Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
KKKKKKK

Kể những câu chuyện cảm động về gia đình

TAKASA
9 tháng 8 2018 lúc 7:58

Câu chuyện thứ ba: Cha Ơi, Đến Khi Nào Thì Ngón Tay Con Sẽ Mọc Lại

Một người đàn ông đang đánh bóng chiếc xe hơi mới mua của mình thì cô con gái 4 tuổi của ông lại dùng đá để viết lên chiếc xe ấy. Điên tiết, ông ta cầm lấy bàn tay của đứa trẻ và đánh rất nhiều, và ông không nhận ra mình đang đánh bằng một cái mỏ lết. Lúc đến bệnh viện, cô bé phải cưa bỏ tất cả những ngón tay của mình vì vết thương quá nghiêm trọng.

Khi đứa trẻ nhìn thấy cha, cô bé tuyệt vọng hỏi “Cha ơi, đến khi nào thì ngón tay con sẽ mọc lại?”. Người cha đau đớn trong lặng câm. Ông trở lại chiếc xe hơi và tức giận đá vào nó. Phải đến lúc thấm mệt ông mới nhìn vào chỗ có những vết rạch mà con gái ông đã viết nên, cô bé đã viết.

“Con yêu cha.”

Bài học: Hãy hiểu một điều rằng, cả sự tức giận lẫn tình yêu thương đều không có giới hạn. Nên nhớ, “Đồ vật là để sử dụng, nhưng con người là để yêu thương”. Đừng để sự nóng nảy tức thời làm bạn cả đời phải hối hận.

Akari Yukino
9 tháng 8 2018 lúc 7:59

Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha xé hết tập vở của tôi!

Hôm đó, tôi đi học về trễ hơn mọi bữa, trời đã nhập nhoạng tối. Cha đứng đợi ở cửa, quát: "Đi đâu giờ này mới về?". Tôi lí nhí đáp: "Dạ, con đi học thêm!". "Không học thêm học thiếc gì hết! Bỏ cửa bỏ nhà, không dọn dẹp nấu nướng; heo ca gà vịt không ai cho ăn", vừa nói, cha vừa rút cây roi vắt trên vách, quất liên tiếp vào mình tôi. "Kể từ ngày mai, không được đi học gì hết! Học nè, học nè, học nè!", mỗi từ học là một roi. Tôi đau quặn người, đưa tay ra đỡ. Cây roi gãy làm đôi. Cha quăng cây roi gãy xuống, phăm phăm bước vào nhà, đến kệ sách của tôi, chụp lấy đống sách vở, vừa quăng vừa xé! Tôi đứng trân mắt nhìn, đau điếng nhưng không dám phản ứng.

Mẹ từ trong bếp chạy ra, kéo tôi vào nhà sau, nói: "Muốn ăn đòn nữa hay sao mà còn đứng đó. Vô nấu cháo heo đi!". Nhà sau là một cảnh nháo nhác. Bầy heo đói, kêu eng éc. Lũ gà lên chuồng lục tục, quang quác. Âm thanh inh ỏi. Mẹ tôi vừa thổi cơm, vừa la hai đứa em trai tôi, bảo tụi nó xắt rau, xắt chuối. Khói cay mù mịt gian nhà tranh chật chội, cay xè cả mắt. Bữa cơm tối rất trễ, tôi nuốt cơm, nuốt luôn cả những giọt nước mắt.

Năm đó tôi đang cuối cấp ba. Nhà tôi nghèo xơ xác. Cha tôi làm nông, mùa được mùa mất. Mẹ thì đi may ở chợ, sớm dọn đồ ra, tối dọn về. Anh Hai tôi trước đó buổi đi học, buổi phụ mẹ. Thấy mẹ cực quá, anh quyết định nghỉ học. Mẹ không cho, bảo: "Nếu con không học thì ra chợ xin thức ăn thừa ở mấy quán cơm về nuôi heo!". Anh tôi làm thiệt. Thấy cảnh đứa con trai mười bảy tuổi ngày ngày hai tay xách hai xô ra chợ xin thức ăn thừa, mẹ chịu không nổi, cho anh theo học may.

