Tham khảo:
Tự tạo đam mê, cảm xúc cho mình về môn học theo chiều hướng tích cực. ...Khi học, đọc các tác phẩm hãy cố gắng nắm được nội dung cơ bản nhất. ...Việc đọc sách rất có lợi, vì thế các bạn nên dành nhiều thời gian cho việc đọc. ...Không nên phụ thuộc vào sách văn mẫu, sách tham khảo quá nhiều.Tham khảo:
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ MÔN NGỮ VĂNTự tạo đam mê, cảm xúc cho mình về môn học theo chiều hướng tích cực. ...Khi học, đọc các tác phẩm hãy cố gắng nắm được nội dung cơ bản nhất. ...Việc đọc sách rất có lợi, vì thế các bạn nên dành nhiều thời gian cho việc đọc. ...Không nên phụ thuộc vào sách văn mẫu, sách tham khảo quá nhiều.Tham khảo:
Tự tạo đam mê, cảm xúc cho mình về môn học theo chiều hướng tích cực. ...Khi học, đọc các tác phẩm hãy cố gắng nắm được nội dung cơ bản nhất. ...Việc đọc sách rất có lợi, vì thế các bạn nên dành nhiều thời gian cho việc đọc. ...Không nên phụ thuộc vào sách văn mẫu, sách tham khảo quá nhiều.
Tham khảo:
Ngữ văn là một trong những môn thi bắt buộc trong chương trình học phổ thông. Để học hiệu quả, rất nhiều cách tiếp cận nhưng tốt nhất vẫn là biết tự học.
Thứ nhất, khai thác triệt để sách giáo khoa. Phải đọc, gạch chân, đánh dấu những luận điểm hoặc chi tiết quan trọng trong văn bản (tác phẩm) để học kỹ và dễ nhớ. Ghi lại những cảm nhận ban đầu của riêng mình về tác phẩm. Thứ hai, tìm hiểu tư liệu có liên quan đến bài học. Làm tất cả các câu hỏi sách giáo khoa đưa ra. Soạn bài, nắm kiến thức về bài trước khi đến lớp. Thứ ba, thường xuyên trao đổi với bạn bè, hỏi thầy cô về những điều mình băn khoăn hoặc chưa hiểu. Thứ tư, tự rèn luyện cách đọc, viết thường xuyên để nâng cao cách hành văn.
cach tu hoc mon ngu van 11 - Cách tự học môn Ngữ văn hiệu quả
Khi tiếp cận một tác phẩm văn học, cần nắm chắc và hiểu đúng 4 vấn đề cơ bản: xuất xứ, nội dung, nghệ thuật và chủ đề.
Có 2 cách hiểu để nhớ về xuất xứ của một tác phẩm. Về góc độ lịch sử, xuất xứ hiểu như một sự kiện, tác phẩm này do ai viết, viết vào thời gian nào, hoàn cảnh xã hội ra sao, tác giả đang làm gì ở đâu? Về phương diện văn chương, xuất xứ chứa đựng ý nghĩa sâu sắc hơn – hoàn cảnh khai sinh tác phẩm, nó biểu đạt được hoàn cảnh xã hội của tác giả, liên quan đến nguồn cảm xúc, cảm hứng mà tác giả xây dựng nên tác phẩm của mình.
Về nội dung, đây là cái riêng của từng tác phẩm, những gì mà tác giả đã cố gắng xây dựng lên nên chúng ta không cần phải thêm bớt dễ dẫn đến lệch lạc. Do vậy, học sinh chỉ gạch ý ra và cố gắng lập luận hành văn sao cho bài đủ ý là trọn vẹn.
Nghệ thuật là phần trừu tượng hơn nhưng phần lớn tập trung ở khía cạnh câu từ, miêu tả, nhân hóa, vật hóa, so sánh, đối lập, tu từ, ẩn dụ… Thường thầy cô sẽ lưu ý cho các học sinh những nét nghệ thuật qua từng bài, từng tác phẩm cụ thể. Chủ đề là vấn đề cô đọng, đầy đủ và có thể ngắn gọn nhất nhưng rất nổi bật khi đọc hiểu tác phẩm.
