Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
vungocquynhnga

Kể một câu chuyện ngắn cho em nhiều cảm xúc

minamoto mimiko
18 tháng 5 2018 lúc 9:35

 Không giống như mọi ngày, hôm nay tôi trở về nhà với tâm trạng buồn và những suy nghĩ miên man khó tả. Câu chuyện ở lớp học buổi sáng nay thật sự đã ghi đậm trong trí óc tôi với hình ảnh của Hưng, một cậu bé với cặp mắt tinh anh trên khuôn mặt chưa đầy vẻ khắc khổ. Như để trải lòng mình, tôi kể câu chuyện trên lớp cho bố mẹ nghe sau bữa cơm tối của gia đình.

      – Hôm nay con có chuyện gì buồn sao? Dường như đoán được sự thay đổi trên gương mặt tôi, mẹ tôi hỏi.

      Nhìn mẹ tôi nhận ra sự đồng cảm sâu sắc.Tôi liền kể cho cả nhà cùng nghe về Hưng, cậu bạn mới nhập học vào lớp tôi năm nay, không chút rụt rè:

     – Hưng là học sinh mới của lớp con mẹ ạ. Hôm nay, trong giờ toán,  bạn ấy không làm bài tập về nhà và bị cô giáo phạt đứng góc lớp.

       Mẹ nhìn tôi và cười:

      – Bạn lười làm bài tập nên bị phạt là đúng rồi, làm sao con lại buồn vì chuyện đó được?

       Tôi vội ngăn lại suy nghĩ của mẹ:

     – Không mẹ ơi,Hưng không làm bài tập không phải vì bạn ấy lười học đâu mẹ ạ. Hưng có hoàn cảnh rất đáng thương. Vì bạn ấy mới chuyển về trường nên con và tất cả mọi người chưa có điều kiện hiểu nhiều về bạn ý. Chúng con vẫn thường thấy Hưng là cậu bé hiền lành và có chút nhút nhát. Bao giờ cũng vậy, cậu luôn đến trường muộn làm lớp con mất điểm thi đua và chỉ mới một tiếng trống tan thì cậu ấy đã ba chân bốn cẳng chạy về nhà, chẳng thèm chờ đợi hay trò chuyện cùng ai cả.  Hưng gần như sống tách biệt hoàn toàn với các bạn trong lớp con .Chúng con sẽ chẳng bao giờ hiểu biết rõ hơn về Hưng nếu như không có chuyện hôm nay.

     Như thường lệ, đầu giờ học, bao giờ cô giáo con cũng đi kiểm tra một lượt cả lớp có làm bài tập về nhà hay không. Cô đi hết dãy một và tỏ ra khá hài lòng vì ai nấy đều làm bài rất chăm chỉ. Bỗng dưng cô dừng lại ở bàn cuối cùng dãy thứ hai, chỗ ngồi của Hưng,trên nét mặt cô lộ rõ vẻ nghiêm khắc : “Sao em không làm bài tập về nhà cô đã giao?”. Hưng đứng dậy lí nhí trả lời:  “Dạ, dạ thư cô, nhà em bị mất điện ạ”. Cả lớp bắt đầu có những tiếng xì xầm vì các bạn đều biết rằng khu nhà ở của Hưng  tối hôm qua không bị cắt điện. Cô giáo nghiêm nét mặt: “Em lười làm bài tập về nhà, cô phạt em đứng góc lớp”. Dường như nỗi xấu hổ và sự tủi thân đã khiến Hưng khóc, Hưng trình bày lí do bạn ấy không kịp làm bài tập cho môn Toán ngày hôm nay. Như một cách để san sẻ nỗi lòng mình, Hưng kể cho cô và cả lớp nghe cuộc sống của em một cách tỉ mỉ khiến ai nghe thấy cũng không khỏi ngậm ngùi. Gia đình Hưng giờ chỉ có Hưng và mẹ đang đau ốm, bố Hưng ra đi do một vụ tai nạn lao động cách đây đã hai năm.Dù tổi còn nhỏ nhưng bạn ấy đã sớm phải là lao động chính trong gia đình. Sáng nào cũng vậy, Hưng đều phải dậy từ bốn giờ sáng giúp mẹ các thứ công việc trong nhà và chuẩn bị bữa sáng ,rồi lại đi rao báo để có tiền học và chăm lo thuốc thang cho mẹ xong việc cậu mới đến trường, chính vì thế mà chúng con luôn thấy bạn đi học muộn. Chiều về, cậu ấy cũng phải chạy thật nhanh để sớm về nhà tranh thủ đi bán vài tờ vé số và  nấu cơm nước cho hai mẹ con. Hôm qua, mẹ Hưng bị tụt huyết áp phải nhập viện, cả đêm cậu ấy ở bên mẹ chăm sóc vì thế mà không hoàn thành được bài tập cô giao.

