Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Ngọc Ngân

Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực, hiện tượng nào dễ quan sát hơn. Vì sao?

Mình cần gấp lắm!!! ^ . ^

Anna Taylor
22 tháng 12 2018 lúc 9:00

Nguyệt thực

Đang Viet Huy
22 tháng 12 2018 lúc 9:02

nhật thực 

Hiện tượng nhật thực là gì?Nhật thực là một trong số những màn trình diễn đẹp nhất của tự nhiên. Nó xảy ra khi nào mà Trái Đất , mặt trăng và mặt trời thẳng hàng trên 1 mặt phẳng và mặt trăng đi vào giữa trái đất và mặt trời, che phủ 1 phần hay toàn bộ ngôi sao gần nhất của chúng ta.Vì quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là một mặt phẳng nghiêng so với quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất nên 2 mặt phẳng này cắt nhau tạo thành một giao tuyến trong đó có 2 điểm nối tâm gọi là 2 tiết điểm của bạch đạo. Nhật thực hay nguyệt thực sẽ xảy ra khi Mặt Trăng nằm tại một trong hai tiết điểm.Nhật thực toàn phần về cơ bản chỉ kéo dài vài phút, Mitzi Adams nhà thiên văn học mặt trời NASA của trung tâm hàng không vũ trụ Marshall ở Huntsville, Ala. Nhật thực dài nhất diễn ra trong 7 phút.Ít nhất là 2 hoặc thậm chí 5 lần nhật thực diễn ra trong 1 năm. Một số là nhật thực hình khuyên - thuật ngữ chỉ mặt trăng bao phủ phần lớn mặt trời. Nhật thực toàn phần không nhiều hơn 2 lần.Nhật thực toàn phần khá hiếm nhưng sự hoàn hảo này - mặt trời hoàn toàn bị che phủ bởi mặt trăng- chỉ tồn tại trong 1 cung đường hẹp trên bề mặt trái đất, trong khi ngược lại nhật thực 1 phần có thể được nhìn thấy trong 1 vùng khá rộng.Nguyên nhân của hiện tượng nguyệt thựcNguyệt thực xuất hiện khi bóng của Trái Đất che khuất ánh sáng Mặt Trời, và làm mặt trăng tối đi.Có 3 loại nguyệt thực, trong đó đẹp nhất là nguyệt thực toàn phần khi bóng Trái Đất phủ hoàn toàn lên mặt trăng. Trong lịch sử, nguyệt thực đã khiến người ta choáng ngợp và thậm chí sợ hãi, đặc biệt là khi nguyệt thực toàn phần làm mặt trăng trở thành màu đỏ như máu, hiệu ứng này làm mọi người sợ hãi, vì họ không hiểu điều gì gây ra nó. Vì thế họ cho đó là chúa hay thần nào đó. 
Huỳnh Ngọc Ngân
22 tháng 12 2018 lúc 9:08

Nhưng mà vì sao các bạn????

Anna Taylor
22 tháng 12 2018 lúc 9:11

nhật thực nếu bạn mún quan sát đc thì phải lấy xô nước rồi quan sát gián tiếp qua đó

nguyệt thực ko cần như vại

:)

Huỳnh Ngọc Ngân
22 tháng 12 2018 lúc 9:13

Ukm. Thanks!!!

Mei Thanh
22 tháng 12 2018 lúc 9:30

nguyệt thực dễ quan sát hơn vì:  hiện tượng Nhật thực là hiện tượng mặt trăng đi qua giữa trấi đất và mặt trời và quan sát từ trái đất, cho nên rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào mặt trời. Nên muốn quan sát hiện tượng nhật thực ( một phần )cần phải đeo các loại kính bảo vệ hoặc quan sát gián tiếp. Tuy nhiên nếu khi xảy ra nhật thực toàn phần thì có thể quan sát bằng mắt thường được ( vì lúc này mặt trăng đã che khuất hoàn toàn mặt trời ). Còn Nguyệt thực thì quan sát được từ bất cứ nơi nào nửa tối trên trái đất và kéo dài trong vài giờ ( nhật thực chỉ xảy ra vài phút tại bất kì vị trí nào thôi ).

Mình trả lời như vậy cho bạn dễ hiểu rồi á ^^ 

minh phượng
7 tháng 1 2019 lúc 14:43

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm sóc trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất.[1][2] Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.

Nếu Mặt Trăng có quỹ đạo tròn hoàn hảo, gần hơn Trái Đất một chút, và trong cùng mặt phẳng quỹ đạo, sẽ có nhật thực toàn phần xảy ra mỗi lần trong một tháng. Tuy nhiên, quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng hơn 5° so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời (xem mặt phẳng hoàng đạo), do vậy bóng của Mặt Trăng lúc trăng non thường không chiếu lên Trái Đất. Để hiện tượng nhật thực cũng như nguyệt thực xảy ra, Mặt Trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất. Hơn nữa, quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip, và nó thường ở đủ xa Trái Đất khiến cho kích cỡ biểu kiến của nó không đủ lớn để che khuất hoàn toàn Mặt Trời lúc nhật thực. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng và của Trái Đất mỗi năm cắt nhau tại các điểm nút lên và nút xuống của quỹ đạo; và có ít nhất là 2 và nhiều nhất là 5 lần nhật thực xảy ra trong một năm, cũng không thể có nhiều hơn hai lần nhật thực toàn phần trong cùng một năm.[3][4] Tuy nhiên, tại một nơi cụ thể trên Trái Đất, hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra là rất hiếm bởi vì bóng của Mặt Trăng trong lúc hiện tượng này xảy ra đổ lên Trái Đất theo một dải hẹp và trong thời gian ngắn, với lần lâu nhất khoảng 7 phút (nhật thực toàn phần ngày 20 tháng 7 năm 1955).[4]

Hiện tượng che khuất là hiện tượng của tự nhiên. Tuy thế, trong lịch sử cổ đại và quan niệm của một số người hiện đại, nhật thực thuộc về hiện tượng siêu nhiên. Hiện tượng nhật thực toàn phần gây ra sự sợ hãi đối với người dân thời cổ đại do thiếu hiểu biết về thiên văn học, khi Mặt Trời dường như biến mất vào ban ngày và bầu trời tối đen trong vài phút.

Rất nguy hiểm cho mắt khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời. Do vậy để quan sát hiện tượng nhật thực trực tiếp cần sử dụng các loại kính bảo vệ mắt hoặc quan sát gián tiếp hình ảnh lúc nhật thực. Nhưng khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, mắt có thể an toàn quan sát hiện tượng này trong lúc Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Những người ưa thích hiện tượng này thường đi du lịch đến những nơi sắp xảy ra để chứng kiến và chụp ảnh.

minh phượng
7 tháng 1 2019 lúc 14:44

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Không giống như nhật thực, mà chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của trái đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt trăng. Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Thời gian tối đa của nguyệt thực toàn phần: 104 phút (trường hợp thường hay tái diễn); nguyệt thực một phần: 6 giờ.


Các câu hỏi tương tự
~Lovely~
Xem chi tiết
Vân Sarah
Xem chi tiết
Vân Sarah
Xem chi tiết
Hà Mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà Vy
Xem chi tiết
Xuân An Ngô
Xem chi tiết
~♥♥Nhok_#Đanh_# Đá♥♥~
Xem chi tiết
Vũ Tuấn Hưng
Xem chi tiết
Vũ Lê Hiểu Khanh
Xem chi tiết