Tự học đóng vai trò quan trọng. Nếu biết tự học môn ngữ văn chắc chắn sẽ đem lại cho người học một nhân cách sống tốt, viết lách diễn đạt trôi chảy và giao tiếp cũng tinh tường hơn.
Chỉ với một số bí kíp đơn giản mà vô cùng hiệu quả sau đây sẽ giúp bạn thêm dễ dàng tiếp nhận và yêu thích môn học này.
Suy nghĩ tích cực và tạo cho mình niềm hứng khởi
Tâm lý là một yếu tố vô cùng quan trọng, nhiều bạn ngại học và bỏ bê môn này chỉ vì với suy nghĩ: “Mình không đủ khả năng”, không hứng thú, ngại ngùng, chán nản sẽ cản trở bạn rất nhiều. Thay vào đó, hãy dành vài phút và nói với bản thân mình rằng: “Người khác học được mình cũng học được”. Vì không giống các môn học Tự nhiên khác như Toán, Lý, Hóa khi đã mất gốc thì rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.
Nắm chắc nội dung cơ bản nhất trong từng tác phẩm
Không cần phải quá cầu kì, hoa mĩ, phân tích những thứ xa xôi, trừu tượng. Điều quan trọng để học tốt môn Văn đó chính là bạn hãy cố gắng hiểu rõ nội dung chính trong đó rồi sau đó sẽ triển khai ra các ý mới.
VD: Với tác phẩm: “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam thì nội dung cốt yếu của nó chính là cuộc sống phố huyện về đêm qua cái nhìn của cô bé Liên, từ đó ta sẽ khai triển thêm các ý như: cuộc sống thiếu thốn, tù túng qua lời kể của nhà văn, các hình ảnh biểu tượng, biểu trưng, tấm lòng nhân đạo của tác giả…
Tương tự như với tác phẩm: “Rừng xà nu” hiểu rõ nội dung chính đó là cuộc chiến của buôn làng Xô Man qua lời kể của cụ Mết mà nhân vật chính là Tnú, ta dễ dàng liên tưởng, móc nối thêm được nhiều ý chính khác.
Đọc, đọc và đọc thật nhiều
Không phải cứ cầm cuốn sách lên, chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ một là được. Đó là một cách học vô cùng thụ động, khiến chúng ta càng thêm khó tiếp thu và tâm lý càng chán nản. Như đã nói ở trên, nắm được nội dung chính tác phẩm thì sẽ dễ dàng hơn nhiều, nhưng điều quan trọng là mỗi ngày bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày: 30 phút – 1 tiếng để đọc lại. Nhớ là đọc chứ không phải học thuộc lòng, đây thực sự là một cách rất hiệu quả để giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi bạn đang thi hay kiểm tra.
Không phụ thuộc vào sách tham khảo
Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng sẽ khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Văn học chính môn học để chúng ta sáng tạo, chính vì thế hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của mình thay vì đi “vay mượn” những câu chữ rập khuôn đó. Một cách khác để bạn có thể tham khảo hiệu quả là: hãy viết một bài văn theo suy nghĩ, cảm nhận của mình rồi sau đó sẽ đọc lại bài tham khảo đó. Cách này sẽ giúp ta bổ sung thêm được nhiều ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó.
Dùng sách tham khảo không phải là xấu nhưng quan trọng là bạn nên tiếp thu được thêm nhiều ý tưởng khi dùng sách tham khảo, thay vì bị phụ thuộc vào nó.
Không đi học thêm nhiều
Đây không phải là một điều gì quá mới mẻ, những lớp học thêm đông đúc cả trăm học sinh thực sự rất khó để bạn tập trung. Ở đó sẽ có người học, người không, bạn dễ bị phân tán tư tưởng. Không phải đi học thêm ở nhiều lò, nhiều trung tâm sẽ giúp kiến thức bạn chắc chắn hơn, nhiều bạn đi học theo phong trào chứ không phải thực sự muốn học. Thêm nữa chỗ ngồi quá đông, ồn ào, học trái ca… càng khiến bạn thêm mệt mỏi, hàng trăm học sinh được học, cùng ghi chép một bài giảng như nhau. Cách tốt nhất đó là bạn chủ động dành một thời gian thích hợp ở nhà để học thật nghiêm túc, luyện viết với các bộ đề để nâng cao khả năng viết. Có gì không hiểu sẽ trực tiếp hỏi giáo viên bộ môn. Đó là một cách học vô cùng hiệu quả lại chủ động về mặt thời gian.
