Cho 6,06 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một kim loại R có hóa trị III vào nước, thấy hỗn hợp X tan hoàn toàn tạo ra dung dịch A và 3,808 lít khí (đktc). Chia dung dịch A làm hai phần bằng nhau:
– Cô cạn phần thứ nhất thu được 4,48 gam chất rắn khan.
– Thêm V lít dung dịch HCl 1M vào phần thứ hai thấy xuất hiện 0,78 gam kết tủa.
a. Xác định tên hai kim loại và tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong X.
b. Tính giá trị V.
Hòa tan hòa toàn a gam kim loại M (có hóa trị không đổi) vào b gam dung dịch HCl thu được dung dịch D. Thêm 179,88 gam dung dịch NaHCO3 9,34% vào dung dịch D thì vừa đủ tác dụng hết với lượng HCl dư, thu được dung dịch E. Trong dung dịch E nồng độ phần trăm của NaCl và muối clorua của kim loại M tương ứng là 2,378% và 7,724%. Thêm tiếp một lượng dư dung dịch NaOH vào E, sau đố lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được 16,0 gam chất rắn. Xác định kim loại M và nồng độ phần trăm của dung dịch axit clohiđric đã dùng?
Hòa tan 5,5g hỗn hợp gồm Al và Fe cần 500ml dung dịch HCl thu được 4,48 lit khí (đktc)
a) xác định % khối lượng các kim loại trong hỗn hợp
b) TÍnh nồng độ mol của dung dịch HCl
c) khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối, tính khối lượng kết tủa thu được lớn nhất
Cho X là hỗn hợp của 3 chất gồm kim loại M, oxit và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hóa trị II không đổi trong các hợp chất. Chia 29,6 gam X thành hai phần bằng nhau:
– Phần 1: đem hòa tan tỏng dung dịch H2SO4loãng dư thu được dung dịch A, khí B. Lượng khí B này vừa đủ để khử hết 16 gam CuO. Sau đó cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, đến khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.
– Phần 2: cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi kết thúc phản ứng tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thì thu được 46 gam muối khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra và xác định kim loại M.
b) Tính phần trăm khối lượng các chất trong X.
Bài 9: Hòa tan hoàn toàn một lượng oxit kim loại M vào trong lượng vừa đủ dung dịch HCl 10% thu dược dung dịch muối có nồng độ là 12,34%. Xác định công thức của oxit kim loại.
a. M hóa trị II. b.TH2: M chưa biết hóa trị.
Nhúng 1 thanh kim loại M hóa trị II vào 1 lít dung dịch AgNO3 0,5M. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng thanh kim loại tăng 19,2g và nồng độ dung dịch AgNO3 còn 0,3M.
a) Xác định kim loại M?
b) Cho thanh kim loại M nặng 20g vào 200ml dung dịch CuSO4 0,5M sau phản ứng khối lượng thanh kim loại là 20,8g. Tính CM các muối có trong dung dịch sau phản ứng giả sử toàn bộ Cu sinh ra đều bám vào thanh kim loại M và thể tích dung dịch coi như không đổi.
Hoàn tan hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại nhóm II thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học vào dd H2SO4 loãng dư thu được 6,72 lít khí ở đktc. Xác định tên 2 kim loại. (Cho Be = 9, Mg = 24, Ca = 40, Sr = 88, Ba = 137)
hòa tan hoàn toàn 0,8 gam một oxit kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl sau phản ứng thu đc 1,9 gam muối khan xác định CTHH của oxit kim loại gọi tên (cho Al=27,H=1,O=16,S=32,Cl=35,5)
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M ( hóa trị không đổi) trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí (đktc) và dung dịch chứa 4,575 gam muối.
1. Tính khối lượng m.
2. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A trong dung dịch chứa đồng thời hai axit: HNO3 ( đặc) và H2SO4 ( khi đun nóng) thu được 1,8816 lít hỗn hợp B gồm 2 khí (đktc). Tỉ khối của hỗn hợp B so với H2 bằng 25,25. Xác định kim loại M biết rằng trong dung dịch tạo thành không chứa muối amoni.