Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông. (Tế Hanh)
a, Câu cầu khiến
b, Câu trần thuật
c, Câu nghi vấn
d, Câu nghi vấn
e, Câu cầu khiến
g, Câu cảm thán
h, Câu trần thuật
a, Câu cầu khiến
b, Câu trần thuật
c, Câu nghi vấn
d, Câu nghi vấn
e, Câu cầu khiến
g, Câu cảm thán
h, Câu trần thuật
Nối các câu ở cột A với kiểu câu ở cột B sao cho phù hợp.
A |
B |
1. Các em đừng khóc. |
a. Câu cảm thán |
2. Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì phải tù, phải tội. |
b. Câu nghi vấn |
3. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? |
c. Câu trần thuật |
4. Ha ha! Một lưỡi gươm! |
d. Câu cầu khiến |
Câu 1: Xác định các kiểu câu?
a.-U nó không được thế !....................................................
b.Người ta đánh mình không sao,mình đánh người ta thì mình phải tù,phải tội.(Ngô Tất Tố). ...................................................
c.Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả ?....................................
d.Hỡi ơi lão Hạc!........................................................
Câu 2:Chép một câu thơ trong bài thơ :Nhớ rừng của Thế Lữ có sử dụng câu nghi vấn và nêu tác dụng ?
Câu 3:Viết một đoạn văn ngắn từ 6-8 nói về mục đích của học tập có sử dụng câu cầu khiến, nghi vấn,cảm thán.
âu 1: Xác định các kiểu câu?
a.-Các em đừng khóc.(Thanh Tịnh).....................................................................
b.Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới,
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
(Tế Hanh)...........................................
c.-Này,em không để chúng nó yên được à ? (Tạ duy Anh)......................................
d.-Haha! ............................................
Đọc và xác định kiểu câu trong các câu sau:
a. U nó không được thế!
b. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
c. Ha ha! Trời hôm nay đẹp quá!
Xét những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
a) Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ,
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)
b) Cai lệ không để cho chị Dậu được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
c) Đê vỡ rồi!…Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
d) Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, buồn, mừng, giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu, há chẳng phải là chứng cớ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)
e) Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình.
- Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!
(Tạ Duy Anh, Bức tranh của em gái tôi)
- Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên có dùng để hỏi không? Nếu không dùng để hỏi thì dùng để làm gì?
- Nhận xét về dấu kết thúc những câu nghi vấn trên (có phải bao giờ cũng là dấu chấm hỏi không?).
Cho mình hỏi bài này với ạ.
Chỉ ra hành động nói trong các câu sau? Hành động ấy được dùng trực tiếp hay gián tiếp?
a. U nó không được thế!
b. Chị Cốc béo xù đứng ở cửa nhà ta ấy hả?
c. Bạn có thể cho mình mượn quyển sách toán này được không?
Mong các anh chị giúp em ạ.
1) Xét theo mục đích nói, câu " Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay !" thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì ?
A. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói bộc lộ cảm xúc .
B. Câu nghi vấn và thực hiện hành động nói điều khiển.
C. Câu cảm thán và thực hiện hành động nói trình bày.
D. Câu trần thuật và thực hiện hành động nói.
2) Câu nào dưới đây, không dùng để thông báo ?
A. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân ( Hồ Chí Minh )
B. Lão muốn ngài nhấc hộ bó củi lên cho lão.( Tôn - xtoi ).
C. Làng tôi vốn làm nghề chài lưới ( Tế Hanh ).
D. Sáng ra bờ suối, tối vào hang ( Hồ Chí Minh ).
3) Trong các câu phủ định sau, câu phủ định nào dùng để miêu tả ?
A. Trong tù không rượu cũng không hoa. ( Hồ Chí Minh )
B. Em không cho bán chị Tý. ( Ngô Tất Tố )
C. Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu. ( Nam Cao )
D. Không, đôi giày không làm ngài đau đâu mà ( Mô-li-e )
Xác định câu nghi vấn trong những đoạn trích sau. Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
a) Rồi hắn chỉ luôn vào mặt chị Dậu:
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai, để ông ấy ra kêu với quan cho! Chứ ông lí tôi thì không có quyền dám cho chị khất một giờ nào nữa!
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
b) Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la.
(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa xử thế)
c) Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời (lời) của người ta rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.
(Theo Phan Kế Bính, Việt Hán văn khảo)
d) Tôi cất tiếng gọi Dế Choắt. Nghe tiếng thưa, tôi hỏi:
- Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không?
- Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ…
- Đùa chơi một tí.
- Hừ … hừ … cái gì thế?
- Con mụ Cốc kia kìa.
Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. Rồi hỏi tôi:
- Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?
- Ừ.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
(trang 46 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
a) Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, … Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào, thở không ra lời:
- Bẩm … quan lớn … đê vỡ mất rồi!
(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)
c) Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại.
(Lan Khai, Lầm than)
d) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!
(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)
Câu hỏi:
- Những câu nào trong các đoạn trích trên không có đặc điểm hinh thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến hoặc câu cảm thán?
- Những câu này dùng để làm gì?
- Trong các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và trần thuật, kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?