Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

hỏi nhé

viết một đoạn văn nêu tác hại của các loại thuốc trừ sâu

nếu cop thì ghi tham khảo nhé

Tham khảo ạ:

Đánh giá nguy cơ tác động của thuốc trừ sâu đến sức khỏe con người không dễ do sự khác biệt về thời kỳ và mức độ phơi nhiễm, độc tính của các loại thuốc trừ sâu, hỗn hợp hoặc dung dịch được sử dụng trên thực địa cũng như đặc điểm địa lý và khí tượng của các vùng nông nghiệp sử dụng thuốc trừ sâu. Những điểm khác biệt này chủ yếu có liên quan đến người pha chế hỗn hợp trên thực địa, các bình phun thuốc và cả người dân sống gần khu vực phun thuốc, các thiết bị lưu giữ thuốc trừ sâu, nhà kính hoặc không gian mở. Vì vậy, đánh giá nguy cơ sức khỏe do độc tính và khả năng phơi nhiễm thuốc trừ sâu cho thấy: con người tiếp xúc lâu dài với thuốc trừ sâu độc tính vừa phải có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn so với tiếp xúc ít với thuốc trừ sâu độc tính cao. Nhưng liệu việc phơi nhiễm dư lượng thuốc trừ sâu có trong thực phẩm và nước uống thông qua chế độ ăn có đe dọa sức khỏe con người hay không, vẫn là chủ đề gây tranh cãi quyết liệt trong giới khoa học.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Quỳnh Chi
20 tháng 1 2022 lúc 15:24

tham khảo: thuốc trừ sâu được sử dụng trong các vùng đất nông nghiệp, các chương trình y tế công cộng và các khu vực xanh đô thị để bảo vệ thực vật và con người khỏi các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu được biết là gây ra một số lượng lớn các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường, tác dụng phụ của chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Nhu cầu cấp thiết để hệ sinh thái được bền vững hơn được đặt ra, trong đó có cải cách nông nghiệp và sản xuất thực phẩm bền vững cho đến chủ quyền lương thực. Rõ ràng hơn bao giờ hết là xã hội cần thực hiện một khái niệm nông nghiệp mới liên quan đến sản xuất lương thực an toàn hơn cho con người và môi trường.

Nhiều loại thuốc trừ sâu có liên quan đến các vấn đề sức khỏe cho con người và môi trường, việc sử dụng các sản phẩm thuốc trừ sâu độc hại trong nông nghiệp cho đến nay vẫn chưa dừng lại. Tiếp xúc với thuốc trừ sâu thường thông qua da, nuốt vào hoặc hít phải. Loại thuốc trừ sâu, thời gian và lộ trình tiếp xúc và tình trạng sức khỏe cá nhân (ví dụ, sự thiếu hụt dinh dưỡng và làn da khỏe mạnh / bị hư hại) là những yếu tố quyết định đến kết quả sức khỏe sau này của người sử dụng. Trong cơ thể người hoặc động vật, thuốc trừ sâu được chuyển hóa, bài tiết, lưu trữ hoặc tích lũy sinh học trong mỡ cơ thể. Nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe có liên quan đến thuốc trừ sâu hóa học bao gồm: da liễu, đường tiêu hóa, thần kinh, gây ung thư, hô hấp, sinh sản và nội tiết. Hơn nữa, phơi nhiễm thuốc trừ sâu ở mức độ cao có thể dẫn đến tử vong.