Hãy học với tâm trạng thoải mái
Điều cuối cùng tuy đơn giản mà thật cần thiết. Hãy nhớ việc học Văn cũng như các môn khác là một hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị nhồi ép, bắt buộc mà tự ép bản thân. Học với niềm vui, niềm yêu thích thật sự bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn một chút nào, hơn hết bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.
Đừng ngại viết ra những điều mới, những suy nghĩ, ý kiến riêng của bạn cũng như lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi một chút sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài văn của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ thêm vững chắc hơn.
Sự học là chiếc thang không nấc chót, các bạn sẽ tự tìm ra cho mình một khả năng riêng cũng như cách học phù hợp với bản thân nhất. Để chinh phục chiếc thang cao đó bạn luôn cần một lòng quyết tâm, nghị lực và đừng bao giờ bỏ cuộc. Bạn sẽ thành công không chỉ với môn Văn mà còn với tất cả các môn khác, cũng như môn học mình thật sự yêu thích.
Suy nghĩ tích cực tự tạo cho mình niềm hứng khởiSuy nghĩ tích cực tự tạo cho mình niềm hứng khởi
Bạn ngại học và bỏ bê môn này vì nghĩ mình không đủ khả năng, không hứng thú? Chính những suy nghĩ này cản trở bạn tiến bộ. Thay vào đó, hãy dành thời gian tự nhủ với bản thân: “Người khác học được mình cũng học được”. Khác với các môn Tự nhiên như Toán, Lý…khi đã mất gốc rất khó để học lại, với Văn học bạn chỉ cần một chút chăm chỉ là hoàn toàn có thể giải quyết được.
2 Luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lạiLuyện đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, sách văn học rồi rút ra ý chính cho mình làm tư liệu học tập để bạn thêm hiểu từ ngữ tiếng Việt và rèn luyện khả năng sáng tạo, tư duy sâu sắc. Khi đọc, nếu bạn cứ thụ động chăm chăm học thuộc lòng từng câu, từng chữ thì chỉ khiến bạn càng thêm khó tiếp thu. Bạn cần tập trung tối đa vào tác phẩm và dành thời gian mỗi ngày khoảng 30 phút – 1 tiếng để đọc lại. Đọc chứ không phải học thuộc lòng : đó thực sự là cách hiệu quả giúp bạn ghi nhớ nội dung chính tác phẩm, giữ ý văn luôn trôi chảy trong đầu và có thể bật ra bất cứ lúc nào khi làm bài.
3 Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảoSoạn bài trước thì khi vào lớp bạn sẽ dễ dàng trả lời những câu hỏi được đặt ra. Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Bạn có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là bạn nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó.
4 Tập trung nghe giảng, tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủGhi chép bài đầy đủ và sạch sẽ
Nhiều bạn sử dụng đồ ăn thức uống, máy nghe nhạc và điện thoại di động vào giờ Văn cho đỡ buồn ngủ. Tuy nhiên, khi ăn uống, nghe nhạc hay bấm điện thoại bạn đã bỏ phí bài giảng, mà môn văn nếu bị đứt quãng chắc chắn bạn sẽ không hiểu gì cả. Chính việc bạn tập trung nghe giảng khiến thầy cô càng thêm hứng thú tận tình truyền đạt kiến thức cho bạn giúp bạn học tốt hơn. Đừng vì chán nản môn Văn mà bạn cứ bỏ trống vở ghi, đến lúc kiểm tra thì chạy nháo nhào đi mượn vở chép bài thế rồi vừa chép không kịp và kiến thức cũng chẳng có là bao. Ghi chép bài đầy đủ và sạch sẽ bạn dễ dàng tập trung vào việc học đồng thời mau thuộc bài hơn.
