn cố gắng học giỏi để đem lại niềm vui cho gia đình.
Ông tôi, một người thầy cao cả nhất, người đã khiến tôi yêu quý nghề giáo hơn bất kỳ nghề nghiệp nào khác.
Cho tới bây giờ, tôi vẫn không thể nhớ nổi người ông mà mình yêu quý nhất đã xa từ lúc nào, chỉ biết là đã rất lâu tôi không được nhìn thấy khuôn mặt ấy, giọng nói ấy, không còn được làm nũng và đòi ông đưa đi mua quà vặt lẫn đồ dùng học tập nữa. Thực sự tôi luôn có cảm giác rằng ông vẫn theo bước tôi đi, vẫn bên cạnh tôi bất cứ lúc nào.
Có lẽ, những ngày tháng ở với ông, tôi còn quá nhỏ để có thể hiểu được và trân trọng những gì ông đã làm cho mình. Ông là thầy giáo dạy toán ở trường đại học, ông có cả một lớp dạy thêm toán ở nhà.
Ngày còn nhỏ, thỉnh thoảng tôi hay chạy lại đứng cạnh cửa sổ và xem ông dạy học, những lúc như thế ông thường đuổi tôi ra vì không muốn tôi làm các anh chị mất tập trung.
Lúc đấy, tôi thấy giận ông lắm. Trong đầu tôi cứ hiện ra những suy nghĩ: “Tại sao ông không dành thời gian ở bên tôi, ông quý tôi nhất mà, quý tôi hơn những anh chị đang ngồi đằng kia. Vậy mà tại sao ngày nào ông cũng dành rất nhiều thời gian để dạy học, hết lớp này đến lớp khác, để rồi ông chẳng đưa tôi đi mua được thứ gì”.
Ngày đó, tôi quý ông lắm vì ông hay đưa tôi đi mua hết thứ này đến thứ khác, những gì đòi mẹ mua không được, tôi đều vòi ông đưa đi mua. Ông chẳng bao giờ từ chối tôi bất cứ thứ gì cả.
Nhiều lần tôi bị mẹ mắng vì cứ suốt ngày đòi ông mua lung tung, mẹ nói ông làm gì có tiền mà cứ nhõng nhẽo. Tôi thấy mẹ nói dối, ông không có tiền làm sao mà sẵn sàng mua cho tôi nhiều thứ như vậy được.
Bà tôi thì hay mắng ông vì ông chiều quá đâm nó sinh hư, vì thế nên mỗi lần đi mua gì hai ông cháu cũng đi bí mật, không cho ai biết. Ông bảo tôi sau khi mua phải giấu đi kẻo bà thấy lại mắng ông, những lúc ấy tôi thấy vừa buồn cười, vừa thương ông.
Ngày ấy, ông hay ngủ ở nhà bác tôi để trông nhà hộ bác, thế mà từ ngày ông chuyển đi , cả đống sách vở ông cũng đem theo luôn, rồi tôi cũng gặp ông ít hơn, chỉ thỉnh thoảng ông mới về vì ông đi dạy ở trường suốt.
Thỉnh thoảng ông đèo tôi đi học bằng xe đạp, từ nhà tôi đến trường phải đi qua một con dốc rất cao, cứ mỗi lần đạp xe đến gần dốc là ông lại phải xuống để dắt bộ. Lúc ấy, tôi nhận ra rằng sức khỏe của ông không còn tốt nữa.
Tôi nói ông để tôi xuống rồi dắt xe đi cho nhẹ nhưng ông luôn nói rằng “cứ ngồi đấy ông sẽ dắt lên được”, nhưng mồi lần dắt lên dốc, tôi lại thấy ông thở rất nhiều. Từ sau lần đấy, tôi đều tự động nhảy xuống để dắt xe cùng ông, tôi đẩy đằng sau, còn ông dắt.
