Trường Yên hay Hoa Lư là tên gọi để chỉ khu vực có kinh đô của hai triều đình: Đại Đinh (968-979) và Tiền Lê (980-1009) nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khu di tích nằm cách Hà Nội gần 100km về phía Nam, tại đây còn có hai ngôi đền lớn thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành cùng nhiều kiến trúc, di vật văn hóa thuộc về hai triều đại đó. Trước đây, các triều đại phong kiến Việt Nam, hàng năm có tổ chức đại lễ tại hai ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Nhân dân trong vùng mở hội Xuân tại khu vực từ ngày 9 đến 11 tháng 3 Âm lịch. Hội tổ chức nhiều trò vui như: thổi cơm thi, leo núi viếng cảnh, thi bơi chải... Nhưng truyền thống và hấp dẫn nhất là diễn lại tích "Cờ lau tập trận" và vì vậy hội Trường Yên trước đây được gọi là hội Cờ Lau.
Truyền thuyết kể lại rằng, Đinh Bộ Lĩnh sinh ra ở làng Đại Hoàng, tên cũ là sách Đào Uúc. Từ nhỏ, cậu bé đã phải đi ở chăn trân cho ông chú ruột là Đinh Thúc Dự ở làng Uy Viễn - nay thuộc xã Gia Hưng, huyện Hoàng Long tức là sách Bông thuở xa xưa. Ngay trong những ngày chăn trâu này, Đinh Bộ Lĩnh tụ tập trẻ mục đồng bẻ bông lau làm cờ tập trận. Cậu bé nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của chúng bạn. Khi được bạn bè tôn làm "chủ tướng", cậu liền tổ chức một lễ khao quân mà vật hiến lễ chính là con trâu của ông Thúc Dự do Đinh Bộ Lĩnh chăn dắt hàng ngày. Cuộc lễ khá long trọng, độc đáo và cậu bé đã dựng nên được một "triều đình" ngay tại khu vực có hang Cát Đùn, mô phỏng theo triều đình của Ngô Quyền ở Cổ Loa, cũng áo mão và cờ xí toàn bằng... bông lau và cây cỏ hoa rừng.
Câu chuyện giết trâu bị lộ. Ông chú tức giận vác đao đuổi đánh Đinh Bộ Lĩnh, cậu bé đành phải tìm vào núi Trường Yên trốn tránh, nhưng bị dòng sông chắn ngang, không qua sông được, cậu bé bèn gọi anh Rồng, là người chèo đò ngay bến ấy. Anh chèo đò không ra, kịp lúc Thúc Dự đuổi đến, cậu bé hoảng sợ, nhưng đúng lúc sóng cuộn dâng, một con rồng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh sang sông. Thấy vậy, Thúc Dự kinh hoàng, cắm dao xuống, lạy như tế sao. Con sông ngày ấy sau được gọi là sông Hoàng Long.
Hội Cờ Lau Trường Yên hàng năm tổ chức theo sự tích cờ lau tập trận như nêu trên. Tham gia cuộc rước trong hội cờ lau gồm toàn những em trai từ 14 đến 16 tuổi, mạnh khỏe, trong đó chọn một em đóng làm Đinh Bộ Lĩnh. Tất cả ăn mặc như mục đồng: đầu chít khăn đỏ, ngang lưng thắt lụa xanh, chân quấn xà cạp nâu, tay cầm cờ lau. Thoạt đầu, tất cả tập trung tại Trường Yên, rước Đinh Bộ Lĩnh bằng kiệu tay qua sông Hoàng Long đến làng Uy Viễn. Hội tại làng Uy Viễn khá nhộn nhịp. Theo nhịp trống và điệu cờ, đoàn quân cờ lau múa quanh kiệu của Đinh Bộ Lĩnh, những động tác đội ngũ dân quân tập trận, khi tiến, khi lui, khi sang ngang, khi dừng lại...
Tương truyền: đây đều là những động tác mà Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy đạo quân cờ lau thuở ấy. Sau một buổi sáng ở làng Uy Viễn, cuộc rước đưa Đinh Bộ Lĩnh trở về Trường Yên. Tại đây trình diễn những trò chơi truyền thống của hội. Cuộc diễn cờ lau tập trận trong hội Trường Yên, mấy năm gần đây được cấu trúc lại khác hơn, chừng 100 em trai chia làm hai phe, Đinh Bộ Lĩnh mặc hoàng bào (áo vua), có 3 con trâu đan bằng tre, dán giấy màu, to bằng trâu thật... trình diễn lại với nhiều chi tiết trong truyền thuyết.
