I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
(Sách Ngữ văn 7, tập 1 - trang 62 – Nhà xuất bản Giáo dục)
Câu 2. Vì sao bài thơ này được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên?
Tham khảo:
* Theo em, việc bài thơ Nam quốc sơn hà được mệnh danh là bài thơ thần vì :
+ Bài thơ ra đời trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược đời Lý TKXITKXI. Sự ra đời của bài thơ gắn liền với truyền thuyết: Bài thơ được thần ngâm vang lên trong đêm tối ở đền thờ Trương Hống, Trương Hát trên sông Như Nguyệt. Vì vậy bài thơ này đựoc mệnh danh là bài thơ thần.
- Điều này có ý nghĩa:
+ Thiêng liêng hoá một tác phẩm văn học, qua đó thể hiện sự trân trọng của nhân dân đối với nội dung, tư tưởng của bài thơ.
+ Thể hiện sức sống lâu bền của bài thơ trong lòng mọi thế hệ người đọc.
1) Suy nghĩ về bài thơ:
- Hai câu thơ đầu: khẳng định chủ quyền, lãnh thổ➝dõng dạc, khẳng định cao, thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc.
- Hai câu cuối: kiên quyết bảo vệ Tổ quốc, độc lập dân tộc, thể hiện qua thái độ rõ ràng, quyết liệt với kẻ xâm lược và chỉ rõ bọn giặc sẽ thất bại thảm hại trước sức mạnh của dân tộc ta với quyết tâm bảo vệ Tổ quốc.
➤ Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, bằng giọng điệu đanh thép, dõng dạc, bài thơ được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
2)
*Nội dung:
- Nam quốc sơn hà làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và nói về chủ quyền đất nước.
- Phò giá về kinh làm bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt và nói về lịch sử chống giặc.
*Nghệ thuật:
- Nam quốc sơn hà:
+ Thể thơ ngắn gọn, xúc tích.
+ Cảm xúc dồn nén trong bài thơ.
+ Lựa chọn ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.
- Phò giá về kinh:
+ Dùng động từ mạnh.
+ Có những câu thơ đối nhau (đối xứng).
+ Giọng thơ khoẻ khoắn, hùng tráng.
➞ Cách diễn đạt cô đọng, hàm súc.
➤ Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta.
Bài thơ sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì bài thơ tuyên bố chủ quyền độc lập của đất nước và không một thế lực nào có thể xâm phạm quyền độc lập tự do của dân tộc. Bài thơ cũng khích lệ tinh thần nhân dân đấu tranh giành độc lập và cũng đã đánh vào tâm lý của giặc khiến giặc e sợ.
hok tốt
TL
Vì thơ tuyên bố chủ quyền của đất nước
Hok tốt
Bài thơ được coi là bàn tuyên ngôn độc lập của nước ta vì:
+ khẳng định chủ quyền dân tộc mà không thế lực nào có thể xâm phạm.
+Khẳng định ý thức bảo vê chủ quyền dân tộc của nhân dân ta
TL
Câu mở đầu của bài thơ thật hùng hồn và đanh thép: “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Ý thức tự tôn dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ qua hai từ Nam quốc và Nam đế đầy ẩn ý.
Trong Hán tự, quốc là chữ dùng để chỉ nước lớn, nước thiên tứ thống trị toàn thiên hạ (còn “bang” là nước nhỏ, nước chư hầu); đế là chữ dùng để chỉ vua của nước lớn, nước thiên tử (còn "vương” là vua nước nhỏ, nước chư hầu; tước do “hoàng đế” phong cho). Trong tư tưởng bá quyền của bọn phong kiến Trung Hoa, chưa bao giờ chúng chịu thừa nhận nước khác là quốc và vua của nước khác là đế.