Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
ĐINH THU TRANG

kể các sự việc chính trong bài 'em bé thông minh '

 

Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta.

Trong truyện có một số kiểu nhân vật chính: nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,…), nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật là động vật (các con vật biết nói năng, có hoạt động và tính cách như con người,…).

Trong truyện cổ tích thường có những yếu tố hoang đường, kì ảo, đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu…

Truyện cổ tích được chia làm ba loại:

– Truyện cổ tích về loài vật: nhân vật chính là các con vật. Từ việc giải thích những đặc điểm, thói quen, quan hệ của các con vật, tác giả dân gian đúc kết những kinh nghiệm về thế giới loài vật và các vấn đề đạo đức, kinh nghiệm sống trong xã hội loài người.

– Truyện cổ tích thần kì: có nhiều yếu tố thần kì, kể về các nhân vật như người em út, người mồ côi, người có tài năng kì lạ…

– Truyện cổ tích sinh hoạt kể về sự thông minh, sắc sảo, tài phân xử của các nhân vật gắn với đời thực, ít có hoặc không có các yếu tố thần kì.

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm, viên quan thấy hai cha con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. Ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm Trạng nguyên.

Đào Trần Tuấn Anh
4 tháng 10 2018 lúc 21:55

Lần thứ nhất : Em bé giải câu đố của viên quan .

Chi tiết : Trong khi người cha đang đứng ngẩn ra thì đứa con đã nhanh miệng trả lời cách hỏi vặn lại viên quan .

Cách giải đố : Cậu bé đã sử dụng biện pháp " Gậy ông đập lưng ông " để trả lời bằng cách dồn người hỏi vào thế bí không thể trả lời được .

Lần thứ hai : Em bé giải câu đố của nhà vua .

Chi tiết : Vua thử cậu bé bằng cách đố cả làng . Lệnh vua không thể cãi . Trogn khi cả làng lo lắng còn cậu bé thản nhiên và mách nước cho làng là ngả trâu để ăn .

Cách giải đố : Cậu bé giả vờ đóng kịch để nhà vua nói ra sự vô lý của mình .

Lần thứ ba : Em bé giải câu đố của nha vua .

Chi tiết : Vua sai viên quan mang đến cho cậu một con chim sẻ để cậu làm ba cái mâm cỗ cho nhà vua , câu lại nói với viên quan về tâu với nhà vua làm cây kim của cậu trờ thành một con dao to để sẻ thịt chim .

Cách giải đố : Một lần nữa , cậu bé sử dụng biện pháp " Gậy ông đập lưng ông " bằng cách đưa ra điều kiện cho vua làm vua không thể làm được .

Lần thứ tư : Em bé giải câu đố của sứ thần .

Chi tiết : Cậu bé vừa đùa nghịch vữa gỡ bí cho triều đình trước câu đố của sứ thần .

Cách giải đố : Cậu bé đã sử dụng kinh nghiêm nhân gian để giải câu đố của sữ thần .

Hà Hồng Nhung
4 tháng 10 2018 lúc 22:02

(1) Vua sai cận thần đi tìm người tài giỏi giúp nước.

(2) Cận thần gặp hai cha con đang cày ruộng, hỏi câu hỏi oái oăm.

(3) Cậu bé đã trả lời bằng một câu đố lại.

(4) Quan về tâu vua, vua tiếp tục ra câu đố dưới hình thức lệnh vua ban.

(5) Em bé đã tìm cách đối diện vua và giải được câu đố.

(6) Vua quyết định thử tài em bé lần 3 bằng cách đưa một con chim sẻ bắt dọn thành 3 cỗ thức ăn.

(7) Em bé giải đó bằng cách đố lại.

(8) Nước láng giềng muốn xâm chiếm bờ cõi, bèn rò la tìm người tài bằng một câu đố.

(9) Vua quan đều không giải được phải nhờ đến em bé mới giải được.

(10) Em bé được phong là trạng nguyên.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
AM Quỳnh
Xem chi tiết
Tình Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Hiền
Xem chi tiết
Đặng Anh Tài
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Yến Nhi
Xem chi tiết
Tống Khánh Vân
Xem chi tiết