Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
 Quỳnh Uyên

Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử . 

Ghi ngắn ngắn nha viết dài chóng mặt lém

Premis
14 tháng 11 2017 lúc 20:40

Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc háo hức, phấn khởi và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn mờ ảo trong buổi bình minh thì đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang dòng sông Đáy hiền hoà rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, dãy Non Nước hiện lên thấp thoáng qua màn sương. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe danh đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ.

Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một thung lũng, xung quanh bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp. Tạo hoá đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, trên là núi, dưới là sông, đẹp như một bức tranh sơn thuỷ.

Đến Hoa Lư hôm nay, tuy chúng em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời oai hùng. Nào là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét, nơi Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sả Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập hằng ngày. Rồi hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ lương thực của đạo quân thiện chiến ngày xưa?

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột dé làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không xuể. Sân đền còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của nhà vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê dũng mãnh, hình chim phượng cao quý tượng trưng uy quyền của vua chúa. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà thầm khâm phục hoa tay tài hoa của các nghệ nhân thuở trước.

Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng uy nghi ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, lòng em dâng lên niềm cảm phục đối với người đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt xưa.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đầu đội mũ miện vàng, kiếm đeo ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một phụ nữ gương mặt phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều có tài năng kiệt xuất, xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không đủ thời gian để leo núi nên chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu ngắm nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều người lên tiếng bình luận sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa kịp bẻ mấy bông lau làm cờ cắm trước đầu xe cho thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em được biết thêm một cảnh đẹp và hiểu thêm về lịch sử oai hùng của dân tộc. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài của những cuộc trò chuyện sôi nổi trong lớp em suốt những ngày sau đó.


 

Ahwi
14 tháng 11 2017 lúc 20:40

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 6A1 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.

 Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử

                        Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.

Ahwi
14 tháng 11 2017 lúc 20:41

 Chuyến đi tham quan cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc phấn khởi, hăng say và ngạc nhiên thích thú trong chuyến đi ấy.

 Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hòa, trong vắt, rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mòe, dãy Non Nước hiện lên đẹp như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất quê hương cờ lau dẹp loạn này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, chờ đợi ...

   Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi trùng điệp. Thiên nhiên đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

ến Hoa Lư hôm nay, em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu… nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng. Kia là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét như một chân đế khổng lồ để vua Đinh dựng cờ khởi nghĩa. Đây là ngòi Sao Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thủy quân ta luyện tập. Chúng em còn đi thăm hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Nghe nói đây là kho dự trữ, nguồn cung cấp quân lương cho Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa.

   Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột đền làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Ngoài sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm lên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho quyền uy của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá lòng thầm khâm phục những bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.rời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy bông lau làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Tạm biệt Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài cho những cuộc trò chuyện sôi nổi ở lớp em suốt những ngày sau đó.

nguyen quang trung
14 tháng 11 2017 lúc 20:41

Kết thúc năm học với nhiều thành tích nổi bật, tập thể lớp 4A4 chúng em được cô giáo và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi tham quan di tích lịch sử, đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong năm học vừa qua mà đó còn là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc. Là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng phục vụ thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã quyết định đưa chúng em đi tham quan di tích lịch sử thành Cổ Loa, nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước, giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy, nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí, hấp dẫn này.

Ahwi
14 tháng 11 2017 lúc 20:42

Đầu tháng vừa qua, trường em tổ chức cho học sinh di thăm khu di tích Tháp Chàm ở Mỹ Sơn. Đó là chuyến đi rất vui và thú vị.
Sáu giờ sáng, tất cả các bạn học sinh khối sáu đã có mặt đông đủ tại trường cùng với các thầy cô chủ nhiệm của mỗi lớp. Cùng tham dự chuyến tham quan còn có các thầy cô trong Ban Giám hiệu. Chỉ cần năm phút ra lệnh, sáu chiếc xe ca to đùng đã đầy ắp các bạn học sinh, ai nấy đều hớn hở, vui vẻ, khuôn mặt không dấu được sự háo hức hân hoan.

