Bài thơ “Nhớ đồng” được in trong tập thơ:
A. Việt Bắc (1946 - 1954).
B. Một tiếng đờn (1979 - 1992).
C. Từ ấy (1937 - 1946).
D. Máu và hoa (1972 - 1977).
Cảm hứng của bài thơ “Nhớ đồng” được hình thành từ:
A. Những âm thanh hết sức bình dị của cuộc sống.
B. Những kỉ niệm từ ngày tác giả còn hoạt động cách mạng.
C. Tiếng chim tu hú gọi hè nơi tác giả bị giam cầm.
D. Tiếng hò vọng vào nhà tù, nơi tác giả bị giam cầm.
Những câu nào trong bài thơ “Nhớ đồng” được dùng làm điệp khúc cho bài thơ?
A. Gì sâu bằng những trưa thương nhớ.
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.
B. Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruồng tre mát thuở yên vui.
C. Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
D. A, C đều đúng
Bài thơ “Nhớ đồng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Khi tác giả nhớ về những người bạn hoạt động cách mạng.
B. Khi tác giả nhớ về những ngày mình còn bị giam cầm ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
C. Khi tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế).
D. Khi tác giả gặp lại các đồng chí cùng hoạt động cách mạng.
Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “Nhớ đồng” là gì?
A. Bâng khuâng, bồn chồn trước cảnh lao tù.
B. Buồn và nhớ quê hương, đồng bào da diết.
C. Vui tươi, phấn khởi khi nhớ lại những kỉ niệm xưa.
D. Luyến tiếc, nhớ nhung cuộc sống tự do.
Niềm yêu quý thiết tha và nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương, đồng bào được diễn tả bằng những từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu nào?
hoá thân vào nhân vật trữ tình và viết đoạn văn để giải bày nỗi nhớ trong hoàn cảnh lao tù (bài thơ nhớ đồng)
Cảnh lao tù của tác giả được thể hiện qua hai câu nào trong bài thơ “Nhớ đồng”?
A. Tôi thu tất cả trong thầm lặng.
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
B. Gì sâu bằng những trưa thương nhớ.
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!
C. Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày.
D. Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Bài thơ “Nhớ đồng” thuộc thể loại:
A. Thơ văn xuôi.
B. Thơ tự sự.
C. Thơ trữ tình.
D. Thơ phê phán