Hối hả có nghĩa là vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
Hối hả có nghĩa là vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
câu 1 : Chủ ngư trong câu sau là gì?
"Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc"
A. Bé Hà.
B. Bầu trời ngoài cửa sổ.
C. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà.
Câu 2: Có thể thay từ hiền hòa trong câu "Dòng sông đáy hiền hòa trong xanh" bằng từ:
A. Dịu hiền B. Hài hòa C. Hòa hợp
Câu 3: Hối hả có nghĩa là gì ?
A. rất vội vã, muốn làm việc thật nhanh.
B. vui mừng, phấn khởi vì được như ý.
C. vất vả vì dốc sức làm việc.
Câu 4: Từ nào đồng nghĩa với "nhân ái"?
A. nhân hậu.
B. nhân duyên.
C. nhân loại.
1. Đọc thầm bài văn sau:
Mừng sinh nhật bà
Nhân dịp sinh nhật bà nội, chúng tôi quyết định tự tay tổ chức một bữa tiệc để chúc thọ bà. Chúng tôi có bảy đứa trẻ, đều là cháu nội, cháu ngoại của bà. Chị Vy lớn nhất mười ba tuổi, bé nhất là em Sơn sáu tuổi. Vậy là mỗi năm có bảy ngày sinh nhật, nhiều năm rồi, năm nào bà cũng làm cho chúng tôi bảy bữa tiệc sinh nhật thật rôm rả.
Năm nay bà đã sáu mươi lăm tuổi, thế mà chưa bao giờ có ai tổ chức tiệc mừng sinh nhật cho bà. Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn vì điều ấy.
Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà và sáng kiến hay này được bố mẹ của chúng tôi ủng hộ. Bố mẹ nhà nào cũng cho chúng tôi tiền để thực hiện kế hoạch. Chúng tôi cử em Chíp đi mua thiệp mời. Chị Linh học lớp sáu, chữ đẹp nhất nhà được cử viết thiệp mời. Chị Vy thì giở sách nấu ăn ra xem cách làm món bún chả. Sau đó, chúng tôi lấy cớ để bà ra ngoài một ngày sao cho khi về, bà sẽ thấy bất ngờ. Chúng tôi cùng đi chợ và cùng làm. Thế nhưng mọi chuyện xem ra không đơn giản. Mọi thứ cứ rối tung hết cả lên: Chị Vy thì quên ướp thịt bằng gia vị cho thơm, em Chíp thì khóc nhè vì quên thái dưa chuột để ăn ghém, em Hoa pha nước chấm hơi mặn .... Một lát sau, bà về và hỏi: “Ôi các cháu làm xong hết rồi à? Còn gì nữa không cho bà làm với?”. Thú thực lúc đó chị em tôi hơi bối rối và xấu hổ. Chỉ một lúc thôi, nhờ bàn tay bà mà mọi chuyện đâu đã vào đó. Bữa tiệc sinh nhật hôm đó bà đã rất vui. Còn mấy chị em chúng tôi đều thấy mình đã lớn thêm.
Theo Cù Thị Phương Dung
2. Trả lời câu hỏi: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc điền vào chỗ chấm trong các câu sau:
Câu 1: Mỗi năm bà nội của mấy chị em tổ chức mấy bữa sinh nhật cho các cháu?
A. 7 bữa tiệc
B. 6 bữa tiệc
C. 5 bữa tiệc
D. 4 bữa tiệc
Câu 2: Vì sao năm nay mấy chị em lại muốn tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Vì mấy chị em biết bà buồn vào ngày sinh nhật.
B. Vì từ trước tới giờ chưa ai biết sinh nhật bà.
C. Vì năm nay các bố mẹ của mấy chị em vắng nhà.
D. Vì năm nay mấy chị em đã lớn và muốn làm một việc để bà vui.
Câu 3: Bố mẹ của mấy chị em đã làm gì để ủng hộ việc tổ chức sinh nhật cho bà?
A. Chỉ cho mấy chị em các việc cần chuẩn bị cho bữa tiệc.
B. Cho mấy chị em tiền để mua những thứ cần thiết cho tiệc sinh nhật.
C. Viết thiếp mời giúp chị em.
D. Làm giúp mấy chị em món bún chả.
Câu 4: Vì sao bữa tiệc sinh nhật hôm đó rất vui?