Con đường đi thật dài, từ Thành phố Đà Nẵng chúng em phải vượt gần bảy chục km mới tới khu di tích Mỹ Sơn. Khi đến chân núi khu tháp mọi người phải xuống đi xe chuyên dụng của khu di tích. Loại xe ca quá to, đường bé, dốc không lên được. Chúng em chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm mười người lên một xe, con đường đi lên thật ngoằn ngoèo, len dưới rừng cây, hai bên là vách núi, gió thổi dào dạt. Cách khu di tích không hơn một cây số nữa chúng em phải xuống đi bộ vì xe không thể lên tới nơi. Ấn tượng đầu tiên của em là khi đặt chân tới Mỹ Sơn là sự hoang tàn đổ nát thảm nghiêng, hoang vắng. Những đền thờ, những tượng đài những tảng đá phủ đầy phong rêu nằm im lìm trong không gian u tịch.
Lúc nãy trên đường vào, đứa nào đứa nấy cười đùa râm ran thế mà giờ đây trở nên im lặng. Giọng cô thuyết minh trầm trầm giới thiệu.
Đây là khu đền thờ của người Chăm ngày trước, nó đã có mặt cách đây khoảng 7 thế kỉ. Qua biến động của thời gian, nó đã bị hoang phế và đổ nát đi gần hết, nay chỉ còn lại một số ít, nhưng chúng ta vẫn thấy rằng đây là những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, mà người Chăm đã tạo dựng lên.
Những đền thờ ở đây được xây dựng rất lạ, theo hình chóp dưới rộng và trên nhỏ dần, nhỏ dần lại đến lúc kín bưng. Mỗi đền thờ diện tích chỉ khoảng chừng hai mươi mét vuông được xây bằng gạch. Điều độc đáo là không biết người xưa đã dùng chất liệu gì để cho các viên gạch chồng xếp lên nhau, mà ngày nay ta nhìn vào không thể phát hiện ra được, ở những nơi đổ nát người ta đã trùng tu lại, nhưng xem ra kĩ thuật hiện đại của người nay không bằng kĩ thuật thô sơ của người xưa. Những lớp gạch trùng tu chỉ sau vài ba tháng đã trở nên hoen ố rêu phong, còn những lớp gạch cách đây cả gần chục thế kỉ thì vẫn cứ đỏ au như mới.
Chúng em thơ thẩn đi khắp mọi nơi, những nơi các nhà khảo cổ đang khai quật và trùng tu lại chỉ đang đứng ngoài chiêm ngưỡng. Đến lúc ra về, cả đoàn ghé vào khu hội trường để thưởng thức những điệu múa, bài hát của dân tộc Chăm, thật sinh động và hấp dẫn.
Chia tay với Mỹ Sơn, lòng em bồi hồi nhớ về một thời quá khứ, tự hào về những gì mà cha ông đã tạo dựng lên. Khu di tích Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Khi nó được trùng tu xong sẽ là một địa điểm tham quan hấp dẫn của khách tham quan trong nước và nước ngoài. Xe đã chạy xa em còn ngoái đầu nhìn lại những chiếc tháp khuất dần, khuất dần sau những rặng cây.
Mỹ Sơn ơi! Hẹn ngày gặp lại.

nguyen quang trung
14 tháng 11 2017 lúc 20:43

Để bắt đầu chuyến tham quan, chúng em sẽ tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa khá xa trường học của chúng em, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ chúng em sẽ đưa chúng em lên trường, sau đó ba mươi phút thì xe bắt đầu chuyển bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi về một địa danh lịch sử nổi tiếng như vậy nên chúng em đều vô cùng háo hức, chờ mong.

Sau hai tiếng chạy xe, cuối cùng chúng em đã đến được di tích thành Cổ Loa, đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa này. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đây là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước, giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của công chúa Mị Châu và Phò mã người Trung Quốc, Trọng Thủy.

minhduc
14 tháng 11 2017 lúc 20:50

Chuyến đi thăm cố đô Hoa Lư - Ninh Bình vừa qua đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Em nhớ mãi cảm xúc háo hức, phấn khởi và ngạc nhiên, thích thú trong chuyến đi ấy.

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn mờ ảo trong buổi bình minh thì đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang dòng sông Đáy hiền hoà rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, dãy Non Nước hiện lên thấp thoáng qua màn sương. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe danh đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất “cờ lau dẹp loạn” này bao giờ.

Hoa Lư đây rồi! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích nằm trong một thung lũng, xung quanh bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp. Tạo hoá đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, trên là núi, dưới là sông, đẹp như một bức tranh sơn thuỷ.