Đến lúc anh Ba tôi vào đại học, cha mất đi một người phụ việc, lại phải hàng tháng gửi tiền cho anh, nhà lâm vào cảnh túng quẫn. Cha mẹ cắn răng chịu đựng thêm vài năm, đến khi tôi vào lớp 12, cha bảo: "Con Phương là con gái, không cần phải học nhiều, hết mười hai ở nhà phụ mẹ vài năm rồi lấy chồng là vừa". Nghe vậy, tôi ứa nước mắt, nhưng biết cảnh nhà cơ cực, không dám hó hé, dặn lòng học đến đâu hay đến đó, biết đâu cha mẹ đổi ý cho tôi vào đại học.

Năm cuối cấp, bài vở rất nhiều. Tôi vừa học ở trường, vừa học thêm ở nhà Nam - học miễn phí, vì "thầy giáo" chính là Nam! Nam học với tôi từ nhỏ, hai đứa rất thân. Biết cảnh nhà tôi, Nam thường kèm tôi làm bài tập. Sau giờ đi luyện thi ở nhà thầy chủ nhiệm về, Nam sắp xếp thời gian hướng dẫn cho tôi làm bài tập chung. Nhờ vậy mà tôi học cũng khá. Nhưng kẹt nỗi, tôi vừa học vừa phải canh giờ về.

Ở nhà bao nhiêu việc chờ tôi, nào nấu cơm tối, dọn dẹp nhà cửa, nào giặt giũ áo quần, cho heo ăn - lũ heo chính là tiền học của mấy anh em tôi, nhất là anh Ba; nhờ bán mấy lứa heo con, mẹ mới có tiền gửi cho anh trọ học! Cha tôi biết chuyện tôi nuôi mộng đại học, nhưng do việc nhà cũng ổn nên không nói gì. Ngặt nỗi, hai đứa em tôi lười chảy thây, chẳng giúp tôi được gì. Đó cũng chính là lý do gián tiếp khiến cho tôi bị cha xé tập vở, bắt phải nghỉ học gấp.

Sáng hôm sau, lo lắng cơm nước xong, phần cho cha bới đi làm, phần để mẹ bới đi chợ, tôi rón rén ôm cặp ra khỏi nhà. Cha nhìn theo, lặng lẽ. Đến lớp, mắt tôi vẫn còn sưng húp, tụi bạn xúm nhau hỏi, nhưng tôi không trả lời. Xui xẻo làm sao, đúng hôm đó thầy chủ nhiệm gọi tôi lên trả bài. Tôi hoảng hốt, ngơ ngẩn bước lên bục giảng. Thầy cầm lấy quyển tập của tôi, ngạc nhiên hỏi: "Tập em sao thế này? Không phải em xé đó chứ?". Tôi đứng im vô hồn, thầy hỏi gì cũng không đáp. "Này!", thầy khẽ nắm lấy cổ tay tôi lắc lắc, đúng ngay chỗ bị cha đánh. Tôi đau quá, la "oái" lên. Thầy nhìn thấy cổ tay tôi sưng vù, bầm tím, như hiểu ra điều gì, dịu giọng nói: "Em xuống phòng y tế đi, nhờ cô Vy bóp dầu cho. Thầy cho em nợ, lần sau trả bài nhé!".

Kể từ hôm đó, thầy chủ nhiệm quan tâm đến tôi nhiều hơn. Thỉnh thoảng, thầy nhờ Nam gửi cho tôi một vài quyển sách tự học với lời nhắn nhủ: "Hãy cố lên, rồi mọi thứ sẽ tốt đẹp, em nhé! Không gì là mãi mãi..." Lời nhắn nhủ của thầy theo tôi mãi đến những tháng năm sau này...

Rồi tôi cũng tốt nghiệp, loại giỏi! Tôi tiếp tục nộp đơn dự tuyển sinh đại học. May thay, dù chỉ dự thi một trường duy nhất là Đại học Sư phạm, tôi cũng đậu. Trước mặt tôi là một con đường! Dưới chân tôi là một con đường! Tôi sẽ phải bước tiếp!