Dư lượng thuốc trừ sâu có thể được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống hàng ngày, bao gồm cả trong các bữa ăn nấu chín, nước, rượu, nước ép trái cây, nước giải khát và thức ăn chăn nuôi. Hơn nữa, cần lưu ý rằng rửa với nước không thể loại bỏ hoàn toàn dư lượng. Trong phần lớn các trường hợp, nồng độ không vượt quá mức an toàn được xác định theo luật định. Tuy nhiên trường hợp tiếp xúc đồng thời với hai hoặc nhiều chất hóa học, xảy ra trong điều kiện thực tế có thể gây ra hiệu ứng đồng vị. Dư lượng thuốc trừ sâu cũng đã được phát hiện trong các mẫu sữa mẹ và có những lo ngại về phơi nhiễm trước khi sinh và ảnh hưởng sức khỏe ở trẻ em.Đánh giá hiện tại này nhằm mục đích làm nổi bật nhu cầu cấp thiết cho một khái niệm mới trong nông nghiệp liên quan đến việc giảm mạnh việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Với thực tế là các ảnh hưởng sức khỏe đã được thảo luận rộng rãi trong tài liệu hiện tại, bài viết này tập trung vào các tác động sức khỏe mãn tính lớn và các phát hiện gần đây về các ảnh hưởng sức khỏe có liên quan đến việc tiếp xúc với các loại thuốc trừ sâu hóa học phổ biến, như organochlorine, organophosphates, carbamate, pyrethroids, triazine và neonicotinoids. Người ta nhấn mạnh nhiều hơn đến thuốc diệt cỏ sử dụng rộng rãi, glyphosate, là một loại thuốc trừ sâu organophosphate có liên quan rất chặt chẽ với nông nghiệp hiện nay. Các tác động đến sức khỏe như được thảo luận dưới đây, cho thấy nhu cầu cấp thiết cần phải có các biện pháp thay thế thuốc trừ sâu.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Phương Liên
20 tháng 1 2022 lúc 15:25

Tham khảo !!!!

* Đối với con người:

- Khi ta ăn những loại thực phẩm có chứa thuốc trừ sâu thì ta dễ bị ngộ độc thực phẩm trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.

* Đối với động, thực vật tự nhiên:

- Làm cho động vật bị ngộ độc.

- Việc lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu hoặc sử dụng, mua thuốc trừ sâu không đúng cũng dẫn đến làm hư hại cây trồng.

(Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến một số loài động, thực vật trên thế giới bị tuyệt chủng)

* Đối với môi trường:

- Làm ô nhiễm đất 

- Ô nhiễm nước sông, nước ngầm

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Ngọc Tuấn Nam
20 tháng 1 2022 lúc 15:26

tham khảo 

Bên cạnh những tác hại đến não bộ, việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu còn gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác của cơ thể như: gây rối loạn chức năng phổ, tổn thương gan, gây dị tật bẩm sinh, ức chế hệ thống miễn dịch, dị ứng, kích ứng mắt và da, nhức đầu, buồn nôn, suy nhược cơ thể.

/HT\

Khách vãng lai đã xóa

Tham khảo nha :

Khoa học thế giới phát triển là điều kiên thuận lợi để tạo ra hàng loạt những thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp – ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Không thể phủ nhận thuốc bảo vệ thực vật là một trong những thành tựu lớn của ngành nghề này với hiệu quả vượt trội. Thuốc bảo vệ thực vật là danh từ chung chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông – lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, tiêu diệt các tác nhân sinh học gây hại cho cây trồng; đồng thời điều hòa, kích thích cây trồng phát triển, tăng năng suất, sản lượng và bảo quản thành phẩm. Thế nhưng, thuốc bảo vệ thực vật lại trở thành con dao hai lưỡi khi người dân đã quá lạm dụng nó và gây ra những hậu quả khôn lường, đặc biệt là với sức khỏe con người, động vật: cá, tôm, ếch,… Theo thống kê, hàng năm, có rất nhiều trường hợp do quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật mà một quần thể sinh vật xung quanh bị chết, môi trường đất, nước bị ô nhiễm trầm trọng, cũng có trường hợp chính con người bị ngộ độc thuốc, thậm chí tử vong do ăn phải hoặc hít phải chất hóa học trong thuốc. Nguyên nhân của tình trạng trên được xác định là do ý thức và kiến thức về nông nghiệp của người dân còn hạn chế, việc lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng kĩ thuật, liều lượng,… diễn ra phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nông thôn. Thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết trong nông nghiệp, thế nhưng, các cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng quy trình, tránh để lại hậu quả khôn lường cho môi trường.