Đến Hoa Lư hôm nay, tuy chúng em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu... nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời oai hùng. Nào là núi Cột Cờ cao hơn 200 mét, nơi Đinh Bộ Lĩnh dựng cờ khởi nghĩa. Nào là ngòi Sả Khê chảy qua hang Luồn, là nơi thuỷ quân ta luyện tập hằng ngày. Rồi hang Muối, hang Tiền với những nhũ đá lóng lánh. Phải chăng đây là kho dự trữ lương thực của đạo quân thiện chiến ngày xưa?

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột dé làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không xuể. Sân đền còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của nhà vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê dũng mãnh, hình chim phượng cao quý tượng trưng uy quyền của vua chúa. Chúng em ngắm chiếc sập đá mà thầm khâm phục hoa tay tài hoa của các nghệ nhân thuở trước.

Trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng uy nghi ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đầu đội mũ bình thiên, bàn tay xoè rộng, đặt nhẹ trên gối vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, lòng em dâng lên niềm cảm phục đối với người đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt xưa.

Tạm biệt đền Đinh Tiên Hoàng, chúng em đến thăm đền thờ vua Lê ở phía bên trái khu di tích. Vua Lê vận long bào, đầu đội mũ miện vàng, kiếm đeo ngang lưng trông rất oai nghiêm. Trong khu vực đền thờ còn có bức tượng một phụ nữ gương mặt phúc hậu, đoan trang. Đó là thái hậu Dương Vân Nga, bậc liệt nữ đã ghé vai gánh vác sự nghiệp cả hai triều Đinh - Lê. Những vị được tôn thờ ở đây đều có tài năng kiệt xuất, xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Không đủ thời gian để leo núi nên chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu ngắm nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô. Có bạn đã giở sổ tay, phác nhanh vài nét kí hoạ. Nhiều người lên tiếng bình luận sôi nổi về phong trào cờ lau dẹp loạn thuở nào.

Trời đã xế chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa kịp bẻ mấy bông lau làm cờ cắm trước đầu xe cho thêm khí thế. Đến thăm Hoa Lư, chúng em được biết thêm một cảnh đẹp và hiểu thêm về lịch sử oai hùng của dân tộc. Chuyến đi tham quan này đã trở thành đề tài của những cuộc trò chuyện sôi nổi trong lớp em suốt những ngày sau đó.



 

lê mỹ quang hiếu
14 tháng 11 2017 lúc 20:54

một trong những ngày mà em thích nhất đó là ngày nhà trương tổ chức cho hoc sinh đi thăm di tích lịch sử

buổi sáng em dây thật sớm và tắm rửa sạch sẽ . em đi tới trường em thấy một đoàn xe đậu một hàng dài trước cổng trường . đi vào có rất nhiều bạn hoc sinh tới trường để đi chơi . khi lớp chúng em lên xe , trong xe có rất nhiều hàng ghế , khi xe chạy , em thấy rất nhiều điều mà em thât khó tin . khi xe  tới nơi chúng em xuông xe và xếp hàng để vào thăm quan di tích.

mình chi có thể giúp tới đây thôi.còn lại bạn tự làm nhé 

Hàn Tử Băng
15 tháng 11 2017 lúc 11:52

Vào một sáng cuối xuân, đầu hạ, khi bầu trời còn đẫm sương đêm, đoàn xe tham quan của trường em đã bắt đầu chuyển bánh. Những chiếc xe đầy ắp tiếng cười lướt nhẹ qua cây cầu bắc ngang sông Đáy hiền hòa,"trong vắt, rồi tiếp tục bon bon trên quốc lộ 1. Xa xa, sau làn sương mờ, dãy Non Nước hiện lên đẹp như một bức tranh phong cảnh. Chúng em đều cảm thấy hồi hộp vì tuy nghe tiếng đã lâu nhưng chưa ai được đặt chân tới mảnh đất quê hương cờ lau dẹp loạn này bao giờ. Tiếng cười nói trong xe tạm lắng xuống, nhường chỗ cho những ánh mắt háo hức, chờ đợi.

Hoa Lư đây rồi ! Kinh đô đầu tiên của nước Đại Việt chính là đây. Toàn bộ khu di tích lịch sử hào hùng của dân tộc nằm trong một vùng đất trũng lòng chảo, xung quanh bao bọc bởi những ngọn núi trùng điệp. Thiên nhiên đã khéo sắp đặt cho nơi này một cảnh quan hùng vĩ, vừa có sông nước vừa có núi non. Phong cảnh hữu tình biết mấy!

