dang dinh han

Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra 

Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

Bạn tham khảo nha

   Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn hàng chữ “Trường trung học cơ sở Trần Phú” mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi, mày còn nhớ tao không?”Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ, làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay mắt về phía căn phòng lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt, sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên lầu, xem qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hàng được trang bị toàn những máy tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại. Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc. Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ. Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi: 
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà. Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng. Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.

Học tốt!!!

minh phượng
15 tháng 11 2018 lúc 12:57

Sau bốn năm miệt mài học tập ở trường Đại học Bách khoa, tôi đã trở thành kĩ sư và được nhận vào làm việc trong một nhà máy cơ khí của tỉnh nhà. Thời gian trôi đi nhanh quá! Mới ngày nào tôi là cậu học sinh lớp 6, thoắt cái mà đã mười năm. Bao kỉ niệm của thời học trò tinh nghịch, đáng yêu vẫn còn tươi rói trong kí ức ...

   Năm nay, ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 lại đúng vào thứ bảy. Tôi trở về thăm các thầy cô và thăm ngôi trường cũ mà tôi xa cách đã lâu.

 Hồi học lớp 6A do cô Nhân dạy toán làm chủ nhiệm, tôi được cử làm lớp trưởng. Các bạn trong lớp "tín nhiệm" phần vì tôi học khá, phần vì tôi rất nhiệt tình trong mọi công việc của lớp.

   Trường tôi nằm trên một khu đất rộng, có tường xây bao quanh. Đoạn đường dẫn từ quốc lộ 1 vào tới cổng trường rộng chừng sáu mét, hai bên trồng bạch đàn. Chiếc bảng đề tên trường màu xanh, nổi bật hàng chữ trắng: Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, từ xa đã nhìn thấy rất rõ. Ba dãy phòng học lợp tôn nối với nhau theo hình chữ U, ở giữa là sân trường với cột cờ đặt trước cửa phòng Ban Giám hiệu. Hình ảnh ngôi trường cũ thân yêu luôn hiện lên trong nỗi nhớ. Về thăm trường lần này, tôi hi vọng thấy lại những gì quen thuộc một thời.

 Nhưng sao lạ thế này!? Vẫn tên trường cũ, vẫn con đường dẫn vào trường ngày nào nhưng hàng cây thì đã cao vút, thân tròn, thẳng tắp. Mặt đường tráng xi măng phẳng phiu. Cổng trường được xây bề thế và quét vôi trắng trông rất đẹp.

   Ấn tượng nhất là ngôi trường ba tần cao sừng sững, mái ngói đỏ tươi. Tường quét vôi vàng, cửa lớn, cửa sổ sơn xanh nhìn thật hài hòa. Hai bên là hai dãy phòng làm việc của Ban Giám hiệu, hội trường, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng vi tính và phòng truyền thống. Trước cửa các lớp học đều có bồn hoa. Hoa cúc, hoa hồng rung rinh trước gió. Sau trường là vườn sinh vật trồng nhiều loại cây. Ở mỗi cây đều có gắn bảng đề tên thường gọi là tên khoa học. Quả là một sự thay đổi lớn lao và kì diệu.

   Gặp lại các thầy cô cũ, lòng tôi trào lên một niềm xúc động lạ thường. Các thầy cô vẫn nhớ đến tôi, trìu mến gọi tên tôi và hỏi thăm tôi về mọi mặt. Cô Nhân xiết tay tôi thật chặt, chúc mừng tôi đã trưởng thành. Tôi thầm nghĩ: Dù đi đâu, về đâu, mình cũng sẽ mãi mãi nhớ về ngôi trường này, về các thầy cô và bạn bè yêu quý.

bn này mik chế nha, mik mới lớp 5 à

minh phượng
15 tháng 11 2018 lúc 12:58

Thế là đã mười năm trôi qua,mười năm xa trường. Thế hệ chúng tôi, những học sinh lớp 6C của thầy Linh dạy Toán và làm chủ nhiệm thuở ấy, nay đã ngoài 20 tuổi, đang học Đại học ở Hà Nội.

Sáng hôm ấy, chúng tôi hẹn gặp nhau ở cầu Tào, cùng đi xe máy về dự hội trường. Học sinh đủ mọi lứa tuổi đến hơn ba ngàn người đứng chật cả sân trường. Trường THCS Lương Thế Vinh là trường tiên tiên cấp tỉnh. Trường vẫn toạ lạc trên địa điểm cũ, cạnh ngôi đình làng Canh, nhưng đã hoàn toàn đổi mới.