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thảo  Nguyên
20 tháng 1 2022 lúc 15:19

lá  có  màu   gì  

Khách vãng lai đã xóa
™Nightmare★彡
20 tháng 1 2022 lúc 15:22

Tham khảo

Ngoài việc cản trở não bộ, thuốc trừ sâu còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Chúng gây ra rối loạn chức năng phổi, tổn thương gan nghiêm trọng, dị tật bẩm sinh, ức chế hệ thống miễn dịch và các độc tính cấp tính khác như dị ứng, kích ứng mắt và da, nôn mửa, nhức đầu, buồn nôn và suy nhược cơ thể.

HT

@Nightmare

Khách vãng lai đã xóa

sao ngắn thế bạn

Khách vãng lai đã xóa
™Nightmare★彡
20 tháng 1 2022 lúc 15:23

Mình mỗi tìm đc mỗi bài đó trên mạng thôi bẠN 

bẠN THÔNG CẢM

HT

Khách vãng lai đã xóa
💖꧁༺ɦắ☪☠Áℳ༻꧂💖
20 tháng 1 2022 lúc 15:23

tham khảo

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại và động vật gậm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa… Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nông nghiệp thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, môi trường cũng là một vấn đề cấp bách. Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi thuốc được sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định.

Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...); gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong.     Do đó theo dõi sức khỏe có hệ thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là do không khí bị ô nhiễm thuốc, da và quần áo dây dính thuốc, do thuốc vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Mức nhiễm độc tùy thuộc vào lượng chất độc xâm nhập vào trong cơ thể, độc tính của từng loại thuốc và trạng thái sức khỏe của người khi tiếp xúc với chất độc.

Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, thời gian phun thuốc quá lâu, máy bơm thuốc bị rò rỉ hoặc bị hỏng, vệ sinh cá nhân kém, nhầm lẫn…

 
Trạng bị bảo hộ lao động thích hợp khi phun thuốc trừ sâu. (Ảnh: T.L)


Để hạn chế những hậu quả không tốt do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, cần lưu ý:
- Chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp thực sự cần thiết, tránh lạm dụng thuốc và chỉ dùng loại ít độc đối với người, gia súc.
Để phòng nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động:
- Tất cả các thuốc bảo vệ thực vật phải đựng trong các chai, hộp, bao bì kín có đầy đủ nhãn hiệu, không giao cho một người nào cất giữ tại nhà mà phải có kho riêng biệt và sắp xếp ngăn nắp.
- Kho thuốc bảo vệ thực vật phải ở nơi cao ráo, xa nhà dân ở, xa các nơi tập trung đông người như trường học, chợ, bến xe.
- Có quy chế bảo quản, phân phát thuốc bảo vệ thực vật thật chặt chẽ để tránh nhầm lẫn và sử dụng bừa bãi.
-  Pha loãng thuốc đúng nồng độ quy định
- Dùng bao nhiêu pha bấy nhiêu.
-  Không ăn uống, nói chuyện, hút thuốc lá khi làm việc trong kho và khi cấp phát thuốc độc.
- Khi pha loãng thuốc bảo vệ thực vật nên đứng đầu hướng gió, pha nơi thoáng, rộng rãi.
- Khi phun thuốc bảo vệ thực vật phải sử dụng trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay, quần áo bảo hộ; phun bằng máy bay, máy bơm có động cơ, máy bơm tay; thực hiện khi trời râm mát; ruộng phun thuốc bảo vệ thực vật phải quản lý chặt 5-7 ngày, không để người và gia súc đi vào để tránh nhiễm độc; việc thu rau, quả, cây lương thực được tiến hành sau lần phun cuối bình quân từ 20-25 ngày trở lên tùy theo thời gian cách ly của từng loại hóa chất bảo vệ thực vật để tránh hại cho người sử dụng.
- Tẩy độc thuốc bảo vệ thực vật:  Dùng nước xà phòng 3-5%, nước vôi sô-da 3-5% súc rửa nhiều lần các chai lọ đựng hóa chất bảo vệ thực vật; quần áo bảo hộ lao động và phương tiện cá nhân ngâm vào nước sút xà phòng vài giờ rồi giũ sạch nhiều lần
- Hủy thuốc còn thừa: Chôn sâu ít nhất 0,5m tại bãi hoang xa nhà dân, xa nguồn cung cấp nước, xa bãi chăn thả gia súc, mỗi hố chôn ≤200g, có thể ngâm tiếp xúc trong nhiều giờ với vôi tôi ( 3lít vôi tôi cho 100g thuốc trừ sâu).

