Hòa tan hết 4,68 g hỗn họp 2 muối ACO3 và BCO3 bằng dung dịch H2SO4 loangx , sau phản ứng thu được 1 dung dịch X và 1,12 lít CO2 ở đktc .
a.Tính tổng khôi lượng các muối tạo thành trong dung dịch X.
b.Tìm các kim loại A,B và tính thành phần phần trăm theo khối lượng của muối trong hỗn hợp đầu, biết nACO:nBCO3=2:3, MA:MB=3:5.
c. Cho toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên hấp thụ vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 để thu được 1,97 g kết tủa
a)
Do A và B đều là kim loại hóa trị II nên ta sử dụng phương pháp trung bình coi A và B là một chất gọi là X
=> CT chung của 2 muối là XCO3
Ta có nCO2 = \(\dfrac{1,12}{22,4}\) = 0,05 ( mol )
XCO3 + H2SO4 → XSO4 + H2O + CO2
0,05 <---- 0,05 <---0,05 <-- 0,05 < -0,05
bảo toàn khối lượng ta có
mXSO4 = mXCO3 + mH2SO4 - mH2O - mCO2
= 4,68 + ( 98 . 0,05 ) - ( 18 . 0,05 ) - ( 44 . 0,05 )
= 6,48 ( gam )
b) MXCO3 = mXCO3 : nXCO3 = 4,68 : 0,05 = 93,6
=> X = 93,6 - 12 - 16 . 3 = 33,6
có nACO3 : nBCO3 = 2 : 3
và nACO3 + nBCO3 = 0,05
=> nACO3 = 0,02 và nBCO3 = 0,03
=> nA = 0,02 và nB = 0,03
=> ( 0,02 . A + 5 : 3 . 0,03 . B) / 0,05 = 33,6
=> A = 24 ( là magie - Mg ) do B = A . 5 :3
=> B = 40 ( là canxi - Ca )
=> mMgCO3 = 1,68 ( gam )
=> %mMgCO3 = \(\dfrac{1,68}{4,68}\) . 100 \(\approx\) 36 %
=> %mCaCO3 = 100 - 36 = 64%
c) nCO2 = 0,05 ( mol )
Do tạo kết tủa nên có 2 trường hợp
=> tạo 2 muối : trung hòa và axit
2CO2 + Ba(OH)2 -------> Ba(HCO3)2
0,04 --> 0,02
CO2 + Ba(OH)2 --------> BaCO3 + H2O
0,01 <--- 0,01 <------- 0,01
=> nBa(OH)2 = 0,03
=> CM = n : V = 0,03 : 0,2 = 0,15 M