Bài thơ “Đập Đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào? *
A. Khi tác giả chuẩn bị đi tìm đường cứu nước ờ nước ngoài.
C. Khi tác giả đang bị giam hãm trong tù ngục.
D. Khi tác giả đang lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa ở trong nước.
B. Khi tác giả đang hoạt động ở nước ngoài.
Câu 1
Vào một hôm, có một vị công trình sư đã từng đến Nam Cực công tác, đang ngồi ăn thịt trong nhà, cảm giác mùi vị rất lạ bèn hỏi vợ đây là thịt gì? Vợ nói là thịt chim cánh cụt. Người kỹ sư trầm mặc một lúc, lấy dĩa cắm vào cổ họng mình. Câu hỏi là: Tại sao?
Câu 2
Một người nam giới bị mắc bệnh kinh niên, đi khắp nơi để chữa bệnh, cuối cùng đã được một bệnh viện chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng ngồi trên tàu hỏa trở về quê, đột nhiên anh ta kêu khóc thảm thiết, sau khi điên cuồng làm bị thương mấy hành khách, liền đâm vỡ cửa sổ, nhảy ra ngoài. Kết quả bị cuốn vào bánh xe tàu, nát bét. Tại sao?
Câu 3
Một đôi nam nữ đang đi dạo bên hồ, cô bạn gái trượt chân ngã xuống sông, sau khi giãy giụa một lát, liền chìm nghỉm. Người con trai hoảng loạn lao xuống sông, nhưng không cứu được cô bạn gái. Mấy năm sau, người con trai quay lại chốn đau thương, nhìn thấy một ông già đang câu cá. Cậu phát hiện ra những con cá bị ông già câu lên đều rất sạch sẽ, bèn hỏi ông già, sao trên người những con cá không có rong rêu. Ông già trả lời: Con sông này chưa bao giờ có rong rêu. Cậu con trai nghe xong, không nói câu nào, bèn lao mình xuống sông tự vẫn. Tại sao?
Câu 4
Một người đàn ông đâm đầu xuống cát ở sa mạc, chết, bên cạnh là mấy chiếc va li hành lý. Trong tay nạn nhân cầm một nửa que diêm. Người này vì sao mà chết?
Câu 5
Hai chị em gái tham gia đám tang của mẹ. Trong đám tang, cô em gái nhìn thấy một anh chàng rất đẹp trai, nên đã say mê. Đáng tiếc thay, sau khi đám tang kết thúc, anh chàng này cũng biến mất. Mấy hôm sau, cô em gái lấy dao đâm chết chị gái mình trong bếp. Tại sao?
Câu 6
Trong đoàn xiếc có hai người lùn, một người bị mù. Một hôm, ông chủ đoàn xiếc nói với họ, đoàn xiếc chỉ cần một người lùn. Hai người lùn này đều vô cùng mong muốn giữ được công việc này để sinh sống. Kết quả, sáng sớm ngày hôm sau, người lùn mù đã tự sát trong phòng mình. Trong phòng có các đồ dùng bằng gỗ và đầy những mẩu gỗ thừa nằm dưới đất. Tại sao người lùn mù lại tự sát ?
Câu 7
Có một người sống ở một căn nhà nhỏ trên đỉnh núi. Vào một đêm khuya, trời mưa như trút nước. Khi người đó đang ở trong căn phòng nhỏ, đột nhiên… Anh ta nghe thấy tiếng gõ cửa. Anh ta đẩy cửa ra nhìn… thì không thấy một người nào cả .Anh ta bèn đóng cửa lại, lên giường đi ngủ. Ai ngờ, mấy chục phút sau, tiếng gõ cửa thần bí lại một lần nữa vang lên. Người đó run rẩy mở cửa, nhưng vẫn không thấy ai, suốt cả một đêm, tiếng gõ cửa lặp đi lặp lại mấy lần liền, nhưng mỗi lần mở cửa đều không có một ai. Sáng sớm hôm sau, có người phát hiện ra ở chân núi có một thi thể mình đầy thương tích”. Câu hỏi là, người này làm sao mà chết
Câu 7. Hình ảnh nào được tác giả Thế Lữ mượn để sáng tác lên bài thơ Nhớ rừng, đồng thời qua đó bộc lộ tâm trạng của mình?
A. Hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm đang sống một cuộc sống tự do, phóng khoáng ở núi rừng.
B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng bị giam cầm giữa chốn ngục tù tối tăm.
C. Hình ảnh con hổ - chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong cũi sắt.
D. Hình ảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ bị chiến tranh tàn phá.
xác định các kiểu câu đã học chia theo cấu tạo trong bài văn lão hạc của nam cao( 2 đoạn cuối thôi nhé) :
Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn: cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...”.
a) Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn.
(1) Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.
(Theo Hoa học trò)
(2) Phạm Văn Đồng (1906 – 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(Ngữ văn 7, tập hai)
Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:
- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:
- Đưa tay cho tôi mau!
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
- Cầm lấy tay tôi này!
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].
(Theo Ngữ văn 6, tập một)
Đoạn văn sau đây nêu lên luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rấy xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)
“ Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt ! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."
(Lão Hạc- Sách Ngữ văn 8 tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam)
Đọc kĩ đoạn văn trên rồi trả lời câu hỏi:
Tìm các từ tượng hình trong câu: “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.
(Lan Khai, Lầm than)
d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!
(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)
Câu hỏi:
- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?
- Những câu này dùng để làm gì?
- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?