Nhân vật nào không xuất hiện trong đoạn trích Bố của Xi-mông?
A. Bố của Xi-mông
B. Bác Phi-lip
C. Mẹ của Xi-mông
D. Xi- mông
Phần I. Trắc nghiệm
Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp
A | B |
1. Bến quê | a. Lòng yêu thương bạn bè, mở rộng ra là lòng yêu thương con người, sự cảm thông với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. |
2. Những ngôi sao xa xôi | b. Thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương. |
3. Bố của Xi - mông | c. Cuộc sống khó khăn, gian khổ và tinh thần lạc quan của nhân vật khi chỉ có một mình trên đảo hoang vùng xích đạo suốt mười mấy năm ròng rã |
4. Rô – bin – sơn ngoài đảo hoang | d. Tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng đầy lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong. |
Đọc đọc trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu càng tỏ ra bộ đau đớn:
- Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u, thì con đi ngay bây giờ cho u. Nếu con chưa đi, cụ Nghị chưa giao tiền cho, u chưa có tiền nộp sưu thì không khéo thầy con sẽ chết ở đình, chứ không sống được. Thôi, u van con, u lạy con, con có thương thầy, thương u thì con đi ngay bây giờ cho u.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ gì? Có nên tách mỗi vế câu thành một câu đơn không? Vì sao?
b) Thử tách mỗi vế trong câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn. So sánh cách viết ấy với cách viết trong đoạn trích, qua mỗi cách viết, em hình dung nhân vật nói như thế nào?
Đoạn trích sau dùng yếu tố gì?
“Thứ suy rộng ra và chua chắn nhận ra rằng cái sự buồn cười ấy là bất thương, chẳng riêng gì nhà ý mà có lẽ chung cho khắp mọi nơi. Bao giờ và ở đâu cũng thế thôi. Thằng nào chịu khổ quen rồi thì cứ mà chịu mãi đi! Mà thương những kẻ ăn nhiều nhất, hưởng nhiều nhất thì lại chính là những kẻ không cần ăn một tí nào hoặc không đáng hưởng một ly nào”.
(Sống mòn, Nam Cao)
A. Yếu tố miêu tả nội tâm
B. Yếu tố nghị luận
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Sắp xếp những nội dung dưới đây để hoàn thiện diễn biến của đoạn trích Bố của Xi-mông?
1 – Phi-líp gặp Xi-mông và hứa sẽ cho em một ông bố
2 – Xi- mông đến trường và nói với các bạn có bố tên là Phi-lip
3 – Phi-lip đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em
4 – Xi- mông buồn chán, tuyệt vọng, lang thang ra bờ sông
A. 2 – 4 – 1 – 3
B. 4 – 1 – 3 – 2
C. 4 – 1 – 2 – 3
D. 2 – 4 – 3 – 1
Cho đoạn văn
" Quê cháu ở Lào Cai này thôi.Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy ,hóa lại không. Cháu có bố tuyệt lắm. Hai bố con cũng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một-không .Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa.Không có cháu ở đấy .Các chú lại cứ một chú lên tận đây .Chú ấy nói :nhớ cháu góp phần phát hiện một đám mây khô mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu ,thật là đột ngột, không ngờ lại như thế .Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắp "Thế là một -hòa nhé !".Chưa hòa đâu bác ạ .Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc .Ơ,bác vẽ cháu đấy ư ?Không ,không ,đừng vẽ cháu!Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.
1,Trích trong? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của vb có đoạn trích dẫn trên
2, Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Dùng một câu văn nêu chủ đề đoạn trích
3,Phát hiện và ghi ra giấy 1 lời văn gián tiếp trog đọan trên
4,Viết 3-5 câu nêu suy nghĩ của en về quan niệm sống hạnh phúc của ng xưng cháu trog đv
đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
Lúc nhỏ, gia đình rất nghèo, cơm không đủ ăn, bữa ăn mẹ thường san phần cơm từ bát của mình cho con, mà nói: “Con ăn đi giúp mẹ, mẹ không đói”.
Lúc con đang tuổi lớn, ngày nghỉ mẹ thường vất vả đi ra tận vùng sông nước nông thôn tìm mua cá tươi về cho con tẩm bổ. Cá rất ngon và tươi, lúc con ăn cá, mẹ chỉ chấm đũa khảy chút thịt bám vào xương đầu cá để ăn, con trai nhìn thấy thương mẹ, liền gắp cá từ bát mình vào bát mẹ, mời mẹ ăn. Mẹ không ăn, mẹ lại dùng đũa gắp cá trở lại bát con, mẹ nói: “Con à, con ăn đi, mẹ đâu thích ăn cá”.
Lên trung học cơ sở, để có đủ tiền cho các con đóng học phí mẹ phải nhận thêm công việc may vá để trang trải cuộc sống gia đình. Một ngày mùa đông, con trai giật mình lúc nửa đêm, thấy mẹ vẫn ngồi căng người nơi ngọn đèn dầu, con trai gọi: “Mẹ ơi ngủ đi, sớm mai mẹ còn phải đi làm mà”. Mẹ chỉ cười: “Con à, con ngủ đi, mẹ không buồn ngủ”.
a) thể loại và phương thức biểu đạt?
b) ng mẹ là ng như nào
c) khi ng mẹ nói dối con thì phương châm hội thoại nào k được tuân thủ
GIÚP VỚI Ạ
Cho đoạn văn sau:
Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa )
a) Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói đến trong đoạn trích, hoàn cảnh sống của nhân vật còn có điều gì đặc biệt?
Nội dung tư tưởng nổi bật của đoạn trích Bố của Xi-mông là gì?
A. Cảm thương cho những đứa trẻ sống lang thang, cơ nhỡ
B. Đồng cảm với nỗi khổ của những người phụ nữ lầm lỗi
C. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người
D. Tố cáo lối sống vô tâm trong xã hội