Hỗn hợp X gồm Al, Ba, Na và K. Hoàn tan hoàn toàn m gam X vào nước dư, thu được dung dịch Y và 0,0405 mol khí H2. Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,018 mol H2SO4 và 0,03 mol HCl vào Y, thu được 1,089 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch Z chỉ chứa 3,335 gam hỗn hợp các muối clorua và muối sunfat trung hòa. Phần trăm khối lượng kim loại Ba trong X là
A. 43,32%
B. 37,78%
C. 29,87%
D. 33,12%.
Chia hỗn hợp X gồm K, AI và Fe thành hai phần bằng nhau.
Cho phần một vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
Cho phần hai vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là
A. 0,39; 0,54; 1,40.
B. 0,78; 0,54;1,12
C. 0,39; 0,54; 0,56
D. 0,78; 1,08;0,56
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm MO; M(OH)2; MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Kim loại M là:
A. Zn
B. Ca
C. Cu
D. Mg
Hòa tan hoàn toàn 7,15 gam kim loại M hóa trị 2 vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,448 lít(đktc) hỗn hợp 2 khí không màu, không hóa nâu trong không khí (số mol hai khí bằng nhau) và dung dịch chứa 21,19 gam muối. Kim loại M là:
A. Fe
B. Ca
C. Mg
D. Zn
Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3. Lấy 85,6 gam X đem nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (Giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit kim loại thành kim loại), sau một thời gian thu được m gam chất rắn Y. Chia Y làm 2 phần bằng nhau:
- Phần một hòa tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 3,36 lít khí (đktc) và còn lại m1 gam chất không tan.
- Phần hai hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 10,08 lít khí (đktc). Thành phần chất rắn Y gồm các chất là?
A. Al, Fe, Al2O3
B. Fe2O3, Fe, Al2O3
C. Al, Fe2O3, Fe, Al2O3
D. Fe, Al2O3
Hòa tan hết 17,84 gam hỗn hợp gồm 3 kim loại (Fe, Ag, Cu) dùng dư dung dịch , thu được 4,032 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất ( ở đktc) và một dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 54,28
B. 60,27
C. 45,64
D. 51,32
Đốt 58,05 gam Al bằng 16,8 lít khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp A. Hòa tan hỗn hợp A trong 800 gam dung dịch B chứa H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch C chỉ chứa muối và m gam hỗn hợp khí (trong đó có 0,4 gam khí H2). Cho BaCl2 dư vào C thấy có 838,8 gam kết tủa xuất hiện. Mặt khác, cho 39 gam K vào dung dịch C sau khi các phản ứng xảy ra thì thấy khối lượng dung dịch tăng 12,9 gam. (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và giả thiết chất khí không hòa tan vào nước). Nồng độ phần trăm của muối Al trong dung dịch C là
A. 42,26%.
B. 41,15%.
C. 43,27%.
D. 38,35%.
Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Cho Y tác dụng với 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 27,96
B. 29,52
C. 36,51
D. 1,50
Điện phân dung dịch T chứa a gam Cu(NO3)2 với điện cực trơ một thời gian rồi nhấc nhanh các điện cực ra thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 19 gam hỗn hợp kim loại, 0,448 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối đối với H2 là 18,5 và dung dịch Y chứa 56,3 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của (m+a) là?
A. 85,28
B. 92,80
C. 78,12
D. 88,42