5 Mạnh dạn biến tiết học Văn trở nên thú vịMạnh dạn xung phong phát biểu ý kiến vừa chống buồn ngủ trong giờ học Văn vừa giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích nhớ bài lâu hơn. Chỗ nào không hiểu rõ bạn cứ mạnh dạn giơ tay hỏi lại thầy cô để thêm tự tin và vững vàng phân tích tác phẩm. Hơn thế nữa, hãy “hô biến” tiết Văn trở nên thú vị bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua cùng xây dựng bài học. Thử thể hiện diễn xuất, giọng kể của bạn qua các văn bản được học trên lớp và môn Văn sẽ “dễ nuốt” hơn bao giờ hết vì chính bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết học.
6 Gạch dưới những ý chính và sử dụng sơ đồ câyNếu bạn cảm thấy bài giảng có quá nhiều ý khiến bạn lan man, khó học thì hãy gạch dưới những ý chính được thầy cô lưu ý nhiều trong bài. Bạn có thể áp dụng sơ đồ cây để học dàn ý. Ý chính nằm ở giữa, các ý phụ ý nhỏ hơn sẽ là những nhánh cây đâm ra. Văn học là môn thiên về cảm xúc nhưng nếu bài viết của bạn rất tình cảm mà thiếu ý cũng khó được điểm cao. Sơ đồ cây sẽ giúp bài viết của bạn đi đúng hướng.
Bạn có thể áp dụng sơ đồ cây để học dàn ý
7 Hãy học với tâm trạng thực sự thoải máiViệc học Văn là hành trình khám phá từ từ, đừng vì tư tưởng bị bắt buộc mà tự ép bản thân. Đừng ngại viết ra những điều mới, ý kiến riêng của bạn thay vì lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài viết của bạn thêm nổi bật và khả năng ngôn từ vững chắc hơn. Học với tâm trạng thật sự thoải mái bạn sẽ thấy việc học Văn không hề khó khăn chút nào, hơn hết bạn cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.
Mẹo học Văn “siêu đơn giản”
Đã bao giờ bạn thấy bất lực với khả năng văn chương của mình vì kiểm tra hay thi môn Ngữ Văn đã chăm chỉ học thuộc, ghi nhớ các bài văn mẫu mà lúc nhận bài điểm chưa khi nào quá 7 chưa?Để học văn không phải khổ sở học thuộc mà vẫn ẵm điểm cao, dưới đây sẽ là một số mẹo học Văn thú vị giúp ích cho bạn:
Rèn cho mình thói quen đọc thật kĩ, thật sâu
Không cần quá cầu kì, hoa mĩ, phân tích những thứ xa xôi, trừu tượng, điều quan trọng để học tốt môn Văn chính là bạn hãy cố gắng nắm thật kĩ nội dung văn bản. Nắm được nội dung chính sẽ dễ dàng khơi gợi được trí nhớ của bạn về tác phẩm, từ đó triển khai ra các ý mới cho bài phân tích.
Đọc thật kĩ, thật sâu còn giúp bạn nhớ được những chi tiết hay trong văn bản mà không cần tốn công sức ngồi học thuộc lòng như một chú vẹt để rồi nhớ trước quên sau. Khi viết, bạn khéo léo đưa vào bài những trích dẫn nhớ được ấy sẽ giúp bài viết của bạn gây được ấn tượng, thiện cảm với giáo viên chấm.
Học văn theo tư duy toán học
Các sĩ tử hãy gạt ngay suy nghĩ học văn là phải học thuộc đi nhé! Đã có rất nhiều bạn chọn cách học Văn theo sơ đồ và đã rất hiệu quả đấy.
Nếu các môn khoa học thường có sơ đồ cây, thì học Văn bạn chỉ cần đơn giản gạch ý theo cách riêng của bạn, sau đó tư duy bài viết theo những ý bạn gạch sẵn ra, thêm thắt những câu dẫn dắt hay dẫn chứng vào sẽ khiến bài viết của bạn trở nên hoàn hảo cả về tứ và diễn đạt.
Luôn cập nhập thông tin đời sống xã hội
Thoạt đầu nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng việc bạn theo dõi những thông tin về đời sống xã hội qua ti vi, báo đài vừa là một cách giải trí vừa giúp bạn viết văn hay hơn, thật hơn.