     Trong lớp đã bắt đầu có những tiếng thút thít, cả cô và trò đều không ngăn nổi dòng nước mắt của mình. Hưng trước giờ là một người ít nói, khó ai chia sẻ được với bạn đó, nhưng Hưng học giỏi và rất tốt bụng. Không ngờ hoàn cảnh của Hưng lại như thế này. Chúng con quá bất ngờ về nỗi bất hạnh mà Hưng phải gánh chịu.Cô giáo nhẹ nhàng bảo Hưng ngồi xuống và lặng lẽ tiến về phía bục giảng. Giọng cô dịu dàng và đầy xúc động: “Cô và tất cả các em đã sai khi không hiểu rõ hoàn cảnh của Hưng mà vội vàng khiển trách bạn. Cô xin lỗi. Hưng là học sinh mới, cả lớp ta phải yêu thương và giúp đỡ bạn nhiều hơn nữa.” Buổi học tiếp tục nhưng không khí như có phần nặng trĩu bởi câu chuyện của Hưng khiến ai nghe cũng phải ngậm ngùi, chua xót.

     Kể xong tôi mới biết nước mắt mình đã chảy ra từ khi nào không biết, cả Bố Mẹ tôi cũng thế, đều xúc động và thương cho hoàn cảnh của Hưng. Qua đây, tôi cũng rút ra một bài học quý giá cho mình: trước khi nhìn nhận đánh giá về một người hãy tìm hiểu kĩ về họ, bởi biết đâu cái nhìn phiến diện của ta lại làm xấu một con người vốn rất tốt đẹp.Và hơn bao giờ hết, con người phải biết sống trong tình yêu thương và phải biết yêu thương, đùm bọc tất cả những người ở quanh ta.

Nguyễn Hoàng Anh Phong
18 tháng 5 2018 lúc 8:57

Sáng thứ sáu tuần qua, ở lớp 7A trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình xảy ra một câu chuyện thật là cảm động.

Chúng em vừa vào học tiết Văn của cô chủ nhiệm được khoảng hơn mười phút thì thầy giám thị báo là bạn Thúy ra ngay cổng trường có người cần gặp. Một lát sau, Thúy trở vào với gương mặt tái nhợt và đôi mắt đỏ hoe. Cô Thanh gặng hỏi, Thúy run run cắn chặt môi để kìm tiếng khóc rồi cho biết,rằng vừa nhận được tin cha bị tai nạn giao thông.

Cả lớp lặng đi vì xúc động, vì thương Thúy. Nhà Thúy nghèo lắm! Ba mẹ rời quê hương ở Quảng Ngãi vào đây lập nghiệp mới được vài năm. Sáng sáng, mẹ gánh gánh xôi đi bán dạo. Ba Thúy mướn chiếc xích lô chở khách kiếm, tiền nuôi các con ăn học.

Thúy là chị lớn trong nhà, vừa lo học, vừa lo phụ giúp gia đình. Chúng em đi học bằng xe đạp, còn Thúy đi bộ. Em để ý thấy Thúy chỉ có hai bộ quần áo cũ để thay đổi hằng ngày. Tuy vậy, tinh thần vượt khó và kết quả học tập của Thúy thật đáng nể!

Tai nạn đột ngột của ba Thúy quả là một tai họa đối với gia đình bạn ấy. Từ nay, mấy mẹ con Thúy biết nương tựa vào đâu?! Trong lúc Thúy thu xếp sách vở, cô Thanh đã nhanh chóng hội ý với ban cán bộ lớp Cô cử bạn Quốc lớp trưởng chở Thúy đến bệnh viện, thêm bạn Liên tổ trưởng tổ 2 đi kèm cho an tâm. Khi các bạn đã đi, cô khuyên chúng em quyên góp tiền để giúp đỡ gia đình Thúy. Cả lớp hưởng ứng lời cô. Bạn nào có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Bạn nào không có thì hẹn đến mai…

Số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng chân thành của chúng em sẻ chia hoạn nạn cùng người bạn bất hạnh. Hơn lúc nào hết, chúng em càng thương Thúy và mong bạn ấy vượt qua dược thử thách nghiệt ngã này. Em thấm thìa lời dạy của ông cha: Thương người như thể thương.

Suong Nguyen
18 tháng 5 2018 lúc 8:58

Sáng thứ sáu tuần qua, ở lớp 6A trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình xảy ra một câu chuyện thật là cảm động.

