II. PHẦN VĂN HỌC
1. Văn học dân gian
a. Ca dao:
- Sưu tầm các câu ca dao theo chủ đề: tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước? (ít nhất mỗi chủ đề tìm 4 câu ca dao)
- Chỉ ra biện pháp tu từ (nếu có) trong các câu ca dao vừa tìm và nêu tác dụng?
b. Truyện Truyền thuyết
- Kể tên 4 câu chuyện truyền thuyết mà em biết? Xếp các câu chuyện đó theo chủ đề đã học và gọi tên chủ đề?
- Kể tên 4 câu chuyện cổ tích mà em biết? Xếp các câu chuyện đó theo chủ đề đã học và gọi tên chủ đề?
- Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa 2 thể loại Truyền thuyết và Cổ tích?
2. Truyện đồng thoại:
- Đặc điểm của truyện đồng thoại?
- Nhân vật trong truyện đồng thoại và nhân vật trong các câu chuyện dân gian có điểm gì giống và khác nhau?
3. Truyện hiện đại
- Kể tên các truyện hiện đại đã học? Xếp theo chủ đề?
4. Thơ
- Kể tên các thể thơ? Đặc điểm của từng thể thơ?
5. Nêu các bước khi tìm hiểu văn bản truyện?
6. Nêu các bước khi tìm hiểu văn bản thơ?
7. Chọn 1 nhân vật trong 1 tác phẩm truyện đã học mà mình yêu thích nhất và viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nghĩ của mình về nhân vật đó?
8. Chọn 1 khổ thơ trong các bài thơ đã học mà mình yêu thích nhất và viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu nêu suy nghĩ của mình về cái hay của khổ thơ đó?
1a. Ca dao theo chủ đề tình yêu gia đình:
Con người có cố, có ông
Như cây có cội, như sông có nguồn
------------------------------------------------------
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
------------------------------------------------------
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
-----------------------------------------------------
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời
- Biện pháp: So sánh. Tác dụng: Giúp chúng ta hiểu rõ hình ảnh được miêu tả sinh động, hấp dẫn hơn đồng thời giúp cho người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng hình ảnh một cách cụ thể, chân thật nhất.