Ví dụ như khi viết một bài văn Nghị luận xã hội về bảo vệ môi trường, thay vì hô hào, kêu gọi mọi người trường bằng những câu văn khẩu hiệu, sáo rỗng, bạn đưa vào bài văn những dẫn chứng về ô nhiễm môi trường như hằng năm có bao nhiêu tấn cá chết ngoài biển? hay số người mắc bệnh ung thư tăng cao ra sao?…thì chắc chắn bài văn của bạn sẽ thuyết phục và điểm cao hơn rất nhiều.
Không nên phụ thuộc vào sách tham khảo
Nhiều bạn học Văn lúc nào cũng kè kè quyển sách văn mẫu bên mình và chăm chăm học thuộc lòng cách phân tích tác phẩm trong đó. Sách tham khảo có thể cho bạn nhiều ý tưởng hay ho, nhưng sẽ khiến bạn bị phụ thuộc mỗi khi hết ý, hay khi không nhớ được các ý trong sách viết.
Văn học là môn học sáng tạo, chính vì thế hãy viết bằng cảm xúc, tâm hồn thật của chính mình thay vì đi “vay mượn”, “học mót” những câu chữ rập khuôn đó.
Một tâm trạng tốt sẽ viết nên một bài văn hay
Điều cuối cùng tuy đơn giản mà thật cần thiết. Đừng gượng ép bản thân cố gắng học thuộc lòng tất cả và u uất than trời rằng sao dài thế, khó học thế, cách này sẽ chỉ khiến bạn xa lánh Văn thêm mà thôi.
Hãy cố gắng tạo cho bản thân một tâm thế thoải mái nhất khi đọc được một đề bài, bởi sự thích thú sẽ tạo động lực rất lớn trong quá trình học tập và nhất là khi làm văn.
Đối với nhiều bạn Ngữ Văn vẫn luôn là một môn học khá “khoai”, dài và thật khó để nhớ. Nhưng nếu chúng ta biết cách thì môn học này không hề khó khăn một chút nào. Mong rằng một số mẹo nhỏ trên sẽ giúp các bạn học sinh yêu và học Văn hiệu quả hơn, điểm số từ đó cũng sẽ ngày càng cao hơn nữa.
Vậy Phương Pháp học là gì?Tự tạo đam mê, cảm xúc cho mình về môn học này theo chiều hướng tích cực.Tâm lý là một yếu tố quan trọng giúp các em có thể học tốt các môn. Nếu em có hứng thú với môn học nào đó thì đương nhiên em sẽ dành nhiều thời gian hơn,vậy thì môn học đó sẽ có kết quả học tập tốt. Các em nếu không hứng thú hay chán nản sẽ không học được. Vì không giống các môn tự nhiên khác như Toán Lý Hóa, một khi đã mất căn bản thì rất khó để tiếp thu và học tiếp chương trình. Nhưng với môn văn thì chỉ cần các em có một chút siêng năng là có thể giải quyết môn học này một cách dễ dàng. Khi có cảm xúc, các em sẽ hòa mình vào tác phẩm, vào nhân vật để cảm nhận và triển khai các ý mà các em nắm được. Nó giup khả năng viết cải thiện rất nhiều.
Khi học, đọc các tác phẩm hãy cố gắng nắm được nội dung cơ bản nhấtĐiều quan trọng ở đây các em phải tìm được nội dung chính trong tác phẩm để học thuộc, sau đó hay tự mình triển khai các ý mới để phẩn tích sâu vào phục vụ cho bài viết.
Ví dụ: Tác phẩm Rừng Xà Nu, chỉ cần hiểu được nội dung chính là cuộc chiến của buôn làng Xô Ma theo lời kể cụ Mết, nhân vật chính ở đây là Tnú, thì ta có thể dễ dàng liên tưởng được kết cấu tác phẩm và khai triển ra nhiều ý chính khác.
Các em đừng học theo cách cứ cầm sách lên là đọc, học rập khuôn theo cách đọc thuộc từng câu chữ và trả bài. Đó là cách học vô cùng thụ động và tốn thời gian, không hiệu quả. Một khi đã rập khuôn nó khiến chúng ta càng khó tiếp thu, đầu óc không sáng tạo được nội dung để triển khai các ý trong bài viết.