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Văn Hùng
20 tháng 1 2022 lúc 15:23

tham khảo nhé :

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại và động vật gậm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa… Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nông nghiệp thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, môi trường cũng là một vấn đề cấp bách.

Khách vãng lai đã xóa

thôi mk k hết các bạn tl nhé

Khách vãng lai đã xóa
™Nightmare★彡
20 tháng 1 2022 lúc 15:24

Tham khảo

Khoa học thế giới phát triển là điều kiên thuận lợi để tạo ra hàng loạt những thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp – ngành kinh tế quan trọng của nước ta. Không thể phủ nhận thuốc bảo vệ thực vật là một trong những thành tựu lớn của ngành nghề này với hiệu quả vượt trội. Thuốc bảo vệ thực vật là danh từ chung chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông – lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, tiêu diệt các tác nhân sinh học gây hại cho cây trồng; đồng thời điều hòa, kích thích cây trồng phát triển, tăng năng suất, sản lượng và bảo quản thành phẩm. Thế nhưng, thuốc bảo vệ thực vật lại trở thành con dao hai lưỡi khi người dân đã quá lạm dụng nó và gây ra những hậu quả khôn lường, đặc biệt là với sức khỏe con người, động vật: cá, tôm, ếch,… Theo thống kê, hàng năm, có rất nhiều trường hợp do quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật mà một quần thể sinh vật xung quanh bị chết, môi trường đất, nước bị ô nhiễm trầm trọng, cũng có trường hợp chính con người bị ngộ độc thuốc, thậm chí tử vong do ăn phải hoặc hít phải chất hóa học trong thuốc. Nguyên nhân của tình trạng trên được xác định là do ý thức và kiến thức về nông nghiệp của người dân còn hạn chế, việc lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không đúng kĩ thuật, liều lượng,… diễn ra phổ biến, đặc biệt là tại các vùng nông thôn. Thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết trong nông nghiệp, thế nhưng, các cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, đúng quy trình, tránh để lại hậu quả khôn lường cho môi trường.

Khách vãng lai đã xóa
Cao Tùng Lâm
20 tháng 1 2022 lúc 15:25

Tham khảo :

Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi chung để chỉ các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp nhằm diệt sâu, bệnh, cỏ dại, các côn trùng gây hại và động vật gậm nhấm để bảo vệ cây trồng, các kho lương thực hàng hóa… Bên cạnh những lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật đem lại cho ngành nông nghiệp thì những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người, môi trường cũng là một vấn đề cấp bách. Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với cơ thể con người và môi trường xung quanh xảy ra khi thuốc được sử dụng không đúng các tiêu chuẩn quy định.

Đối với người, khi được sử dụng không đúng cách, thuốc bảo vệ thực vật sẽ gây nhiễm độc cấp tính: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương (thiếu máu bất sản và loạn tạo máu); ảnh hưởng đến sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng...); gây độc thần kinh; ảnh hưởng đến cơ chế miễn dịch... Cơ thể con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu hiện ở nhiều mức độ: giảm sút sức khỏe, gây rối loạn các hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, bài tiết, gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan, hệ thống nói trên từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong.     Do đó theo dõi sức khỏe có hệ thống khi tiếp xúc thường xuyên với thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết.

Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe.

Nguyên nhân nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là do không khí bị ô nhiễm thuốc, da và quần áo dây dính thuốc, do thuốc vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Mức nhiễm độc tùy thuộc vào lượng chất độc xâm nhập vào trong cơ thể, độc tính của từng loại thuốc và trạng thái sức khỏe của người khi tiếp xúc với chất độc.

Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật trong lao động là trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, thời gian phun thuốc quá lâu, máy bơm thuốc bị rò rỉ hoặc bị hỏng, vệ sinh cá nhân kém, nhầm lẫn…

HT

Khách vãng lai đã xóa
💖꧁༺ɦắ☪☠Áℳ༻꧂💖
20 tháng 1 2022 lúc 15:44

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc BVTV được phân thành 2 loại chính là thuốc trừ sâu bệnh và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản nên được người sử dụng ưa thích.

Tuy nhiên thuốc BVTV cũng có nhiều tác hại gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người, đó là :

 Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu đục vào thân cây có loại ẩn núp dưới lá, có loại lại chui vào đất nên phải dùng nhiều loại thuốc phòng trừ khác nhau để diệt trừ chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người có trình độ văn hoá thấp. Do điều kiện kinh tế, nhiều người chỉ thích mua thuốc có giá rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Nhiều người thường phun quá liều lượng cần thiết với quan niệm “để cho chắc ăn”, làm tăng liều lượng thuốc thừa tích đọng trong môi trường đất và nước.

Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được rất nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại, một số côn trùng có ích cũng bị diệt luôn đồng thời ảnh hưởng đến các loài chim ăn sâu do chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số lượng thiên địch của các loại sâu cũng giảm. Điều này có lợi cho sự phát triển của sâu hại.

Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình sử dụng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể dính bám chặt vào lá, hoa quả, đi vào trong thân cây. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tuỳ theo cấp độ bị nhiễm có thể bị ngộ độc tức thời có thể dẫn đến tử vong hoặc nhiễm độc nhẹ từ từ trong một thời gian dài tích tụ trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đặc biệt là bệnh ung thư. Do trình độ hạn chế, một số người sử dụng không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn thức ăn, tủ đựng quần áo.v.v. nên đã có những trường hợp ngộ độc đáng thương tâm xảy ra

 Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi, phát tán trong môi trường không khí nên gây khó chịu, mệt mỏi thậm chí gây choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp  bảo hộ, phòng tránh tốt.

 Việc sử dụng thuốc trừ sâu liên tục sẽ sinh chứng nhờn thuốc. Vì vậy, mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh trong một số năm đầu sử dụng. để hạn chế sự nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu hại, người ta thường tăng dần  nồng độ thuốc, tăng số lần dùng thuốc. Tuy nhiên biện pháp này không lâu dài do không thể tăng nồng độ và số lần phun thuốc được. Mặt khác, nó làm ô nhiễm môi trường mạnh hơn do lượng tồn dư trong môi trường ngày một nhiều lên.

 Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ nên sẽ tích tụ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng, lượng tích luỹ này có thể gây độc cho môi trường đất, môi trường nước và không khí, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người và vật nuôi. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ nên có thể theo nước và gió phát tán đến các vùng khác, theo các loài  sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ cũng được dùng ở mức độ ít hơn, nhưng do có tính độc nên chúng cũng gây ra những ảnh hưởng, tác hại như thuốc trừ sâu.

 

tham khảo

Do thói quen, một số ngưòi khi sử dụng hết thuốc, thường vứt bừa bãi những vỏ bao bì chứa thuốc, đặc biệt là các chai lọ bằng thuỷ tinh, có khả năng gây thương tích cho con người và gia súc.

 Như vậy, thuốc trừ sâu, diệt cỏ ngoài tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, tăng hiệu quả sản xuất, chúng còn gây nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và con người. Do đó phải thận trọng khi bảo quản, sử dụng thuốc và phải dùng đúng liều lượng, đúng chủng loại, đúng lúc, đúng phương pháp theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật hoặc chỉ dẫn ghi trên bao bì, nhãn mác. Các vỏ bao bì chứa đựng thuốc sử dụng xong phải được xử lý đúng cách như đối với rác thải độc hại để không làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới con người và vật nuôi.hok tốt

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
Shun_200
Xem chi tiết
Dũng
Xem chi tiết
Tri Le
Xem chi tiết
Huỳnh Hoa Tâm Anh
Xem chi tiết
công đốp
Xem chi tiết
27 - Thanh My - 8a1
Xem chi tiết
Nè Hường
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
Xem chi tiết