nó có thể đi bằng 2 chân hoặc bay
bất kỳ phương pháp nào mà động vật sử dụng để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Hầu hết động vật có khả năng di chuyển một cách tự nhiên và độc lập, đây chính là điểm đặc trưng của động vật với tính cách là một sinh vật sống. Một số chế độ vận động (ban đầu) là tự hành (tự mình di chuyển), ví dụ: đi, chạy, nhảy, bay, bơi, lội, lặn, leo trèo, độn thổ. Ngoài ra còn có nhiều loài động vật còn phụ thuộc vào môi trường của chúng để vận chuyển, một loại di động được gọi là di chuyển thụ động, như một số loài sứa phải dựa vào dòng nước, hoặc quá giang nhờ các động vật khác (phoresis).
Động vật di chuyển vì nhiều lý do, chẳng hạn như để tìm thức ăn, bạn tình, môi trường sống phù hợp hoặc để trốn thoát kẻ săn mồi. Đối với nhiều loài động vật, khả năng di chuyển là điều cần thiết cho sự sống còn và kết quả là chọn lọc tự nhiên đã định hình các phương pháp và cơ chế vận động được sử dụng bởi các sinh vật biết di chuyển. Ví dụ, động vật di cư di chuyển khoảng cách lớn (như chim nhạn Bắc Cực) thường có cơ chế vận động tốn rất ít năng lượng trên mỗi đơn vị khoảng cách, trong khi động vật không di cư phải thường xuyên di chuyển nhanh để thoát khỏi kẻ săn mồi. Các cấu trúc giải phẫu mà động vật sử dụng để di chuyển, bao gồm lông mao, chân (tứ chi), cánh, chi trước, chi sau, vây hoặc đuôi đôi khi được gọi là cơ quan vận động hoặc cấu trúc di chuyển (di chuyển bằng toàn thân, di chuyển bằng đầu).