Đến di tích  Hoa Lư hôm nay, em không còn được nhìn thấy những cung điện nguy nga, những thành cao hào sâu… nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn núi nơi đây đều ghi đậm dấu ấn vẻ vang của một thời kì lịch sử oai hùng.

Giữa khu di tích Hoa Lư có đền thờ Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền sừng sững, mái cong vút, lợp ngói hình vảy cá, rêu xanh đã phủ dày dấu thời gian. Cột đền làm bằng những cây gỗ to, một vòng tay ôm không hết. Ngoài sân rồng còn lưu lại dấu tích bệ đặt ngai ngự của vua. Đó là một phiến đá to, bằng phẳng. Các nghệ nhân tài hoa thuở trước đã khéo léo khắc chạm lên mặt đá hình rồng bay rất đẹp. Xung quanh là hình con nghê, hình chim phượng cao quý và dũng mãnh tượng trưng cho quyền uy của nhà vua. Chúng em ngắm chiếc sập đá lòng thầm khâm phục những bàn tay tài hoa của ông cha thuở trước.
Sâu trong chính cung là tượng Đinh Tiên Hoàng đang ngự trên ngai. Nhà vua mặc áo thêu rồng, đội mũ bình thiên, bàn tay xòe rộng đặt nhẹ trên gối, vẻ cương nghị đọng lại ở đôi môi mím chặt, đôi mắt mở to nhìn thẳng. Thắp một nén hương tưởng niệm, chúng em kính cẩn dâng lên vị vua đã có công xây dựng Hoa Lư thành kinh đô của nước Đại Việt . 

Không có thời gian để leo núi, chúng em đứng trong thung lũng, ngẩng đầu nhìn bốn phía để cảm nhận rõ thêm vị thế hiểm trở của cố đô..Có bạn đã giở sổ tay, đưa nhanh vài nét kí họa. Nhiều tiếng bàn bạc sôi nổi về phong trào cờ lau lẹp loạn thuở nào.

Trời đã về chiều. Chúng em lưu luyến ra về và nuối tiếc vì chưa bẻ được mấy lông lau làm cờ cho xe mình thêm khí thế. Tạm biệt di tích Hoa Lư, chúng em hiểu thêm về lịch sử dân tộc và cảnh đẹp đất nước. Chuyến đi tham quan này đã trở hành đề tài cho những cuộc trỏ chuyện sôi nổi ở lớp em suốt những ngày sau đó.

Học tốt bạn nhé !

^^

Hàn Tử Băng
15 tháng 11 2017 lúc 11:54

Kết thúc một năm học với nhiều thành tích nổi bật nhất trường, tập thể lớp 6A chúng em được cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh tổ chức một chuyến đi thăm di tích lịch sử. Đây vừa là phần thưởng cho những nỗ lực, cố gắng trong học tập suốt năm học vừa qua. Vừa là dịp để chúng em thêm hiểu biết về những truyền thống lịch sử quý giá của dân tộc Việt Nam. Vừa mang ý nghĩa là một chuyến đi chơi nhưng đồng thời cũng là một chuyến đi thực tế thiết thực cho việc học của chúng em. Đó là chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa.

Sau khi bàn bạc và thống nhất ý kiến, cô giáo chủ nhiệm và hội phụ huynh đã thống nhất về thời gian và địa điểm. Đó là nơi thờ vua An Dương Vương và công chúa Mị Châu. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng của Việt Nam, chứa đựng nhiều câu chuyện về lịch sử, về bài học dựng nước và giữ nước của các vua Hùng. Chúng em đã biết về di tích thành Cổ Loa thông qua việc học và nghiên cứu truyền thuyết về An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy. Nhưng đây là lần đầu tiên chúng em được đặt chân đến địa danh lịch sử, địa danh của những câu chuyện lịch sử kì bí và hấp dẫn này.

Để bắt đầu chuyến đi tham di tích lịch sử này, chúng em phải tập trung ở trường, sau đó sẽ được cô giáo chủ nhiệm và đại diện hội phụ huynh cùng đưa đi thực hiện chuyến đi lí thú này. Vì di tích thành Cổ Loa ở khá xa trường học, nên chúng em tập trung ở trường từ khá sớm, sáu giờ sáng bố mẹ đưa chúng em đến trường, sau đó cô giáo điểm danh từng bạn và ba mươi phút thì xe bắt đầu lăn bánh. Đây là lần đầu tiên cả lớp chúng em có một chuyến đi du lịch cùng nhau, lại là chuyến đi thăm di tích lịch sử nổi tiếng như vậy nên ai ai trong chúng em cũng đều vô cùng háo hức, chờ mong.