Có lần, tôi đã hỏi ông rằng ông dạy lớp mấy, ông bảo ông dạy cấp 3, tôi nói rằng vậy khi nào tôi lên cấp 3 thì ông lại đèo tôi đi học nhé, rồi ông còn phải dạy toán cho tôi nữa, ông cười rồi và trả lời rằng tất nhiên rồi, ông sẽ dạy học cho tôi. Đó là lời hứa duy nhất của ông mà tôi chưa bao giờ quên.
Rồi một ngày tôi biết tin ông bị ung thư đại tràng, mọi người phải chạy chữa cho ông ở viện này tới viện khác.Tôi nghe lén cuộc nói chuyện của bà với mẹ, bà bảo những ngày ở nhà bác, ông hay đi dạy về muộn, rồi thức đêm, chỉ ăn qua loa bánh mì, không ăn đầy đủ chất.
Ông biết rõ là bị bệnh nhưng lại giấu vì sợ mọi người lo, ông chỉ mua thuốc rồi uống chứ không đi khám nên bệnh tình mới trở nặng. Những ngày ông nằm giường bệnh, tôi thấy lo cho ông lắm, chẳng biết làm cách nào để giúp ông khỏi bệnh.
Thấy mẹ chiều nào cũng khuấy bột sắn cho ông nên tôi tranh làm và nói rằng sẽ đảm nhiệm công việc này. Dù tôi làm hôm thì nhạt quá, hôm thì ngọt quá nhưng ông chẳng chê gì mà vẫn kêu ngon.
Thấy ông hay ăn bánh mì, tôi nghĩ ông phải mê nó lắm nên ngày nào cũng ăn. Tôi ăn cùng ông rồi cũng nghiện món ấy, chẳng có gì, tôi và ông chỉ thích ăn bánh mì không, vừa ăn hai ông cháu vừa trò chuyện rất vui vẻ.
Rồi ông được viện trả về, tôi không biết tại sao, chỉ thấy mọi người bảo thế, tôi thấy thích lắm vì tôi sẽ được ở cạnh ông nhiều hơn. Rồi mọi người muốn cho ông đi du lịch, chuyến du lịch dài ngày, ông trở về với tâm trạng thoải mái hơn. Cho tới giờ tôi mới biết đó là chuyến du lịch cuối cùng của ông.
Những ngày tháng cuối đời, dù bị những cơn đau bụng quằn quại, tôi thấy ông vẫn cố chịu đựng. Những lúc đau, ông lại đuổi tôi về vì không muốn tôi thấy ông như thế. Ông còn bảo tôi đem sách vở toán sang ông dạy, những ngày ông dạy tôi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dù đau bụng nhưng ông vẫn cố ngồi dạy tôi làm toán. Tôi thấy thương ông lắm mà chẳng làm gì được.
Rồi cái ngày đáng sợ nhất cũng đến, ông ra đi trong sự thương tiếc của gia đình và học trò. Cho tới những giây phút ấy, tôi cũng không tin vào mắt mình rằng người ông mà tôi yêu quý nhất đã bỏ tôi mà đi. Còn lời hứa với tôi thì sao? Ông còn chưa thực hện lời hứa với tôi mà đã ra đi như thế, tôi ghét ông lắm vì ông đã không giữ lời hứa với tôi.
Sau này khi đã lớn, tôi mới biết ông thực ra không thích ăn bánh mì, ông chỉ ăn vì nó giúp ông đỡ đau bụng hơn mà thôi. Cái giá sách của ông nào là sách triết, nào là sách toán các loại, nào là giấy khen, giờ nó đã đóng bụi hết cả.
Tôi tự nhủ với lòng mình rằng tôi sẽ cố gắng học tốt để không phụ công lao của ông, tôi vẫn thường hay mượn sách tham khảo từ giá sách của ông để tự học môn toán.