Một trong những đặc điểm tiến bộ của hội lễ là không có lễ bái và các hoạt động mê tín khác. Các trò vui văn hóa của hội có trò thổi cơm thi. Cơm được thổi bằng thân cây lau; người dự thi được cấp cho nồi gạo, nhưng phải tìm thấy cây lau tươi làm củi, không được dùng hoa lau khô để mồi lửa mà tiện thân lau thành từng khẩu như khẩu mía, nhai lấy bã thổi cơm.
Ngoài hai ngôi đền lịch sử thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành được giới thiệu kỹ lưỡng, du khách còn được hướng dẫn thăm nhiều di tích có giá trị như: chùa Nhất Trụ - ngôi chùa tạo dựng từ triều đại Đinh, nơi còn lưu giữ lại cột Kinh Phật khắc bằng chữ Phạn (chữ nhà Phật); dấu vết kinh thành Hoa Lư có bóng dáng của hai vòng thành, các cửa thành với những địa danh quen thuộc như: cầu Dền, cầu Muống, cầu Đông... như ở Thăng Long và khu lăng Đinh Tiên Hoàng, lăng Lê Đại Hành.
bạn vào WIKIPEDIA và gõ tên các nv này ra sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết nhé. mk k bn trước nhé. nhớ k mk, ^_^
khanh cuong: MK ở xã Tường Yên tỉnh Ninh Bình nhé. nhà mk ở gần cố đô hoa lư. mk ở chỗ đền vua đinh.
Mùa xuân năm 938, với chiến công Bạch Đằng vang dội, nước Việt Nam lại giành được độc lập,mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử nước nhà. Chiến công hiển hách ấy 400 năm sau vẫn còn dư vang hào hùng trong bản Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi:
Lưu Cung tham công nên thất bại.
Sử chép Ngô Quyền sinh năm 898, người huyện Đường Lâm, là nha tướng của Dương Đình Nghệ.
Khi ông sinh ra có ánh sáng lạ đầy nhà, trạng mạo khác thường, có ba nốt ruồi ở lưng, cha ông cho rằng sau này sẽ làm nên nghiệp lớn bèn đặt tên là Quyền.
Lớn lên sức khỏe phi thường, giỏi võ nghệ, lại lắm cơ mưu, thường khi có việc bất bình thì thẳng thắn ra tay can thiệp. Dương Đình Nghệyêu lắm nên mới cất nhắt lên hàng nha tướng, lại gả con gái cho.
Năm 937, Kiều Công Tiễn làm phản giết chết Dương Đình Nghệ, lại sang đút lót với vua Nam Hán là Lưu Cung hòng dựa thế giặc ngoài mà mưu sự vinh thân. Ngô Quyền hay tin, nổi giận đem quân hỏi tội Kiều Công Tiễn, giết chết nòi phản nghịch.
Trước tình thế quân Nam Hán do Hoằng Thao ào ạt tiến quân vào nước ta, Ngô Quyền xưng vương để yên lòng dân, cùng chư tướng nghị sự chống giặc dữ. Các tướng tuy mộ tài đức Ngô Quyền nhưng không ít hoang mang lo ngại tình hình trong nước nội biến vừa yên, bên ngoài thế giặc rất mạnh. Ngô vương bình tĩnh phân tích:
Hoằng Thao là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại được tin Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi; quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được. Nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vạt nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên, tiền vào bên trọng hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hơn kế ấy cả.”
Rồi sai lính lấy gỗ lim vạt nhọn đầu bịt sắt đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng. Trận chiến diễn ra và kết thúc mau chóng, lợi dụng con nước lên mạnh, thuyền chiến Nam Hán ào ạt tiến vào, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra chặn đánh rồi giả thua bỏ chạy, dụ thuyền giặc vào giữa bãi cọc nhọn, lúc thủy triều xống, quân ta đổ ra chiến đấu quyết liệt, thuyền giặc va vào cọc nhọn vỡ đắm không sao kể xiết. Hoằng Thao cũng bị bắt giết. Vua Hán là Lưu Cung đem quân đi tiếp ứng được tin dữ vô cùng hoảng sợ, thương khóc rồi thu nhặt toàn quân rút về nước, từ đó bỏ hẳn mộng xâm lăng nước Việt.
Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà được yên dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu nhưng chính thống của nước Việt ta ngỏ hầu đã được nối lại.”
Ngô Vương ở ngôi được 6 năm thì mất, sau vương, nước nhà lại một phen loạn lạc.
Lời bình:
Câu chuyện về thuở sinh ra Ngô Vương có chút li kì ở hình trạng, có lẽ là vận nước suy, đời loạn nên lòng người đều sinh biến mà nhìn điều biến ấy ra thành tướng chăng? Lạ nữa là các mô tiếp hình trạng ấy cứ lặp lại nhiều lần ở các danh nhân lịch sử. Được biết không ít danh thần danh tướng bấy giờ tướng mạo rất đỗi tầm thường, mồ mả tổ tiên cũng chẳng thể nói là đắt phong thủy, vậy hiển đạt là tại đâu? Thật khó phân giải.
Sông Bạch Đằng sau Ngô Vương, đến đời nhà Trần lại một lần nữa làm mồ chôn quân giặc, văn thần Trương Hán Siêu ngợi ca công đức Trần Hưng Đạo lần ấy là “ bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”. Đạo làm tướng phải chăng cầm quân trăm vạn là đủ? Phải chăng lòng người hợp về một mối mới là đắt sách? Kìa trước Ngô Vương, Dương Đình Nghệ cũng là một tài năng mà bị hại bởi kẻ bề tôi, mà nước nhà suýt nguy vong, có thể nói họa ngoài đến có mầm từ loạn trong vậy.
Thế nên đạo trị nước có vương đạo mà cũng có bá đạo. Vương đạo thì bền mà bá đạo tắt hỏng. Song như thế nào là vương, thế nào là bá thật không mấy đời xét suy cho kĩ, người thân mang kinh quyền mà không suy xét đạo vương bá thì hại cho dân nước mà họa cũng đeo đẳng bên mình chẳng thôi vậy.
thùy linh ơi mk sửa bài của khanh cuong chút nhé. chỗ TOÀN NHỮNG EM TRAI TỪ 14 ĐẾN 16 TUỔI thực ra thì họ lấy cả nam và nữ độ tuổi từ 12 trở lên và HỘI THỔI CƠM THI ngày nay ko còn nữ nhé mà thay vào đó là chơi TỔ TÔM, CỜ NGƯỜI, ĐUA THUYỀN , CHỌI GÀ, MÚA RỐI NƯỚC, TẾ CỬU KHÚC,...nhé.
Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn,Ninh Bình)[8][9]. Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ vàTrịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:
“Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan,[10] cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương.”
Trường Yên hay Hoa Lư là tên gọi để chỉ khu vực có kinh đô của hai triều đình: Đại Đinh (968-979) và Tiền Lê (980-1009) nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Khu di tích nằm cách Hà Nội gần 100km về phía Nam, tại đây còn có hai ngôi đền lớn thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành cùng nhiều kiến trúc, di vật văn hóa thuộc về hai triều đại đó. Trước đây, các triều đại phong kiến Việt Nam, hàng năm có tổ chức đại lễ tại hai ngôi đền thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Nhân dân trong vùng mở hội Xuân tại khu vực từ ngày 9 đến 11 tháng 3 Âm lịch. Hội tổ chức nhiều trò vui như: thổi cơm thi, leo núi viếng cảnh, thi bơi chải... Nhưng truyền thống và hấp dẫn nhất là diễn lại tích "Cờ lau tập trận" và vì vậy hội Trường Yên trước đây được gọi là hội Cờ Lau.