Sau một tiếng chạy xe ô tô, cuối cùng chúng em đã đặt chân đến di tích thành Cổ Loa. Đến đây, chúng em được cô hướng dẫn viên du lịch xinh đẹp trong tà áo dài nồng nhiệt tiếp đón và hướng dẫn suốt hành trình cũng như giới thiệu, thuyết minh về khu di tích thành Cổ Loa để chúng em hiểu thêm. Khu di tích Thành Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, ngoại thành thủ đô Hà Nội. Đây chính là nơi diễn ra câu chuyện dựng nước và giữ nước của vua Thục Phán An Dương Vương và câu chuyện tình yêu bi thảm của nàng công chúa Mị Châu và  chàng Phò mã người Trung Quốc – Trọng Thủy.

Không gian của khu di tích thành Cổ Loa mang đầy vẻ cổ kính, trang nghiêm, với màu sắc dân gian như trong những câu chuyện cổ. Thấp thoáng đâu đó những mái nhà ngói đỏ, những cây đa, cây đề lớn, có lẽ chúng cũng đã trải  qua bao biến động của lịch sử, của chiến tranh. Đó là nhân chứng cho những sự kiện lịch sử của nước nhà. Ở trung tâm của khu di tích thành Cổ Loa chính là đền thờ vua An Dương Vương.  Đây là điện thờ chính nên được xây dựng rất rộng lớn và đầy vẻ trang nghiêm, dẫn vào đền thờ phải đi qua một khoảng sân rộng,  hai bên sân có hai hàng cây cổ thụ, tưởng trừng như những cây cổ thụ ấy là những người hiền thần luôn ở bên, trung nghĩa bảo vệ vua An Dương Vương vậy.

Ngôi đền có mái cong hình đầu rồng mang nhiều nét nghệ thuật cổ kính, trong điện được trưng bày những câu đối lớn, có chữ Hán mà chúng em không hiểu và phải có sự diễn giải của cô hướng dẫn viên thì chúng em mới có thể hiểu được ý nghĩa của chúng, chính giữa của điện thờ là một bức tượng vua An Dương Vương uy nghi trong bộ hoàng bào, ngồi từ trên cao nhìn xuống. Cảm xúc chung của chúng em khi vào điện thờ An Dương Vương chính chính là sự tôn kính, tự hào. Hai bên điện thờ là tượng của những vị quan thần có công với dân với nước, những người hiền tài có công giúp vua An Dương Vương dựng nước và giữ nước.

Bên cạnh đền thờ An Dương Vương là một am nhỏ thờ công chúa Mị Châu, công chúa Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, vì ngây thơ, cả tin mà Mị Châu gặp một kết thúc thật bi thảm. Bức tượng công chúa Mị Châu trong am thờ làm cho em nhớ lại sự việc công chúa Mị Châu bị vua cha trừng phạt khi nghe Rùa vàng kết tội mà em đã được học trong truyền thuyết. Nhìn hình ảnh bức tượng không đầu khiến cho chúng em vô cùng xót xa cho nàng công chúa này. Nàng là một người con gái ngây thơ, cả tin vì quá tin tưởng, yêu thương người chồng mà vô tình làm lộ bí mật quốc gia, dẫn đến mất nước. Mị Nương là một người con gái đáng thương hơn đáng trách vào thời bấy giờ. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng bày tỏ sự cảm thông bằng những dòng thơ của mình đối với Mị Châu như sau:

“Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm bể sâu”

Đằng sau truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu- Trọng Thủy là bài học về việc giữ nước, nhưng mỗi chúng ta đều cảm thông cho sự dại khờ, thủy chung của nàng công chúa Mị Châu cùng cái chết đầy oan nghiệt của nàng.

Chuyến đi thăm di tích lịch sử thành Cổ Loa là một chuyến đi thực sự bổ ích và lí thú. Chúng em biết nhiều hơn ý nghĩa của những câu chuyện lịch sử, được tận mắt chứng kiến những nơi diễn ra câu chuyện lịch sử ấy. Thông qua chuyến đi chúng em cũng hiểu biết thêm về những bài học trên lớp, là cơ hội để chúng em mở mang tầm mắt.