Hôm tôi trình giấy báo nhập học, mẹ lặng lẽ cười. Cha tôi trầm ngâm không nói. Thêm một người nữa vào đại học. Một niềm vui, một nỗi lo. Phía trước, phía trước. Phía trước chắc chắn là những tháng ngày gian khó cho cha mẹ, và dĩ nhiên, cả cho tôi nữa. Tôi nhớ lúc trong phòng thi, khi đã hoàn thành bài thi cuối cùng mà vẫn còn chút ít thời gian, thay vì coi lại bài, tôi đã gục đầu trên trang giấy của mình và khóc. Giám thị có lẽ nghĩ tôi làm bài không được, nhìn tôi ái ngại.

Nhưng tôi thì lại khác, không hiểu sao tôi nghĩ là mình sẽ đậu, đậu trong lo lắng. Tôi khóc vì tấm lưng cha phơi nắng giữa đồng. Tôi khóc vì những đường kim miệt mài của mẹ. Khóc cho hai đứa em tôi. Và tôi khóc cho tôi. Không gì là mãi mãi... Tôi nhớ câu nói của thầy chủ nhiệm và tự nhủ: vì những người thân yêu, mình sẽ thay đổi được mọi thứ! Nhất định!

Khuya hôm đó, mẹ dậy sớm nấu cơm. Hai đứa em tôi vẫn còn say ngủ. Cha ngồi uống trà, nghe radio, kênh nhà nông. Tôi một mình xếp hành lý. Ăn sáng xong, tôi cúi chào cha mẹ lên đường. Cha tôi chỉ gật đầu, còn mẹ chỉ dặn: "Con đi đường cẩn thận. Phải biết tự chăm sóc cho mình, cha mẹ ở xa không lo được". Lần đầu tiên tôi xa nhà, xa những vài trăm cây số. Trong túi tôi cũng chỉ vỏn vẹn vài trăm ngàn. Ra đến cổng, tôi ngoái lại nhìn căn nhà thân yêu của mình, nơi tôi đã sống, đã thương yêu, đã buồn khóc những 18 năm trời!

Bất chợt, tôi bắt gặp ánh mắt của cha nhìn theo. Thấy tôi quay lại, cha vội lảng đi chỗ khác. Dù xa, nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhận ra những giọt nước mắt - giọt nước mắt đã chảy xuống đôi gò má sạm nắng của cha. Cha đã khóc vì tôi. Nghĩ đến đó, mắt tôi chợt cay xè!

Bến xe hôm đó thật đông. Tôi lên xe, lặng lẽ nhìn ra cửa. Đây là quê hương tôi, lát nữa tôi phải xa. Dù là đi học, nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cái cảm giác biền biệt, như lời một bài hát: "Quê nhà tôi ơi, xứ Đoài xa lắm...".

Xe khởi động. Tiếng rừm rừm làm tôi rùng mình. Tôi thò đầu ra khỏi xe, nhìn về hướng nhà. Bỗng, trên con đường đất đỏ, tôi thấy dáng ai đang tất tả chạy lại - dáng ai như thể dáng mẹ! Đúng là mẹ rồi! Mẹ đi đâu vậy nhỉ? Không phải giờ này mẹ phải ra chợ rồi sao? Đến trước cửa xe, mẹ hớt hơ hớt hải gọi tài xế: "Chờ tôi chút!". Tôi vội lao ra khỏi xe. "Có chuyện gì hả mẹ?", tôi lo lắng hỏi. "Không!", mẹ vừa thở hổn hển vừa nói: "Mẹ chỉ gửi cái này cho con!".

Nói rồi, mẹ dúi vào tay tôi một bọc giấy nhỏ: "Con cầm lấy đi!". Tôi ngờ ngợ, vội mở ra, mẹ không kịp ngăn lại. Cái gì đây? Một đôi bông tai và chiếc nhẫn vàng! Ồ,... không! Chẳng phải đây là đôi bông tai và chiếc nhẫn cưới của mẹ sao. Mẹ đã giữ gìn cẩn thận nhiều năm, cho dù có túng quẫn thế nào cũng không đem ra bán. Đó là vật kỷ niệm thiêng liêng của ngoại tặng mà mẹ quý hơn máu thịt.