Điều mấu chốt ở đây là các em phải học và nắm được nội dung cốt yếu của tác phẩm, nên dành một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày để đọc tác phẩm. Ví dụ dành 30 phút – 1 tiếng để đọc. Khi đọc hãy có cảm xúc chứ đừng đọc theo kiểu học vẹt hoặc thuộc lòng. Đây là một cách rất hiệu quả để có thể ghi nhớ nằm lòng các nội dung của các tác phẩm văn học. Khi cần tới thì mọi câu chữ, ý nghĩa, nội dung luôn trôi chảy trong đầu và có thể đem ra sử dụng bất cứ lúc nào.
Không được phụ thuộc vào sách văn mẫu, sách tham khảo quá nhiềuVăn mẫu ở đây viết ra nhằm mục đích để các giáo viên, học sinh hay thậm chí phụ huynh có thể đọc, tham khảo với mục đích chắt lọc hoặc chọn ra những ý hay cốt yếu dùng cho mục đích biến nó hoặc khai triển nó theo ý cá nhân.
Nó không dùng để sao chép y chang từng câu chữ để đối phó giáo viên. Văn học là sáng tạo, các em hãy học, viết nó bằng cảm xúc, tâm hồn của mình thay vì đi ăn cắp chất xám của người khác. Một cách khá hay nữa đó là các em hãy cứ thể hiện suy nghĩ, cảm nhận, hiểu biết của mình qua bài viết một cách chân thực. Nếu khi thấy không ổn, sai sót thầy cô sẽ giúp các em cải thiện theo chiều hướng nâng cao kỹ năng để hoàn thiện hơn. Hoặc khi viết xong bài viết theo ý các em hãy sử dụng sách tham khảo để bổ sung, sửa những ý chưa hay của mình bằng cách dựa trên ý của các tác giả khác, chứ đừng sao chép y đúc từng chữ, từng dấu câu. Như vậy là không nên, sẽ bị phụ thuộc hoàn toàn, mất đi khả năng thể hiện câu chữ, ngôn ngữ trong văn học.
Học với tâm trạng thoải mái, không gượng ép bản thânViệc này tuy nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng ảnh hưởng quan trọng đến việc học và kết quả học tập vô cùng lớn.
Học văn là sáng tạo, nhồi ép hay rập khuôn theo ý người khác là không nên. Các em phải có quan điểm riêng để duy trì. Học với niềm đam mê, hung thú sẽ giúp các em thoải mái, tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và mau thuộc nhất. Đừng ngại thể hiện quan điểm riêng trong bài viết, hãy cứ viết nếu các em nghĩ nó đúng, là sang tạo, là điểm nhấn của cá nhân trong phong cách hành văn. Điều đó giúp các em có được 1 bài viết nổi bật, không 1 màu hay trùng lập với người khác. Khả năng ngôn ngữ thêm phong phú hơn.
Việc học là lâu dài. Đối với môn học nào cũng thế, các em cần tìm ra phương pháp học hiệu quả, tối ưu nhất để áp dụng và duy trì. Trên đây là phương pháp học Văn giúp các em tham khảo để có thể học tốt hơn ở môn học này. Hy vọng ở những môn học khác, các em cũng hãy có được cảm xúc, hứng thú để tìm ra cách học hiệu quả nhất phục vụ cho bản thân trong con đường học vấn.
Trung tâm Gia Sư Trí Việt có nhận dạy kèm môn Văn cấp 1 – 2 – 3 tại nhà. Các em Học sinh, các Phụ huynh hãy đăng ký để có được những tiết học thú vị, không nhàm chán và mang lại kiến thức bổ ích, giúp các em có kết quả học môn Văn thật tốt. Đội ngũ Gia Sư là những Giao viên, Sinh viên chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm đi dạy ở bộ môn này. Cam kết sẽ có nhưng bài giảng cùng Phương Pháp học tốt nhất. Hãy liên hệ đến Trung Tâm chúng tối để được phục vụ tri thức tốt nhất!