Cho hỗn hợp Z gồm peptit mạch hở X và amino axit Y (MX > 4MY ) với tỉ lệ mol tương ứng 1:1. Cho m gam Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch T chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch T phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch chứa 63,72 gam hôn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Phần trăm khối lượng nitơ trong Y là 15,73%.
B. Số liên kết peptit trong phân tử X là 5
C. Tỉ lệ số gốc Gly : Ala trong phân tử X là 3 : 2
D. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 20,29%.
Cho m gam Al vào dung dịch chứa a mol FeCl3 và a mol CuCl2 thu được 19,008 gam hỗn hợp 2 kim loại. Cho m gam Al vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3 và a mol Cu(NO3)2 thu được 69,888 gam hỗn hợp 2 kim loại. Cho m gam Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,78125a mol hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với hiđro là 274/15 và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m1 gam muối khan. Giá trị của m1 là
A. 58,096
B. 57,936
C. 58,016
D. 58,176
Đốt cháy 10,08 gam Mg trong oxi một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch gồm HCl 0,9M và H2SO4 0,6M thu được dung dịch chỉ chứa các muối có khối lượng 3,825m gam. Mặt khác hòa tan hết 1,25m gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch Y chứa 82,5 gam muối và hỗn hợp khí Z gồm N2 và 0,015 mol khí N2O. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 1,23 mol
B. 1,32 mol
C. 1,42 mol
D. 1,28 mol
Đốt cháy 10,08 gam Mg trong oxi một thời gian, thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch gồm HCl 0,9M và H2SO4 0,6M, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối có khối lượng 3,825m gam. Mặt khác, hòa tan hết 1,25m gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch Z chứa 82,5 gam muối và hỗn hợp khí T gồm N2 và 0,015 mol khí N2O. Số mol HNO3 phản ứng là
A. 1,23 mol.
B. 1,32 mol
C. 1,42 mol
D. 1,28 mol.
cho 0,5 mol hỗn hợp e chứa 2 este đều đơn chức, mạch hở tác dụng với dung dịch agno3/nh3 đun nóng, thu được 64,8 gam ag. Mặt khác, đun nóng 37,92 gam hỗn hợp e trên với 320 ml dung dịch naoh 2m rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn y và 20,64 gam hỗn hợp chứa 2 ancol no trong đó oxi chiếm 31,0% về khối lượng. Đốt cháy hết chất rắn y thu được na2co3; x mol co2; y mol h2o. Tỉ lệ x : y là
A. 17 : 9.
B. 7 : 6.
C. 14 : 9.
D. 4 : 3.
Cho m gam Mg phản ứng hết với dung dịch A chứa 0,1 mol AgNO3 và 1 mol Fe(NO3)3 thu được dung dịch B và m gam chất rắn. Mặt khác m gam Mg trên tan hết trong hỗn hợp gồm HC1 (dư) và KNO3, thu được dung dịch chứa p gam muối và 4,032 lít hỗn hợp X (đktc) gồm H2; N2; N2O; NO; NO2 trong đó khối lượng X là 4,28 gam, số mol khí H2 là 0,05; số mol khí NO bằng số mol khí N2O. Giá trị của p là
A. 77,31
B. 78,43
C. 76,51
D. 70,81
Hỗn hợp X gồm Fe và Cu có khối lượng là 42 gam. Chia X thành hai phần không bằng nhau.
Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc)
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch HNO3, đặc, nóng dư, thì có 2,5 mol HNO3 đã phản ứng, sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối.
Giá trị của m là
A. 112,4
B. 94,8.
C. 104,5.
D. 107,5.
Cho 38,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOC6H5 (phenyl axetat) và Val-Gly-Ala (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 54,5.
B. 56,3.
C. 58,1.
D. 52,3.
Cho 38,1 gam hỗn hợp X gồm CH3COOC6H5 (phenyl axetat) và Val-Gly-Ala (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 54,5.
B. 56,3.
C. 58,1.
D. 52,3.