"Mẹ, con không nhận đâu!", tôi bật khóc nói. "Không, con cầm lấy đi cho mẹ yên tâm. Thân gái dặm trường, không có ai lo cho con cả!". "Còn cha thì sao? Cha có biết chuyện này không?", tôi ngập ngừng hỏi. Mẹ gật đầu: "Cha con nói, vật kỷ niệm thì cũng là vật. Bây giờ mà không đưa cho con thì đợi đến bao giờ?!". Thì ra, cha tôi... Cha vẫn rất thương yêu tôi, thương yêu theo cái cách của cha! Hai mẹ con chia tay nhau tại bến xe, ngập đầy nước mắt!

Xe chạy. Dáng mẹ xa dần. Tôi lại giở những kỷ vật của mẹ ra xem. Nước mắt lại trào ra. Tôi tự hứa là sẽ không bao giờ bán những kỷ vật này đi. Tôi có đôi bàn tay; tôi có khối óc; tôi có những kiến thức quý giá mà mình đã tích lũy được từ nhà trường, gia đình và xã hội. Nhất định tôi sẽ tự đứng trên đôi chân của mình. Nhất định!

Nhiều năm sau, tôi cũng không làm sao quên được cái ngày hôm ấy - cái ngày mà cha nhìn theo tôi, nước mắt cha chảy xuống đôi gò má sạm đen vì nắng! Tôi thương cha, thương theo cách của mình. Dù cha có làm gì đi nữa thì tôi vẫn thương.

Doraemon
9 tháng 8 2018 lúc 8:01

Câu chuyện thứ nhất: Trồng răng giả cho mẹ

Có một anh chàng đại gia, mẹ anh đã già, răng đã rụng cả, thế nên anh lái xe đưa mẹ đi trồng răng. Khi vào phòng mạch nha sỹ, người ta bắt đầu giới thiệu các loại răng giả, nhưng người mẹ lại muốn loại rẻ nhất.

Nha sỹ không chịu thế, ông ấy vừa nhìn người con trai đại gia, vừa kiên nhẫn so sánh răng giả chất lượng tốt và răng giả chất lượng thấp. Thế nhưng điều khiến nha sỹ vô cùng thất vọng đó là người con trai giàu có này lại rất thơ ơ, chẳng đả động gì, chỉ lo gọi điện thoại, hút thuốc lá, hoàn toàn không quan tâm tới những gì ông nói.

Nha sỹ không thuyết phục được người mẹ nên đã đồng ý yêu cầu của bà. Lúc này người mẹ run run lấy từ trong túi áo ra một cái túi vải, mở từng lớp từng lớp ra, lấy tiền đóng tiền đặt cọc, một tuần sau chuẩn bị đến trồng răng.

Sau khi họ đi, những người ở phòng mạch bắt đầu mắng chửi người con trai giàu có kia, nói anh ta ăn mặc bóng loáng, hút thuốc đắt tiền, mà không nỡ bỏ tiền trồng một bộ răng tốt cho mẹ.

Khi họ đang chỉ trích thì không ngờ người con trai giàu có kia quay trở lại, anh nói:“Nha sỹ, phiền ông trồng cho mẹ tôi loại răng sứ tốt nhất, phí tôi sẽ trả, bao nhiêu tiền không quan trọng. Nhưng ông đừng nói sự thật với bà ấy, mẹ tôi là một người cực kỳ tiết kiệm, tôi không muốn làm bà không vui.”

Cả căn phòng chìm trong im lặng.

Câu chuyện thứ hai: Đồng hồ báo thức

Khi cậu con trai lên giường đi ngủ là 11 giờ tối, bên ngoài cửa sổ tuyết đã rơi. Cậu rúc vào trong chăn, cầm đồng hồ báo thức, nhận ra đồng hồ đã bị đứng rồi, cậu lại quên không mua pin. Trời lạnh thế này, cậu không muốn dậy. Cậu gọi điện thoại đường dài cho mẹ:

“Mẹ ơi, đồng hồ báo thức của con hết pin rồi, ngày mai con phải dậy sớm đến công ty đi họp, 6 giờ sáng mẹ gọi điện thoại đánh thức con nhé.”

