Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích tác động của gió mùa và Tín phong Bán cầu Bắc đến sự phân hóa mưa theo mùa và theo khu vực ở Việt Nam.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao cùng là gió theo hướng tây nam gặp dãy Trường Sơn, nhưng gió Tây Nam xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương gây hiện tượng phơn khô nóng, còn gió mùa Tây Nam (Tín phong Bán cầu Nam) lại gây mưa lớn cho cả hai sườn núi.
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, gió mùa đông hoạt động ở nước ta chủ yếu theo hướng
A. Đông bắc.
B. Đông nam.
C. Tây bắc.
D. Tây nam.
Gió mùa Tây Nam hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ áp cao nào sau đây?
A. Cận chí tuyến Bắc bán cầu.
B. Cận chí tuyến Nam bán cầu.
C. Áp cao Xibia.
D. Bắc Ấn Độ Dương.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, giải thích tại sao đều là Tín phong, nhưng Tín phong Bán cầu Nam gây mưa lớn cho cả nước, còn Tín phong Bán cầu Bắc lại tạo ra mùa khô ở miền khí hậu phía Nam sâu sắc.
Nền nhiệt độ cao, hoạt động của gió mùa tạo nên sự phân mùa khí hậu và lượng mưa lớn ở nước ta là biểu hiện của khí hậu
A. nhiệt đới.
B. nhiệt đới ẩm.
C. nhiệt đới khô.
D. nhiệt đới ẩm gió mùa.
35.Loại gió chính hoạt động ở nước ta là
gió mùa.
gió Tín phong.
gió tây khô nóng.
gió tây ôn đới.
Nguyên nhân nào gây ra hiệu ứng phơn khô nóng cho đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta vào đầu mùa hạ?
A. Ảnh hưởng của Bão ở Biển Đông và dải hội tụ nhiệt đới.
B. Áp thấp Bắc Bộ hoạt động mạnh hút gió mùa Tây Nam.
C. Tín phong Đông Bắc vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào.
D. Gió mùa Tây Nam đầu mùa hạ vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào.
Gió mùa Đông Nam hoạt động ở miền bắc nước ta vào thời gian?
A. Cuối mùa đông
B. Đầu và giữa mùa hạ
C. Giữa và cuối mùa hạ
D. Đầu mùa đông