Truyền thuyết kể lại rằng, Đinh Bộ Lĩnh sinh ra ở làng Đại Hoàng, tên cũ là sách Đào Uúc. Từ nhỏ, cậu bé đã phải đi ở chăn trân cho ông chú ruột là Đinh Thúc Dự ở làng Uy Viễn - nay thuộc xã Gia Hưng, huyện Hoàng Long tức là sách Bông thuở xa xưa. Ngay trong những ngày chăn trâu này, Đinh Bộ Lĩnh tụ tập trẻ mục đồng bẻ bông lau làm cờ tập trận. Cậu bé nhanh chóng chiếm lĩnh được lòng tin của chúng bạn. Khi được bạn bè tôn làm "chủ tướng", cậu liền tổ chức một lễ khao quân mà vật hiến lễ chính là con trâu của ông Thúc Dự do Đinh Bộ Lĩnh chăn dắt hàng ngày. Cuộc lễ khá long trọng, độc đáo và cậu bé đã dựng nên được một "triều đình" ngay tại khu vực có hang Cát Đùn, mô phỏng theo triều đình của Ngô Quyền ở Cổ Loa, cũng áo mão và cờ xí toàn bằng... bông lau và cây cỏ hoa rừng.
Câu chuyện giết trâu bị lộ. Ông chú tức giận vác đao đuổi đánh Đinh Bộ Lĩnh, cậu bé đành phải tìm vào núi Trường Yên trốn tránh, nhưng bị dòng sông chắn ngang, không qua sông được, cậu bé bèn gọi anh Rồng, là người chèo đò ngay bến ấy. Anh chèo đò không ra, kịp lúc Thúc Dự đuổi đến, cậu bé hoảng sợ, nhưng đúng lúc sóng cuộn dâng, một con rồng nổi lên đưa Đinh Bộ Lĩnh sang sông. Thấy vậy, Thúc Dự kinh hoàng, cắm dao xuống, lạy như tế sao. Con sông ngày ấy sau được gọi là sông Hoàng Long.
Hội Cờ Lau Trường Yên hàng năm tổ chức theo sự tích cờ lau tập trận như nêu trên. Tham gia cuộc rước trong hội cờ lau gồm toàn những em trai từ 14 đến 16 tuổi, mạnh khỏe, trong đó chọn một em đóng làm Đinh Bộ Lĩnh. Tất cả ăn mặc như mục đồng: đầu chít khăn đỏ, ngang lưng thắt lụa xanh, chân quấn xà cạp nâu, tay cầm cờ lau. Thoạt đầu, tất cả tập trung tại Trường Yên, rước Đinh Bộ Lĩnh bằng kiệu tay qua sông Hoàng Long đến làng Uy Viễn. Hội tại làng Uy Viễn khá nhộn nhịp. Theo nhịp trống và điệu cờ, đoàn quân cờ lau múa quanh kiệu của Đinh Bộ Lĩnh, những động tác đội ngũ dân quân tập trận, khi tiến, khi lui, khi sang ngang, khi dừng lại...
Tương truyền: đây đều là những động tác mà Đinh Bộ Lĩnh đã chỉ huy đạo quân cờ lau thuở ấy. Sau một buổi sáng ở làng Uy Viễn, cuộc rước đưa Đinh Bộ Lĩnh trở về Trường Yên. Tại đây trình diễn những trò chơi truyền thống của hội. Cuộc diễn cờ lau tập trận trong hội Trường Yên, mấy năm gần đây được cấu trúc lại khác hơn, chừng 100 em trai chia làm hai phe, Đinh Bộ Lĩnh mặc hoàng bào (áo vua), có 3 con trâu đan bằng tre, dán giấy màu, to bằng trâu thật... trình diễn lại với nhiều chi tiết trong truyền thuyết.
Một trong những đặc điểm tiến bộ của hội lễ là không có lễ bái và các hoạt động mê tín khác. Các trò vui văn hóa của hội có trò thổi cơm thi. Cơm được thổi bằng thân cây lau; người dự thi được cấp cho nồi gạo, nhưng phải tìm thấy cây lau tươi làm củi, không được dùng hoa lau khô để mồi lửa mà tiện thân lau thành từng khẩu như khẩu mía, nhai lấy bã thổi cơm.
Ngoài hai ngôi đền lịch sử thờ Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành được giới thiệu kỹ lưỡng, du khách còn được hướng dẫn thăm nhiều di tích có giá trị như: chùa Nhất Trụ - ngôi chùa tạo dựng từ triều đại Đinh, nơi còn lưu giữ lại cột Kinh Phật khắc bằng chữ Phạn (chữ nhà Phật); dấu vết kinh thành Hoa Lư có bóng dáng của hai vòng thành, các cửa thành với những địa danh quen thuộc như: cầu Dền, cầu Muống, cầu Đông... như ở Thăng Long và khu lăng Đinh Tiên Hoàng, lăng Lê Đại Hành.