tìm hình ảnh ẩn dụ trong bài Con cò chết rũ trên cây
CON CÒ TRONG CA DAO
(1) Trong ca dao dân ca Việt nam, có rất nhiều bài nói đến con cò. Những câu ca dao hay và có lẽ cũng rất cổ của ta, hầu hết mở đầu bằng “con cò…”: con bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội bờ ao, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kì, con cò quăm,… Tại sao trong khi hát, nhân dân lao động Việt Nam lại hay nói nhiều đến loài chim ấy mà không nói đến loài chim khác?
(2) Trong các loài chim kiếm ăn ở đồng ruộng, chỉ có con cò thường gần nhiều với người nông dân hơn cả. Những lúc cày cuốc, cấy hái, người nông dân Việt Namthường thấy con cò bên họ: con cò lội theo luống cày, con cò bay trên đồng lúa bát ngát, con cò đứng trên bờ ruộng rỉa lông, rỉa cánh, ngắm nghía người nông dân làm lụng
(3) Bạn thân nhất của người nông dân trong lao động và sản xuất là con trâu. Nhưng trâu phải cái nặng chình chịch, đi đứng vững vàng thật, nhưng chậm chạp, sống một cuộc đời gò bó, vất vả không mấy lúc thảnh thơi, cho nên chỉ những lúc nghĩ đến cuộc đời nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu, con vật tiêu biểu nhất cho sức sản xuất nơi đồng ruộng. (4) Còn những lúc người dân lao động Việt Nam xúc cảm, tâm trí muốn vươn lên, muốn ca hát cho tâm hồn bay bổng thoải mái trong khi làm lụng, thì chỉ có con cò gợi hứng cho họ nhiều. Con cò trắng bạch kia tuy ngày đêm lặn lội, nhưng nhiều lúc lại bay lên mây xanh. Nó cũng vất vả, nhưng có vẻ trong trắng, thanh cao, có những lúc nó vẫy vùng thoải mái, nó sống một cuộc đời mà người dân lao động nước ta thời xưa hằng mong ước. Mong các bạn giúp
Câu 2: Theo em, hình ảnh “cái cò” trong bài ca dao sau tượng trưng cho ai?
a.
Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
b.
Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non
Bến tre trai thanh gái lịch
Nói năng duyên dáng, ai nhìn cũng ưa.
Tìm hình ảnh ca ngợi trong bài ca dao.
Bài ca dao ca ngợi hình ảnh gì?
Ai trả lời giúp tôi với!
Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn
1. Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Nói về điều gì?
2. Từ có xuất hiện mấy lần trong văn bản? Điệp ngữ có mang hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
3. Em hiểu gì về hình ảnh cây có cội, sông có nguồn?
4. Chỉ ra và nêu tác dụng của hình ảnh so sánh xuất hiện trong bài ca dao
5. Bài ca dao muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?
tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ ca dao con cò
Bài 4. Tìm những đại từ được dùng trong bài ca dao sau :
- Cái cò, cái vạc, cái nông,
Sao mày giẫm lúa nhà ông, hỡi cò ?
- Không không, tôi đứng trên bờ,
Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi,
Chẳng tin, ông đến mà coi,
Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia.
Bài 5. Dùng đại từ ở những chỗ thích hợp để thay thế cho danh từ bị lặp lại nhiều lần trong mẩu chuyện sau :
Con chuột tham lam
Chuột ta gặm vách nhà. Một cái khe hở hiện ra. Chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn. Là một con chuột tham lam nên chuột ăn nhiều quá, nhiều đến mức bụng chuột phình to ra. Đến sáng, chuột tìm đường trở về ổ, nhưng bụng to quá, chuột không sao lách qua khe hở được.
Theo LÉP TÔN -XTÔI
Bài 6. Chỉ ra những đại từ có trong văn bản Những câu hát châm biếm và cho biết vì sao nó là đại từ? Từ nào là đại từ, từ nào là danh từ chỉ người được dùng như đại từ?
Bài 7. Qua các văn bản Những câu hát châm biếm em hãy nêu cách dùng đại từ xưng hô (hoặc danh từ dùng như đại từ) có ý nghĩa trỏ như thế nào ?
Bài 8. Trong bài thơ Việt Bắc Tố Hữu viết:
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa ? …
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu …
a, Chỉ ra ngôi của đại từ trong các câu thơ trên ?
b, Qua cách sử dụng đại từ trong các câu trên, tác giả đã thể hiện được nội dung gì ?
Bài 9. Bé Lan hỏi mẹ : “Mẹ ơi, tại sao bố bảo con gọi bố mẹ chị Xoan là bác còn gọi bố mẹ em Giang là chú, dì, trong khi đó họ chỉ là hàng xóm mà không có họ hàng với nhà mình ?”.
Em thay mặt mẹ bé Lan giải thích cho bé rõ ?
Bài 10. Cùng tuổi với cô Hoa sao có người gọi cô là mày, mi có người lại gọi là cậu, có người gọi là cô trong khi ngoại ngữ mà em học (tiếng Anh) để chỉ ngôi thứ hai người ta thường chỉ sử dụng một từ ?
Bài 11. Nêu nhận xét về cách dùng từ xưng hô trong giao tiếp của tiếng Việt ?
Bài 12/ Xác đinh chức năng ngữ pháp của đại từ trong các câu sau:
1/ Mình nói với ta mình vẫn còn son Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò Con mình những trấu cùng tro Ta đi lấy nước tắm cho con mình. 2/ Nước non một gánh chung tình Nhớ ai ai có nhớ mình chăng ai? 3/ "Hời hời! Một mai ai chớ bỏ ai Chỉ thêu nên gấm sắt mài nên kim" 4 /Tiếng ai than khóc nỉ non Hay vợ chú lính trèo hòn Cù Mông? 5/ Mẹ già như chuối chín cây Gió đưa mẹ rụng con rày mồ coi Mồ côi tội lắm ai ơi Đói cơm ai đỡ lỡ lời ai binh 6/ Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền 7/ ai băng nỗi thương con Nhớ ai bằng nỗi gái son nhớ chồng Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
- Tìm chi tiết, các hình ảnh và âm thanh có trong bài thơ "Chùm ca dao về quê hương đất nước" bài ca dao 1
Giúp mik câu này với
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông với tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng
Có sáo thì sáo nước trong
Đừng sáo nước đục đau lòng cò con
Qua bài ca dao, ông cha ta muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?