Chúng em vừa vào học tiết Văn của cô chủ nhiệm được khoảng hơn mười phút thì thầy giám thị báo là bạn Thúy ra ngay cổng trường có người cần gặp. Một lát sau, Thúy trở vào với gương mặt tái nhợt và đôi mắt đỏ hoe. Cô Thanh gặng hỏi, Thúy run run cắn chặt môi để kìm tiếng khóc rồi cho biết,rằng vừa nhận được tin cha bị tai nạn giao thông.

Cả lớp lặng đi vì xúc động, vì thương Thúy. Nhà Thúy nghèo lắm! Ba mẹ rời quê hương ở Quảng Ngãi vào đây lập nghiệp mới được vài năm. Sáng sáng, mẹ gánh gánh xôi đi bán dạo. Ba Thúy mướn chiếc xích lô chở khách kiếm, tiền nuôi các con ăn học.

Thúy là chị lớn trong nhà, vừa lo học, vừa lo phụ giúp gia đình. Chúng em đi học bằng xe đạp, còn Thúy đi bộ. Em để ý thấy Thúy chỉ có hai bộ quần áo cũ để thay đổi hằng ngày. Tuy vậy, tinh thần vượt khó và kết quả học tập của Thúy thật đáng nể!

Tai nạn đột ngột của ba Thúy quả là một tai họa đối với gia đình bạn ấy. Từ nay, mấy mẹ con Thúy biết nương tựa vào đâu?! Trong lúc Thúy thu xếp sách vở, cô Thanh đã nhanh chóng hội ý với ban cán bộ lớp Cô cử bạn Quốc lớp trưởng chở Thúy đến bệnh viện, thêm bạn Liên tổ trưởng tổ 2 đi kèm cho an tâm. Khi các bạn đã đi, cô khuyên chúng em quyên góp tiền để giúp đỡ gia đình Thúy. Cả lớp hưởng ứng lời cô. Bạn nào có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Bạn nào không có thì hẹn đến mai…

Số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng chân thành của chúng em sẻ chia hoạn nạn cùng người bạn bất hạnh. Hơn lúc nào hết, chúng em càng thương Thúy và mong bạn ấy vượt qua dược thử thách nghiệt ngã này. Em thấm thìa lời dạy của ông cha: Thương người như thể thương thân và muốn nói với Thúy rằng: Thúy ơi! Hãy đứng vững vì bên cạnh bạn đã có chủng tôi !

Vũ Trọng Phú
18 tháng 5 2018 lúc 9:30

Sáng thứ sáu tuần qua, ở lớp 7A trường Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình xảy ra một câu chuyện thật là cảm động.

Chúng em vừa vào học tiết Văn của cô chủ nhiệm được khoảng hơn mười phút thì thầy giám thị báo là bạn Thúy ra ngay cổng trường có người cần gặp. Một lát sau, Thúy trở vào với gương mặt tái nhợt và đôi mắt đỏ hoe. Cô Thanh gặng hỏi, Thúy run run cắn chặt môi để kìm tiếng khóc rồi cho biết,rằng vừa nhận được tin cha bị tai nạn giao thông.

Cả lớp lặng đi vì xúc động, vì thương Thúy. Nhà Thúy nghèo lắm! Ba mẹ rời quê hương ở Quảng Ngãi vào đây lập nghiệp mới được vài năm. Sáng sáng, mẹ gánh gánh xôi đi bán dạo. Ba Thúy mướn chiếc xích lô chở khách kiếm, tiền nuôi các con ăn học.

Thúy là chị lớn trong nhà, vừa lo học, vừa lo phụ giúp gia đình. Chúng em đi học bằng xe đạp, còn Thúy đi bộ. Em để ý thấy Thúy chỉ có hai bộ quần áo cũ để thay đổi hằng ngày. Tuy vậy, tinh thần vượt khó và kết quả học tập của Thúy thật đáng nể!

Tai nạn đột ngột của ba Thúy quả là một tai họa đối với gia đình bạn ấy. Từ nay, mấy mẹ con Thúy biết nương tựa vào đâu?! Trong lúc Thúy thu xếp sách vở, cô Thanh đã nhanh chóng hội ý với ban cán bộ lớp Cô cử bạn Quốc lớp trưởng chở Thúy đến bệnh viện, thêm bạn Liên tổ trưởng tổ 2 đi kèm cho an tâm. Khi các bạn đã đi, cô khuyên chúng em quyên góp tiền để giúp đỡ gia đình Thúy. Cả lớp hưởng ứng lời cô. Bạn nào có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Bạn nào không có thì hẹn đến mai…

Số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng chân thành của chúng em sẻ chia hoạn nạn cùng người bạn bất hạnh. Hơn lúc nào hết, chúng em càng thương Thúy và mong bạn ấy vượt qua dược thử thách nghiệt ngã này. Em thấm thìa lời dạy của ông cha: Thương người như thể thương thân và muốn nói với Thúy rằng: Thúy ơi! Hãy đứng vững vì bên cạnh bạn đã có chủng tôi !