^^ 

Học tốt !

Hàn Tử Băng
15 tháng 11 2017 lúc 11:55

Đầu tháng vừa qua, trường em tổ chức cho học sinh di thăm khu di tích Tháp Chàm ở Mỹ Sơn. Đó là chuyến đi rất vui và thú vị.

Sáu giờ sáng, tất cả các bạn học sinh khối sáu đã có mặt đông đủ tại trường cùng với các thầy cô chủ nhiệm của mỗi lớp. Cùng tham dự chuyến tham quan còn có các thầy cô trong Ban Giám hiệu. Chỉ cần năm phút ra lệnh, sáu chiếc xe ca to đùng đã đầy ắp các bạn học sinh, ai nấy đều hớn hở, vui vẻ, khuôn mặt không dấu được sự háo hức hân hoan.

Con đường đi thật dài, từ Thành phố Đà Nẵng chúng em phải vượt gần bảy chục km mới tới khu di tích Mỹ Sơn. Khi đến chân núi khu tháp mọi người phải xuống đi xe chuyên dụng của khu di tích. Loại xe ca quá to, đường bé, dốc không lên được. Chúng em chia thành từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm mười người lên một xe, con đường đi lên thật ngoằn ngoèo, len dưới rừng cây, hai bên là vách núi, gió thổi dào dạt. Cách khu di tích không hơn một cây số nữa chúng em phải xuống đi bộ vì xe không thể lên tới nơi. Ấn tượng đầu tiên của em là khi đặt chân tới Mỹ Sơn là sự hoang tàn đổ nát thảm nghiêng, hoang vắng. Những đền thờ, những tượng đài những tảng đá phủ đầy phong rêu nằm im lìm trong không gian u tịch.

Lúc nãy trên đường vào, đứa nào đứa nấy cười đùa râm ran thế mà giờ đây trở nên im lặng. Giọng cô thuyết minh trầm trầm giới thiệu.

Đây là khu đền thờ của người Chăm ngày trước, nó đã có mặt cách đây khoảng 7 thế kỉ. Qua biến động của thời gian, nó đã bị hoang phế và đổ nát đi gần hết, nay chỉ còn lại một số ít, nhưng chúng ta vẫn thấy rằng đây là những công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, mà người Chăm đã tạo dựng lên.

Những đền thờ ở đây được xây dựng rất lạ, theo hình chóp dưới rộng và trên nhỏ dần, nhỏ dần lại đến lúc kín bưng. Mỗi đền thờ diện tích chỉ khoảng chừng hai mươi mét vuông được xây bằng gạch. Điều độc đáo là không biết người xưa đã dùng chất liệu gì để cho các viên gạch chồng xếp lên nhau, mà ngày nay ta nhìn vào không thể phát hiện ra được, ở những nơi đổ nát người ta đã trùng tu lại, nhưng xem ra kĩ thuật hiện đại của người nay không bằng kĩ thuật thô sơ của người xưa. Những lớp gạch trùng tu chỉ sau vài ba tháng đã trở nên hoen ố rêu phong, còn những lớp gạch cách đây cả gần chục thế kỉ thì vẫn cứ đỏ au như mới.

Chúng em thơ thẩn đi khắp mọi nơi, những nơi các nhà khảo cổ đang khai quật và trùng tu lại chỉ đang đứng ngoài chiêm ngưỡng. Đến lúc ra về, cả đoàn ghé vào khu hội trường để thưởng thức những điệu múa, bài hát của dân tộc Chăm, thật sinh động và hấp dẫn.

Chia tay với Mỹ Sơn, lòng em bồi hồi nhớ về một thời quá khứ, tự hào về những gì mà cha ông đã tạo dựng lên.Khi nó được trùng tu xong sẽ là một địa điểm tham quan hấp dẫn của khách tham quan trong nước và nước ngoài. Xe đã chạy xa em còn ngoái đầu nhìn lại những chiếc tháp khuất dần, khuất dần sau những rặng cây.

Mỹ Sơn ơi! Hẹn ngày gặp lại.

^^

Học tốt !