Giọng của mẹ cậu ở đầu dây bên kia có hơi khàn khàn, có thể là bà đang ngủ dở giấc thì bị cậu đánh thức lúc nửa đêm, mẹ cậu nói: “Được rồi, con ạ.”

Khi đồng hồ reo lên, cậu đang mơ một giấc mơ đẹp, bên ngoài trời vẫn còn mờ tối. Đầu dây bên kia mẹ cậu nói: “Con này, con mau dậy đi, hôm nay phải đi họp đấy”. Tôi nhấc tay lên xem giờ, mới có 5 giờ 40. Cậu khó chịu kêu lên: “Chẳng phải con nói là 6 giờ sao ạ? Con còn muốn ngủ thêm một lúc nữa, bị mẹ làm tỉnh rồi!”. Đột nhiên mẹ cậu không nói gì nữa, cậu gác máy.

Cậu thức dậy đánh răng rửa mặt rồi ra ngoài. Trời lạnh thật, khắp nơi trên trời dưới đất đâu đâu cũng đầy tuyết. Đứng ở trạm xe buýt, cậu không ngừng dậm dậm chân cho ấm. Bên cạnh cậu có hai cụ già tóc đã bạc trắng. Cậu nghe thấy ông cụ nói với bà cụ: “Bà xem cả đêm bà chẳng ngủ được, sáng sớm đã bắt đầu giục tôi rồi, bây giờ lại phải đợi lâu như thế này”.

Đúng vậy, chuyến xe đầu tiên phải 5 phút nữa mới đến. Cuối cùng xe cũng đến, cậu lên xe. Người lái xe là một tài xế trẻ tuổi, anh ấy đợi cậu lên xe rồi từ từ lái đi. Cậu nói:“Này, tài xế, ở dưới còn có hai cụ già nữa đấy. Trời lạnh như vậy, người ta đợi xe lâu lắm rồi, sau anh không đợi họ lên xe rồi hẵng lái đi?”.

Anh chàng tự hào nói: “Không sao, đó là bố mẹ tôi! Hôm nay là ngày đầu tiên tôi lái xe buýt, họ đến xem tôi đấy!”

Đột nhiên tôi khóc, tôi thấy bố gửi tin nhắn đến: “Con à, mẹ nói là mẹ không tốt. Mẹ cứ ngủ không yên, dậy từ rất sớm, lo con bị trễ họp”.

TBQT
9 tháng 8 2018 lúc 8:02

Câu chuyện cảm động về cha khiến nhiều người không khỏi xúc động và thương cảm cho người cha, một người đàn ông với gương mặt khắc khổ và bờ vai gầy gò dãi dầu mưa nắng để lo cho vợ con.

Con à! Nay mai con khôn lớn thì hãy nhớ rằng trên đời này con vẫn còn có một người cha nhé, cha lúc nào cũng nhớ và yêu con rất nhiều. Mẹ con đã bế con rời xa cha khi con còn ẵm ngửa vào một buổi chiều động lạnh căt da cắt thịt của miền Bắc. Mẹ con có để lại cho cha một dòng chữ trên mảnh giấy cũ kỹ: “Anh à! Em xin lỗi, dù em rất yêu anh nhưng em không chịu nổi nữa rồi, mẹ con em sẽ sống tốt, anh yên tâm nhé!”

Mẹ con là một người con gái thành phố, theo tiếng gọi của trái tim mẹ con đã về quê cha để làm dâu. một người con dâu nông thôn đích thực, câu chuyện tình yêu của cha mẹ khiến nhiều người ngỡ ngàng. Họ nhiều lúc còn nói kháy cha là đũa mốc đòi chọc mâm son. Kể ra thì họ cũng nói đúng vì mẹ con là gái thành phố, con của một gia đình có quyền thế, nhưng vị theo cha về quê làm vợ cha nên gia đình đã đoạn tuyệt với mẹ con, ông bà ngoại con đã không nhận con khi con còn trong trứng nước.