Vậy đấy, người ông cao cả của tôi, người luôn hy sinh thầm lặng cho học trò cũng như cho gia đình, người đã khiến tôi thêm trân trọng nghề giáo biết nhường nào…
Nhiều lúc bản thân tôi thấy rất ghen tỵ với những người còn có ông bên cạnh, tôi chỉ mong các bạn hãy trân trọng thứ tình cảm thiêng liêng đó mà biết quý trọng người ông của mình.
Năm mẹ em 28 tuổi, bố em 32 tuổi thì mẹ em sinh ra em. Năm đó chị Hoa, con gái đầu của bố mẹ đã lên 4 tuổi đang học mẫu giáo.
Mẹ em giống bà ngoại. Mặt trái xoan, nước da trắng. Hàm răng trắng đều, mái tóc dày và dài óng mượt. Đôi chân thon thả, bàn tay thon búp măng. Làm gì mẹ cũng làm khéo léo. Các món ăn Huế, các loại bánh, chè đậu, chè sen... do mẹ chế biến, ăn rất ngon, các vị khách là bạn bè của bố, ai cũng khen.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, mẹ về công tác ởTổng cục Du lịch Việt Nam. Mẹ luôn đi công tác, có lần xa nhà đến hai tuần, một tháng. Có bà ngoại ở nhà trông coi dạy bảo các cháu, nhưng mỗi lần trướckhi đi công tác xa, mẹ cứ bồn chồn, không yên tâm. Mẹ ôm hôn hai chị em, nhắc nhở đủ điều.
Mẹ rất dịu dàng, cử chỉ và tiếng nói của mẹ nhỏnhẹ. Mẹ rất yêu thương các con. Cho đến nay, mẹ vẫn chải tóc, tết tóc cho chị Hoa, cắt móng tay cho em, đứa con trai cưng chiều của bố mẹ.Tối nào, mẹ cũng ngồi học với hai con. Mẹ dạy chị Hoa thêm tiếng Anh, mẹ dạy đứa con trai của mẹ tập viết, làm toán và tiếng Việt. Mẹ luôn nhắc hai chị em: "Phải ngoan ngoãn, chăm học và học giỏi mới nên người". Năm ngoái chị Hoa bị ốm mộttuần mẹ phờ phạc lo âu, mặt buồn rười rượi. Mỗi lần em có lỗi, mẹ nhẹ nhàng nhắc rồi bắt em ghi vào cuốn sổ tay để nhớ mà sửa chữa.
Ngày mai, 15 tháng 10 là ngày sinh nhật lần thứ 36 của mẹ, em sẽ mua tặng mẹ hai bông hoa: một bông hoa hồng rõ to, rõ đẹp và một bông hoa điểm 10 Toán, với lời chúc: "Con chúc mẹ khỏe, vui để yêu thương, dạy bảo hai chị em con...".Em còn hỏi mẹ chuyện đi thăm Huế hè này nữa.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu người thân trong gia đình của em
Ví dụ:
Gia đình em có 5 người là ba mẹ, anh trai, chị gái và em. Mọi người trong gia đình e rất thân yêu nhau và luôn chăm soc nhau. Trong gia đình em, em yêu nhất là mẹ.
II. Thân bài: tả người thân trong gia đình của em (mẹ)
1. Tả bao quát người thân trong gia đình em(mẹ)
2. Tả chi tiết người thân trong gia đình em
a. Tả ngoại hình của người thân trong gia đình em
b. Tả tính tình của người thân trong gia đình em
Mẹ em rất hiềnMẹ chăm lo cho em từng li từng tíMẹ thường giúp đỡ mọi người xung quanhMẹ rất yêu thương gia đìnhMẹ rất đảm đang và tháo vácc. Tả hoạt động của người thân trong gia đình em
Mẹ làm việc nhà rất vất vảMẹ trồng rau để nhà em có rau sạch ănMẹ luôn dạy em họcIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người thân trong gia đình em
Ví dụ: em rất yêu mẹ em. Em sẽ yeu thương mẹ và chăm sóc mẹ thật tốt.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả người thân trong gia đình em” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.