A. Vì hôm đó bà rất vui.
B. Vì hôm đó các cháu rất vui.
C. Vì hôm đó các bố mẹ rất vui.
D. Vì hôm đó cả nhà cùng vui.
Câu 5: Vì sao mấy chị em cảm thấy mình lớn thêm?
A. Vì mấy chị em biết làm món bún chả.
B. Vì mấy chị em đã biết tự tổ chức bữa tiệc sinh nhật.
C. Vì mấy chị em đã biết quan tâm đến bà và làm cho bà vui.
D. Vì mấy chị em đã biết làm việc giúp bà.
Câu 6: Qua bài văn trên, em hiểu thêm được điều gì?
.......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
Câu 7: Năm nay chị em tôi đã lớn cả, chúng tôi họp một buổi bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bà. Từ “bàn” trong câu trên thuộc từ loại là:
A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ
D. Quan hệ từ
Câu 8: Ngày sinh nhật hằng năm của bà, con cháu chỉ về thăm bà một lát, tặng bà vài thứ quà nhỏ rồi lại vội vã đi. Nhưng bà chẳng bao giờ buồn về điều ấy.
Hãy chuyển hai câu trên thành một câu ghép?
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 9: Tìm từ ngữ được lặp lại trong đoạn 1 của bài văn?
..........................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 10: Năm nay, chị em tôi lớn cả, chúng tôi họp để bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật bà. Hãy xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu trên?
............................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
SỰ SẺ CHIA BÌNH DỊ
Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: "Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi."
Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khác biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
Câu 1: Vì sao nhân vật "tôi" trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?
A. Vì thấy mình chưa vội lắm.
B. Vì nhười phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
C. Vì thấy hoàn cảnh mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
D. Vì hai đứa nhỏ khóc lóc không chiu đứng yên trong hàng.
Câu 2: Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vât "tôi" lại thấy bực mình và hối hận?
A. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn.
B. Vì thấy mãi không đến lượt mình.
C.Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ thì đóng cửa
D.Vì mình không mua được tem gửi thư.
Các bạn giúp mình với buổi chiều là mình nộp rồi.
kết bài tả bố vậy được chưa các cô thầy giáo:em rất yêu thương bố em vì bố phải làm những công việc nặng nhọc. em sẽ cố gắng chăm sóc sức khỏe cho bố để bố có thể vừa đi làm, vừa có sức làm việc nặng nhọc. em cũng sẽ cố gắng học tốt để không để cho bố buồn. vì em để cho bố buồn thì bố sẽ không có động lực để làm việc.
“Người ta gọi cô là gió. Việc của cô là đi lang thang khắp đó đây, lúc chạy nhanh, lúc chạy chậm tùy theo thời tiết. Trên mặt sông mặt biển cô giúp cho những chiếc thuyền đi nhanh hơn. Cô giúp các loài hoa thụ phấn để kết quả. Cô đưa mây về làm mưa trên những miền đất khô cạn. Vì tính cô hay giúp người nên ai cũng yêu cô. Cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô vừa đến đâu ai cũng biết ngay. Cô gió kìa Cô gió kìa Cô gió ơi. Các bạn tầm xuân đua nhau gọi Cô đi đâu mà vội thế. Cô gió vừa vội vã bay đi vừa trả lời Tôi còn vội đi giúp cho bạn Đào bên kia một chút. Bà bạn ấy ốm, bạn ấy quạt cho bà mỏi tay lắm rồi.”Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Trong đoạn văn trên em thấy có những nhân vật nào Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là Câu 2 Đoạn văn trên kể theo ngôi kể thứ mấy Nêu hiểu biết của em về ngôi kể đó.Câu 3 Chỉ ra từ láy trong đoạn văn trên Câu 4 Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc đoạn văn trên là gì Câu 5 Em đã từng làm việc gì đem lại niềm vui cho ai chưa Hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại ngắn gọn trải nghiệm ấy.
Cô Moon bảo là : " Hãy viết 10 - 15 câu về 1 kỉ niệm hoặc 1 thứ khi nghĩ tới sẽ buồn "
Thì đây là bài Moon viết , mn chấm ?/10 đ ?