Cha là một chàng sinh viên nghèo nhà quê ra tỉnh, cha gặp mẹ con trong một buổi sinh hoạt đoàn khoa, mẹ con mến mộ những tài lẻ, mến mộ cái vẻ chân chất hiền lành, nói chuyện dí dỏm của cha. Tình yêu của cha mẹ bắt đầu từ năm thứ 2 đại học, nhưng gia đình ông ngoại con cấm cản cha đủ đường, có cả việc họ nhờ người dằn mặt cha, cha đã khóc, khóc rất nhiều vì bất lực con à. Nhưng vì tình yêu mẹ con quyết bảo vệ cha.

Nhưng cuộc đời thật chớ trêu khi tai họa bất ngờ ập xuống gia đình mình con à, liền một lúc ông bà nội của con đã gia đi vĩnh viễn trong một vụ tai nạn giao thông, để lại cha và 3 chú của con hiện nay, bầu trời như bỗng sụp đổ lên đầu cha, khiến cho cha có cảm giác như mất tất cả. Những dòng lệ cứ tuôn rơi cho đến lúc nó đã cạn và không thể chảy ra được nữa.

Và cha cũng đi đến quyết định là nghỉ học để đi làm thuê để nuôi các chú của con, vì khi đó các chú vẫn còn thơ dại con à, khi cha quyết định như vậy thì mẹ con khóc rất nhiều, mẹ con nghĩ là cha đã bỏ rơi mẹ con, không còn yêu mẹ con nữa. Nhưng cha nói: “Nếu em yêu anh thì hãy về quê với anh, chúng mình sẽ gây dựng sự nghiệp ở quê, chứ anh không thể bỏ các em được”

Rồi mẹ con cũng quyết định về quê theo cha, phải nói quyết định đó là cha cảm phục vì một người con gái mới đôi mươi, công danh sự nghiệp còn đang chờ phía trước mà lại về quê cùng thằng chăn vịt thì cũng là chuyện hiếm có trên đời. Nhưng cũng từ quyết định đó, ông bà ngoại của con đã từ mặt mẹ con, họ bảo coi như đứa con họ dứt ruột đẻ ra đã chết.

Về sống với nhau được hơn một năm thì con ra đời vời sự vui mừng khôn tả của cha mẹ. Mẹ con càng ngày nhìn càng đẹp, mẹ con đã thấm cái vẻ đẹp của một người con gái quê, nhìn mặn mà, đằm thắm.

Nhưng cuộc đời không như mơ, cha liên tục chăn nuôi thất bát, những năm kinh tế suy thoái nhiều khi chỉ củ sắn, củ khoai qua ngày, mẹ con không hề than thở nửa lời và đã cùng cha vượt qua mọi khó khăn.

Nhưng đến ngày mẹ ẵm con đi thì cha đã biết là cha đã mất tất cả, thêm một lần nữa nước mắt cha lại tuôn rơi. Cha thấy kiệt sức, khi có mẹ con ở bên một mình cha có thể thâu đêm bốc đất be bờ để thả cá, cha có thể làm từ sáng đến trưa không nghỉ, cha có cảm giác như mình có thêm động lực để sống và làm việc vì vợ vì con. Nhưng than ôi! Cuộc đời sao ngang trái quá vậy? Cha không hề trách mẹ con, nhưng cha lại thương con, nếu không có bố con có ngủ được không? Con còn có chỗ để rúc nách nữa không? Rồi mai này cuộc sống không có cha thì mẹ con sẽ ra sao?

Cha biết mẹ con đã cho cha thời gian, nhưng mọi sự hy vọng cuối cùng cũng thất vọng dẫn đến tuyệt vọng, mẹ không chịu được cảnh sống cơ hàn này nữa nên mẹ đã quết chi ra đi.

Cha buồn lắm con à, ở một nơi nào đó con hãy hiểu vẫn còn một người cha nghèo khổ đang nhớ và thương con rất nhiều!

believe in friendship
9 tháng 8 2018 lúc 8:04

Hãy Làm Điều Gì Đó Trước Khi Quá Muộn Màng

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Bài học: Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.

