Bài 1: Đốt 18,4 gam kim loại natri trong bình chứa 2,24 lít khí oxi (đktc). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cho nước cất vào bình và lắc đều, ta thu được dung dịch A. Cho mẩu quì tím vào dung dịch A.
a. Mô tả và giải thích các hiện tượng đã xảy ra trong thí nghiệm. Viết PTHH, nếu có.
b. Gọi tên và tính khối lượng chất tan có trong dung dịch A.
Bài 2: Cho 11,2 gam kim loại sắt phản ứng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng.
a. Tính thể tích khí sinh ra ở đktc.
b. Gọi tên và tính khối lượng muối thu được, muối thu được thuộc loại muối gì?
c. Nếu dẫn lượng khí trên qua bột oxit sắt từ (lấy dư) nung nóng thì sau khi phản ứng kết thúc thu được bao nhiêu gam sắt?
nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra trong thí nghiệm sau:
- Nhỏ vài giọt dung dịch đồng sunfat vào ống nghiệm đựng dung dịch natri hidroxit
- Nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đụng Cu(OH)2
-Ngâm 1 đoạn dây đồng vào dung dịch AgNO3
- Nhỏ vài giọt dung dịch Bariclorua vào ống nghiệm đựng dung dịch natrisunfat
Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho : Một mẩu kim loại Na vào cốc nước có một mẩu giấy quỳ tím ; Một mẫu Barioxit vào cốc nước có sẵn dung dịch phenolphtalein
Nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH khi cho:
a. Đốt dây sắt trong bình chứa khí oxi.
b. Cho 3 viên kẽm vào dung dịch axit clohiđric.
c. Cho một mẫu vôi sống vào cốc đựng nước cất rồi nhúng quỳ tim vào dung dịch thu được.
d. Cho một lượng Na nhỏ bằng hạt đậu xanh vào cốc đựng nước nước cất, sau đó thêm một mẫu giấy quỳ tím vào.
Bạn em đã pha loãng axit bằng cách rót từ từ 20g dung dịch H2SO4 50% vào nước và sau đó thu được 50g dung dịch H2SO4.
a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 sau khi pha loãng biết rằng dung dịch này có khối lượng riêng là 1,1g/cm3.
Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 11,2g Fe vào cốc đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Fe và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?
Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 4,8g Mg vào cốc đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4.
Khi cả Mg và Al đều tan hoàn toàn thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?
Cho 22,2 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe vào cốc đựng 200 ml dung dịch H2SO4 4M, khuấy đều cho các phản ứng hoàn toàn, thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Pha loãng phần dung dịch sau phản ứng bằng nước, thu được 500 ml dung dịch B có khối lượng riêng d = 1,2 g/ml.
1) Hãy cho biết hỗn hợp A phản ứng hết hay không?
2) Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
3) Tính nồng độ mol/lit và nồng độ % khối lượng của dung dịch B.
Giúp mình vs ạ mai mình phải nộp rùi. Thanks :3
đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho câ ở vị trí thăng bằng. sau đó làm thí nghiệm sau
Thêm vào cốc A 25g CaCO3 và cốc B một lượng bột kim loại nhôm là a g, cân vẫn ở vị trí thăng bằng sau khi phản ứng kết thúc. tính a g, biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn