a) Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của hình ảnh trong thơ Đường luật?
A. Hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng cao
B. Hình ảnh thể hiện tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.
C. Hình ảnh mang tính cụ thể, sinh động, gắn với cuộc sống đời thường.
D. Hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi.
b) Vần trong thơ Đường luật được gieo như thế nào?
A. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
B. Vần lưng, vần bằng, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 2, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
C. Vần chân, vần bằng, gieo ở các câu 1, 3, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
D. Vần chân, vần trắc, gieo ở các câu 1, 2, 4 (thơ tứ tuyệt), các câu 1, 3, 4, 6, 8 (thơ bát cú).
c) Các phát biểu sau là đúng hay sai? (Đúng ghi Đ, sai ghi S vào □ sau mỗi ý).
1) Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận □
2) Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ, …) □
3) Thơ Nôm Đường luật là thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm do cha ông ta sáng tạo ra trên cơ sở của thơ Đường luật và thơ ca dân tộc. □
4) Thơ Nôm Đường luật phá bỏ hoàn toàn quy phạm của thơ Đường luật về niêm, luật, vần, đối, … □
5) Thơ Nôm Đường luật có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ so với thơ Đường luật. □
6) Thơ Nôm Đường luật sử dụng nhiều từ ngữ và hình ảnh đời sống mang bản sắc dân tộc. □
7) Chủ thể trữ tình là chủ thể phát ngôn trong bài thơ, có thể xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều như: "tôi", "anh", "em", "ta", "chúng ta"…) hoặc phát ngôn dưới hình thức ẩn chủ ngữ, không có ngôi □
8) Trong thơ trung đại, chủ thể trữ tình chỉ xuất hiện qua các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều.
Nghệ thuật đối của thơ đường luật
Hình ảnh mùa xuân trong câu thơ nào không phải là hình ảnh tưởng tượng?
A. Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi! (Xuân Diệu)
B. Xuân ơi xuân, em mới đến dăm năm/ Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội. (Tố Hữu)
C. Sột soạt gió trêu tà áo biếc/ Trên giàn thiên lí bóng xuân sang. (Hàn Mặc Tử)
D. Sen tàn, cúc lại nở hoa/ Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân. (Nguyễn Du)
Hình ảnh nào sau đây không xuất hiện trong bài thơ?
A. Khói bếp
B. Dâu tằm
C. Hoa lúa
D. Cua béo
Hình ảnh liên tưởng trong bài thơ trên có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện sự tương giao nhiệm màu của các giác quan và cảm giác của con người.
B. Cụ thể hóa những hình ảnh và cảm giác trìu tượng.
C. Miêu tả những hình ảnh thiên nhiên bằng sự cảm nhận chân thực của các giác quan.
D. Miêu tả thiên nhiên trong mối quan hệ giao hòa quấn quýt với con người.
Hình ảnh nào không xuất hiện trong hai câu cuối của bài thơ?
A. Trăng
B. Sao
C. Chim núi
D. Khe suối
Hình ảnh hoa quế rụng trong bài thơ không thể hiện điều gì?
A. Sự tĩnh lặng của không gian.
B. Sự thư thái của tâm hồn.
C. Những suy ngẫm sâu xa về cuộc sống.
D. Nét tinh tế giao hòa của thiên nhiên và con người.
Nét độc đáo trong những hình ảnh liên tưởng của bài thơ trên là gì?
A. Âm thanh có thể thâm nhập được vào vật thể.
B. Âm thanh có thể được cảm nhận bằng thị giác.
C. Âm thanh và hương vị có thể giao hòa với nhau.
D. Âm thanh có thể nhập vào ánh sáng.
Hình ảnh dương liễu trong thơ cổ không phải là biểu tượng của cái gì?
A. Mùa xuân
B. Tuổi trẻ
C. Sự biệt li
D. Sự đợi chờ