TBQT
9 tháng 8 2018 lúc 8:06

Khi mẹ đã khuất núi thì con mới thấy nhớ mẹ, con đang nhớ mẹ rất nhiều mẹ ạ, bi kịch gia đình ập xuống đầu chúng con khi biết mẹ bị ung thư giai đoạn cuối. Lúc mẹ còn sống chúng con mặc định có mẹ ở trên đời, mặc định có mẹ chăm sóc từng bữa cơm, từng giấc ngủ cho chúng con. Khi mẹ ra đi sao lòng chúng con thấy trống vắng quá vậy? Còn đâu những buổi chiều tà mẹ ngồi đợi cơm chúng con, chúng con tuy đã lớn như vẫn như những đứa trẻ, mỗi khi ở thành phố về là ríu rít như những con chim non quanh quẩn bên mẹ hiền.

Những câu chuyện buồn đến với chị em tôi khiến cho cả 4 chị em tôi gần như suy sụp, mẹ ra đi với một lời chăn chối là mẹ rất lo cho tôi, đứa con út bé bỏng của mẹ, tôi đã học xong đại học rồi nhưng vẫn chưa lập gia đình, điều đó làm mẹ không yên tâm về tôi. Nhưng mẹ ạ! Con hứa với mẹ là con sẽ sống tốt, con sẽ không phụ công mẹ và các chị đã nuôi dưỡng con đậu mẹ ạ! Mẹ hãy thanh thản nhé, con rất nhớ me, con nhớ những giây phút được ở bên mẹ, nhưng đêm hè mẹ ngồi quạt cho chúng tôi ngủ. Những khi tôi khát sữa vì mẹ đói thì làm gì có nhiều sữa, hai hàng lệ mẹ lại tuôi rươi trên hai gò má gầy gò của mẹ.

Mẹ sinh con ra là thân con út, cũng kể từ ngày con trào đời thì cũng là ngày bố con vĩnh viễn ra đi sau một tai nạn lao động, bố đã ra đi khiến cho mẹ gần như hoàn toàn sụp đổ, thân mẹ gầy một mình che chở cho 4 đứa con thơ dại, mấy chị em tôi mỗi người cách nhau chưa đầy 2 tuổi. Bao nhiêu vất vả của cuộc đời đã đè nặng lên đôi vai gầy gò của mẹ.

16 tuổi mẹ bước chân về nhà chồng, cái tuổi vẫn còn trẻ con ấy mà mẹ đã phải gánh vác giang sơn, bao nhiêu nỗi vất vả tủi hờn đè nặng lên vai mẹ, nhưng mẹ không hề oán than nửa câu. Chỉ sau này chúng tôi lớn mới nghe các bác hàng xóm kể lại là ông bà nội rất con thường mẹ tôi vì mẹ không sinh được con trai nối dõi cho gia đình, 4 chị em tôi cũng không được ông bà quý như những đứa trẻ khác, cho nên cứ màn đêm buông xuống là mẹ ngồi khóc một mình. Không biết tự bao giờ, nước mắt của mẹ đã cạn, không phải vì mẹ hết nước mắt, mẹ vô cảm, mà mẹ đã nuốt những giọt nước mắt mặn đắng vào trong lòng để nuôi chị em tôi bằng người.

Mẹ trở thành góa phụ khi còn quá trẻ, cái tuổi đúng ra vẫn là tuổi xuân thì mới ngoài đôi mươi, có rất nhiều người đàn ông đã ngỏ ý là lo cho mẹ con tôi. Nhưng mẹ đã lắc đầu từ chối tất cả, mẹ sợ…mẹ rất sợ khi những người đàn ông đó không thương chúng tôi, làm khổ chúng tôi vì không phải tình máu mủ gì cả.

Trong tưởng tượng của tôi thì mẹ tôi đẹp, mẹ đẹp lắm, một người phụ nữ đẹp về cả ngoại hình và cái đẹp còn thể hiện trong tâm mẹ. Dù bị bà nội tôi hắt hủi, khinh ghét nhưng mẹ vẫn rất có hiếu với bà, những ngày cuối đời của bà một tay mẹ chăm nom, rửa ráy, phụng dưỡng. Những ngày đó bà nội tôi khóc rất nhiều, bà nói là bà rất hối hận khi không thương mấy mẹ con, nhiều khi bà gây áp lực cho mẹ tôi, nhưng mẹ chỉ mỉm cười với bà và nói: “U đừng suy nghĩ gì cả, con hiểu lòng u mà, con thương u như mẹ đẻ của con vậy” Bà nội tôi trào nước mắt vì lúc đó bố tôi đã mất, mà mẹ tôi nguyện ở lại với nhà chồng để lo cho gia đình nhà chồng và các con của mẹ, không phải người phụ nữ mới ngoài đôi mươi nào cũng làm được điều đó.