Bốn dãy nhà hai tầng làm phòng học của bốn khối lớp. Thư viện, văn phòng, nhà hiệu bộ, hội trường, phòng thí nghiệm và phòng chức năng, tất cả đều to đẹp, khang trang. Các phòng học cũ nay chẳng còn nữa. Chúng tôi kéo nhau đi thăm các dãy nhà mới, thăm phòng truyền thống. Có biết bao nhiêu là cờ thi đua, bằng khen, ảnh lưu niệm của thầy trò các lớp. Bức ảnh thầy Linh chụp với 42 học sinh lớp 6C thuở ấy nay đã lên màu thời gian. Nhìn lại gương mặt, ánh mắt, nụ cười hồn nhiên của mình, của các bạn. tôi vô cùng xúc động. Hồng lớp trưởng, Quang và Hợi lớp phó đều đứng cạnh tôi.

Thầy giáo cũ được gặp lại chỉ còn bốn, năm người. Cô Liên dạy Văn,cô Ngọc dạytiếng Anh, thầy Hợp dạy sử, thầy Linh dạy toán. Thầy cô nào cũng đã ngoài năm mươi. Cô Liên mái tóc đã điểm bạc. Trong lớp cho biết chỉ hai năm nữa là thầy về hưu. Bao kỉ niệm đẹp một thời thơ bé đã sống dậy làm tôi vô cùng bồi hồi. Chúng tôi tặng mỗi thầy, cô một tặng phẩm nhỏ, cùng chụp ảnh lưu niệm. Thầy, cô nào cũng hỏi han về việc học hành, hỏi thăm gia đình mỗi đứa chúng tôi. Cô Liên vừa cười vừa nói: “Các em học giỏi thế mà chẳng vào ngành Sư phạm cả...”
 
Cả sân trường là một rừng cờ, một rừng hoa, một rừng người. Có hơn một nghìn học sinh của bốn khối lớp 6, 7, 8, 9 mặc đồng phục, xinh đẹp như những tiên nga, tiên đồng. Các thầy, cô giáo phần đông đều rất trẻ, đều tốt nghiệp Đại học Sư phạm.

Nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa sân trường, tôi nhớ lại lần đầu được vinh dự kéo cờ trong lễ khai giảng. Đi vòng quanh gốc bàng, gốc phượng, tôi xúc động như gặp lại người thân thương. Hoàng và Thái nhắc lại kỉniệm trèo bàng, bắt ve bị thầy Linh phạt. Trường tôi 15 năm liền luôn luôn dẫn đầu các trường THCS trong toàn tỉnh. Thi học sinh giỏi, năm nào trường tôi cũng giành được giải cao. Mười năm trước, tôi đã được dự thi học sinh giỏi Toán toàn huyện, toàn tỉnh. Nay về dự hội trường, gặp lại thầy Linh, tôi càng thấy tự hào. Tôi nhớ ơn thầy nhiều lắm. Thành tích học tập và sự trưởng thành của tôi, của các bạn tôi,một phần lớn do công giảng dạy và rèn luyện của thầy. Mãi đến gần cuối buổi lễ, chúng tôi mới gặp được thầyHảo thương binh. Thầy vui tính, học sinhnào cũng nhận được sự yêu thương, nồng hậu và chăm sóc tận tình của thầy.

Ra về, tôi càng nhớ trường, nhớ các thầy cô, nhớ các bạn. Mười năm là một quãng đời đẹp. Tuổi trẻ chúng tôi lớn lên tronghọc hành và mơ ước. Thành tích của trường dày lên, đẹp lên theo năm tháng. TrườngTHCS Lương Thế Vinh là cái nôi hạnh phúc của tôi, của các bạn tôi một thời thơ bé.

Ôi, giấc mơ của mười năm sau. Mà sao tôi thấy tươi roi rói cả tâm hồn...


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trịnh Quỳnh Thu
Xem chi tiết
Lùn_11052006#
Xem chi tiết
Song Ngư (๖ۣۜO๖ۣۜX๖ۣۜA)
Xem chi tiết
mailinh
Xem chi tiết
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
mailinh
Xem chi tiết
Cô nàng Song Ngư
Xem chi tiết
Maris
Xem chi tiết
le thu giang
Xem chi tiết