Bài làm :
" Thời học sinh " , cái gì ? Thời học sinh ư ? Thời học sinh thì có gì đáng buồn chứ ! Bạn em đã từng nói vậy , nhưng với em thì khác đó .Thời học sinh mà nhỉ ? Tuổi học trò vui vẻ nhé , vì đó là tuổi chúng ta vui chơi , chứ không phải chịu áp lực , tuổi mà chúng ta được tự do , được thỏa thích làm mọi thứ . Sau khi tốt nghiệp , cái tuổi mà em rất ghét , tốt nghiệp rồi , rất ít khi gặp được nhau , không như tiểu họ , trung học , mỗi ngày đều được gặp nhau , khi những ngày nghỉ , chúng ta có thể rủ nhau đi chơi . Tốt nghiệp , mỗi người , 1 con đường con đường riêng . Có người còn đi du học , nhớ bạn bè lắm . Giữa những vì sao , hàng ngàn vì sao , luôn tỏa sáng , còn chúng em thì không ? Con đường riêng rồi , ít khi chúng ta ngắm sao , cũng là lúc , chúng ta ít để ý về bạn bè . Hiếm lắm , mới gặp được bạn . Nên trước khi tốt nghiệp , hãy làm gì để không lãng phí tuổi trẻ nhé. Ví dụ như : tổ chức sinh nhật , cùng nhàu làm 1 việc gì đó !
Các bạn xem qua bài văn của mình và xữa lỗi giúp mình nha!!!!
Bài làm
Trong cuộc đời này, ai cũng có một người mà mình tôn trọng, yêu quý. Em cũng thế, người đó đã chăm sóc và nuôi nấng em từ nhỏ cho đến giờ: đó là mẹ của em.
Tuy trông vẻ bên ngoài không còn thanh xuân nữa nhưng mẹ em chỉ mới 30 tuổi thôi. Thân hình của mẹ em gầy gò, ốm yếu vì mấy ngày nay mẹ không ăn gì cả nên em rất lo lắng. Mái tóc của mẹ đen, óng mượt. khuông măt mẹ hao hao hình trái xoan giống như em bé lên 3. Vì mẹ em làm việc nhiều ở ngoài trời nên nước da của mẹ mới ngăm đem. Đôi mắt của mẹ long lanh, trong trẻo như hai viên ngọc đang tỏa ánh hào quang trong màn đêm sâu thẳm. Miệng mẹ rất tươi và hay cười. Mặc dù đôi bàn tay mẹ lúc chưa có thành viên thứ 4 thì rất mềm mại và trắng trẻo nhưng bây giờ mẹ bàn tay của mẹ đã không còn như trước nữa. Chẳng những đôi bàn bàn tay ấy để lại những vết trầy xước vì mẹ phải làm những công việc nặng nhọc mà còn bị chai nữa.
Thường ngày mẹ em hay dậy sớm để làm việc nhà. Sau đó, mẹ em nấu bữa sáng cho em và cả nhà. Tiếp theo, mẹ em phải giúp cha buôn bán. Tiếp nữa, mẹ em phải chuẩn bị bữa trưa, lau dọn bàn ghế, lau nhà, quét nhà,... Tiếp tục, mẹ em phải chuẩn bị bữa tối. Sau đó, mẹ xem lại còn việc gì mình làm còn dở dang. Nếu như có thì mẹ em sẽ làm cho xong mới ngủ. Mỗi ngày mẹ em cứ làm việc như thế nên không có thời gian để nghĩ ngơi làm em thấy thương mẹ hơn. Lúc làm việc, mẹ thường mặc những bộ trang phục giản dị. Lúc có chuyện vui thì mẹ luôn kể cho mọi người và ai cũng bậc cười.
Em cảm thấy mẹ đã vất vả quá nhiều vì gia đình và nhất là em. Em hứa với mẹ là em sẽ cố gắng học tập để đem về điểm 10 để không làm phụ lòng mẹ.
Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ.
1.Có thể hoán đổi vị trí của từ " nuôi " và từ " phụng dưỡng " trong hai câu văn " Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai." hay không? Vì sao?
2. Lời giảng giải của bác nông dân với con ve cho chúng ta thấy bác là người như thế nào? Từ câu chuyện của bác nông dân, em dút ra bài học gì cho mình?
Tìm đại từ trong câu:Người cha dẫn con trai đến chỗ hàng rào. Ông vui mừng vì con trai đã tiến bộ.Đại từ đó dùng để làm gì.( Nhớ trả lời cả 2 câu hỏi của đề bài giúp mình nhé, mình cảm ơn các bạn rất nhiều nếu trả lời đúng