Chúng tôi cũng dần lớn lên theo tiếng ru của mẹ, những tiếng võng kẽo kẹt trong những buổi trưa hè đã nuôi dưỡng chúng tôi lớn khôn tới ngày hôm nay. Cả ba chị của tôi đều phải nghỉ học sớm vì điều kiện gia dình không cho phép, các chị lên thành phố làm thuê để nuôi tôi ăn học, tôi vô cùng biết ơn mẹ, biết ơn các chị, các chị cũng như người mẹ của tôi, lo cho tôi từng li từng tý một.

Mẹ đã đi về cõi vình hằng, chúng con nhớ mẹ lắm mẹ ơi! Chúng con luôn nghĩ là mẹ vẫn đang ở bên chúng con, chúng con rất thương mẹ, một người mà chưa có giây phút nào được sống sung sướng, sống đầy đủ. Nhưng mẹ lúc nào cũng mỉm cười vì mẹ có chúng tôi ở trên đời, đó là tất cả của mẹ!

Lê Thị Tú Nguyên
9 tháng 8 2018 lúc 8:48

Hãy Làm Điều Gì Đó Trước Khi Quá Muộn Màng

Một người đàn ông dừng lại ở cửa tiệm bán hoa để đặt hoa tặng mẹ của mình. Mẹ của ông ở xa cách đây hơn 200 dặm và ông sẽ nhờ cửa tiệm giao hoa đến tận tay cho bà. Khi ông bước ra khỏi xe, ông đột nhiên chú ý đến một cô gái trẻ đang khóc thút thít bên lề đường. Ông hỏi cô gái có sao không, cô trả lời, “Cháu muốn mua hoa hồng tặng mẹ. Nhưng cháu chỉ có 75 cent nhưng hoa hồng thì đến 2 dollar.

Người đàn ông mỉm cười và nói, “Đi với chú. Chú sẽ mua cho cháu một bông hồng.” Ông mua cho cô bé hoa hồng như đã hứa và đặt hoa giao đến tận nhà mẹ mình. Khi họ rời khỏi, ông ngỏ ý chở cô bé về nhà. Cô bé đồng ý để ông chở đến chỗ mẹ của mình. Cô chỉ cho ông đến một nơi vắng vẻ, phải đến khi dừng xe lại người đàn ông mới nhận ra đó là một nghĩa trang. Và cô gái đã đặt bông hoa ấy lên một ngôi mộ sạch sẽ.

Người đàn ông trở về cửa tiệm hoa, hủy gói giao hoa và ông ta đã mua hẳn một bó hoa to, lái xe đến thẳng nhà của mẹ mình, ngôi nhà cách nơi đấy hơn hai trăm dặm đường đi nhưng cuộc gặp gỡ cô gái đã cho ông hiểu rằng, nếu hôm nay ông không đến, có khi ngày mai ông sẽ chẳng còn cơ hội để đến nữa.

Bài học: Cuộc đời rất ngắn ngủi bạn ạ. Hãy dành nhiều thời gian để yêu thương và quan tâm đến những người mà bạn quý mến. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc với họ trước khi mọi chuyện đã quá muộn màng. Không có thứ gì trên đời quan trọng hơn gia đình cả, bạn nhé.

Akari Yukino
9 tháng 8 2018 lúc 10:55
believe in friendship   chép trên mạng mà 

Các câu hỏi tương tự
김제니(Team BLINK)
Xem chi tiết
Nguyễn Duy Khánh
Xem chi tiết
vysongao
Xem chi tiết
Đào Thị Khả Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Xuân Hòa
Xem chi tiết
Vân Anh 5A
Xem chi tiết
Khách vãng lai
Xem chi tiết
Công Chúa Họ Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Thị Mỹ Linh
Xem chi tiết