Ngọc Bi Bi Buồn
18 tháng 5 2018 lúc 9:43

Trong cuộc sống em đã được chứng kiến rất nhiều câu chuyện cảm động. Đó là những chuyện gợi lên tình thương yêu và sự đùm bọc của con người. Nhưng có lẽ chuyện làm em cảm động nhất lại đến từ một lần em được chứng kiến tình thương yêu của mẹ con bầy chim sẻ.

Ngày xưa, lúc em còn học lớp ba, em ham chơi lắm. Trò gì của lũ trẻ ở nông thôn em cùng đều biết cả nhưng trò mà em và anh Tùng (anh trai của em) thích nhất là trò bắt những đàn chim sẻ về nuôi. Nuôi để làm gì ư? Chẳng để làm gì, chỉ nuôi cho thích. Thú thực đã không ít lần mải vui em đã bỏ đói khiến những con chim sẽ chết thật là tội nghiệp.

Hôm ấy không biết thế nào mà chỉ sau mỗi buổi trưa anh Tùng đã mang về cho em hai chú chim non vừa mọc xong lông cánh. Hai chú chim non rìa mỏ còn vàng rộm, đúng đến lúc tập chuyền trông đến là thích mắt. Em bắt hai chú chim non đem thả vào lồng nhưng chúng cứ bay loạn xạ và kêu nháo nhác. Hơn một ngày chúng chẳng chịu ăn gì, cứ vỗ cánh phành phạch và tìm đường trốn chạy trong tuyệt vọng. Hình như một chú chim đã bắt đầu mệt mỏi, nằm im ở góc lồng, mắt lim dim. Dỗ chúng ăn mãi không được, em tức quá bỏ đi chơi. Buổi tối đi chơi về muộn em cũng chẳng để ý. Ăn cơm xong em leo lên giường ngủ sớm. Sáng hôm sau tỉnh dậy em thấy ngại vô cùng. Hình như hai chú chim non đang hấp hối, nhưng biết làm sao bây giờ, chỉ còn mười lăm phút nữa là vào giờ học.

Buổi học hôm ấy thật dài. Trên đường về, em tin chắc hai chú chim non đã chết. Nhưng không ở trong lồng kia hai chú chim non đang nhảy nhót, ở trong lồng em còn thấy có con cào cào bị ăn dở dang. Chưa kịp hiểu tại sao thì em lại thấy một chú sẻ già cứ chao đi chao lại trên đầu, miệng kêu ríu rít. Em chợt nghĩ ra chắc đó là chim sẻ mẹ.

Buổi chiều em cho hai chú chim ăn nhưng chúng lại không ăn và chỉ vỗ cánh bay phành phạch. Sáng bôm sau em lại đến trường và lại thấy hai chú chim non đang chờ chết. Nhưng kỳ lạ! Buổi trưa về hai con chim sẻ lại khoẻ mạnh rất giống hôm qua và ở trên kia chim sẻ mẹ vẫn kêu rối rít như giận dỗi như van lơn. Em bắt đầu hiểu chuyện. Lũ chim non quyết định không ăn bởi nếu không được tự do, chúng thà chịu chết còn hơn. Còn chim sẻ mẹ, một mặt dỗ dành an ủi các con, mặt khác cứ ríu rít kêu cầu mong em thả bầy con của nó. Khi đã hiểu ra, em quyết định mở cánh cửa lồng. Ba mẹ con đàn chim sẻ bay tung nhưng còn lộn qua lộn lại ba vòng trước khi bay mất không bao giờ trở lại.

Từ ngày ấy không bao giờ em chơi chim sẻ nữa. Không ngờ mẹ con loài vật bé nhỏ kia đã dạy cho em rất nhiều điều. Trong đó điều quan trọng nhất là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau và hơn nữa, khát vọng tự do luôn là khát vọng vĩnh viễn của muôn loài.

Huỳnh Bá Nhật Minh
18 tháng 5 2018 lúc 9:45

Trần Đăng Khoa đã từng cảm nhận: "Một tác phẩm hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được, ta sẽ dừng tay trên trang giấy, đáng lẽ lật đi và đọc lại tác phẩm. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc".