Hàn Tử Băng
15 tháng 11 2017 lúc 11:56

Mùa hè năm nay, nhân dịp kỉ niệm 35 nặm giải phóng miền Nam, cơ quan bố có tổ chức một tua du lịch xuyên Việt. Điểm đến là Thành phố Hồ Chí Minh, nơi từng được coi là hòn ngọc Viễn Đông. Tôi được bố cho đi cùng.

Dinh toạ lạc trong một khuôn viên rộng hàng chục hecta rợp mát bóng cây. Diện tích sử dụng của dinh Độc lập là 20.000 m2 với hơn 100 phòng được bày trí theo các phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Trong đó bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng, phòng làm việc của Tổng thống và Phó Tổng thống, phòng trình quốc thư, phòng đại yến... Mặt tiền của dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc theo phong cách kiến trúc Á Đông, vừa thanh nhặn, vừa chắc chắn.Trước cửa dinh có thảm cỏ xanh mượt hình ô van trông thật mát mắt.

Nơi khuôn viên trước dinh có chiếc máy bay do trung úy phi công Nguyễn Thành Trung điều khiển đã dội bom xuống dinh Độc lập vào 8 giờ sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975. Sự kiện này đã khiến cho Tổng thống Thiệu lúc ấy vô cùng hoảng loạn. Ớ đó còn trưng bày hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và số hiệu 390 thuộc Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2 anh hùng. Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975 lịch sử, chiếc xe tăng 843 đã húc nghiêng cổng phụ của dinh Độc lập. Tiếp đó, xe tăng 390 húc  tung cổng chính, tiến thẳng vào dinh. 11 giờ 30 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc đinh Độc lập. Tổng thống Dương Văn Minh, người thay thế Nguyễn Văn Thiệu, đã đầu hàng vô điều kiện. Sự kiện này đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, kết thúc 30 năm chiến tranh, mở ra kỉ nguyên độc lập thống nhất cho Tổ quốc. Ai nấy đều chụp ảnh kỉ niệm bên hại chiếc xe tăng lịch sử. Tôi còn táo bạo leo lên tháp pháo của chiếc xe tăng 843 lừng tiếng để chụp ảnh! (Chắc là thấy tôi còn nhỏ, không biết lệnh cấm nên các chú trong khu di tích đã miễn tội, chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng!)

Mỗi hiện vật trong dinh đã làm sống lại không khí rực lửa của cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, giúp mọi người được hoà nhập vào thời khắc thiêng liêng của lịch sử và không khỏi tự hào trước những chiến công vang dội của các chiến sĩ quân Giải phóng anh hùng.

Sau khi tham quan hầu hết các phòng ở tầng một, tầng hai, tầng ba, xem dấu vết cuộc oanh kích , bằng máỵ bay của trung úy Nguyễn Thành Trung trên sân thượng củạ dinh, chúng tôi xuống hầm ngầm cố thủ nằm sâu trong lòng đất của Tổng thống Thiệu. Tường hầm được thiết kế bằng thép, dày tới 1,2 mét, chống được bom tấn. Xem ra nhà thiết kế đã tính đến những phương án xấu nhất có thể xảy ra trong chiến tranh. Nhưng điều đó cũng không thể nào cứu vãn được sự sụp đổ tất yếu của chính quyền Sài Gòn cũ. Ngắm nhìn các hiện vật, tôi tưởng tượng ra những ngày Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu mặc sức làm mưa làm gió, hình dung sự thảm bại của chế độ Mĩ - Ngụy trước bão táp của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam. Tôi hiểu rằng chiến thắng của dân tộc là chiến thắng của khát vọng độc lập tự do, của lòng dũng cảm, trí thông minh, sáng tạo...

Rời dinh Độc lập trong cảm giác bâng khuâng, bồi hồi, tôi biết rằng phải rất lâu sau này mới có dịp trở lại nơi đây. Có thể, theo thời gian, mọi thứ sẽ đổi thay. Nhưng những gì tội dã thấy, đã nghe và cảm nhận sẽ còn lại trong tâm tưởng của tôi mãi mãi mới mẻ, rực rỡ như sắc nắng của Sài Gòn buổi trưa hè ấy!

^^

Học tốt !


Các câu hỏi tương tự
thúy
Xem chi tiết
thaikhacthanh
Xem chi tiết
maihaphuong
Xem chi tiết
phạm thị tú anh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Phương Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Trang
Xem chi tiết
Con rồng hắc ám
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thảo Nhi
Xem chi tiết