Vâng! Quả thật vậy, có những áng văn, thơ mới ra đời hôm nay, ngày mai đã bẽ bàng rồi, nhưng cũng có những thiên truyện đọc hoài, đọc mãi mà vẫn cảm thấy âm vang, xao xuyến. Và ấn tượng nhất với tôi đó là truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao. Truyện ngắn là những câu chữ hàm súc, cô đọng và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết. Phải chăng, vì vậy mà truyện ngắn "Lão Hạc" luôn sống mãi trong tâm hồn, trái tim độc giả. Mở đầu cánh cửa tác phẩm của nhà văn Nam Cao là khung cảnh làng quê gần gũi, thân thuộc. Tôi thầm nghĩ, có lẽ nhà văn sống ở nông thôn Việt Nam nên am hiểu cuộc sống cơ cực của người dân nơi đây. Và ông đã cất công thai nghén, chưng cất ấp ủ để cho ra đời thiên truyện ngắn giàu ý nghĩa. Lão Hạc là nhân vật chính trong tác phẩm, là điển hình cho người nông dân trước cách mạng.

Truyện kể về một gia đình nông dân nghèo, người con trai của lão vì không có tiền nên đã bỏ đi đồn điền cao su, chỉ còn lại ông cụ và chú chó vàng. Sự cô đơn, thui thủi một mình trong gian nhà thật trống vắng. Giờ đây, chỉ còn mỗi chú chó là bạn của ông, ông mắng yêu, cho chó ăn cơm trong bát như một nhà giàu. Qủa thật, ít ai có thể chăm sóc con vật ân cần và chu đáo giống như Lão Hạc vậy. Có lẽ, sự neo đơn, cô độc đã xích ông lại gần với cậu vàng thân yêu. Con trai bỏ đi làm ở xa, ông đã già yếu nhưng vẫn không muốn tiêu vào tiền của con, ông thà nhịn đói, kiếm được gì thì ăn chứ cương quyết không vay hay xin tiền của bất kì ai. Một người nông dân chất phác và lương thiện như thế sao lại sống một cuộc sống cơ cực nhỉ? Tôi tò mò và háo hức khi có rất nhiều người không hiểu lão, xem thường và khinh miệt lão, nhưng nhà văn Nam Cao đã khẳng định: "Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu ta không cố tâm mà tìm hiểu họ, ta chỉ thấy họ gàn giở, ngu xuẩn, bần tiện, xấu xa, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn". Thật vậy, đi sâu vào tìm hiểu tâm hồn, phẩm giá của Lão Hạc tôi mới cảm thấy khâm phục ông biết nhường nào! Tình cảm của ông đối với người con trai thật cao quí.

Lời văn của tác giả kể sao mà tha thiết và xúc động đến thế! Ông giáo- một người bạn láng giềng với Lão Hạc giúp đỡ mà lão vẫn kiên quyết từ chối, ông chắt chiu, dành dụm từng đồng tiền kiếm được cho con. Sự nghèo khổ, cơ cực đã đẩy Lão Hạc vào bước đường cùng, lão phải bán chú chó vàng- con vật, người bạn thân thiết nhất của lão. Nhưng câu chuyện đâu diễn ra một cách xuyên suốt như vậy, Lão Hạc trò chuyện với ông giáo trong đôi mắt nhòa lệ, hai má hóp lại, giọng hơi run: "Có lẽ, tôi bán chú chó vàng đấy ông giáo ạ!". Lời nói của lão làm bàn tay bạn đọc cũng phải ngập ngừng, ánh mắt tha thiết nhìn trang giấy. Dường như những câu văn trong thiên truyện ngắn cũng chính là cảm xúc của Lão Hạc, là cảm xúc của bạn đọc. Sau khi bán " chú chó tri kỉ ", Lão Hạc càng buồn bã và cô đơn hơn. Nỗi hiu quạnh, dằn vặt cứ ám ảnh ông, thôi thúc lòng ông thốt ra tiếng nói từ đáy lòng mình. "Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ,… nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh".


Các câu hỏi tương tự
ngôi nhà của mọi người
Xem chi tiết
đỗ như phúc
Xem chi tiết
phùng ngọc linh sang
Xem chi tiết
Trâm Nguyễn Yến
Xem chi tiết
๖ACE✪☠๖ۣۜŹєяσঌ☆
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Hà Anh Nguyễn Trần
Xem chi tiết
Raina
Xem chi tiết
Tây ba lô fuwaka
Xem chi tiết