nana mishima

Hãy viết1 đoạn văn ngắn về việc chẳng may em  đánh vỡ một lọ hoa đẹp 

Ps: ko copy mạng thanks

cô mik cũng ra đề này

Diệu Anh
26 tháng 10 2018 lúc 18:45

bố em là một cây vợt có hạng của Công ty giấy Bãi Đằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được huy chương vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.

Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội đi chợ mua lá gói bánh chưng. Bố mẹ em đi làm đến tận chiều hăm tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em giúp ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ thờ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén…

Hai ông cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ. Ông kể chuyện lúc ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi! Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người… Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc quá khứ êm đẹp chưa xa.

Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương… dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!

Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thủy tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không ạ ?”. Ông bảo là đúng như vậy! Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. Ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp: “Cháu… cháu…Ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”. Ông lắc đầu buồn bã: “Phí quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà”! Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng và tự giận mình ghê gớm.

Có lẽ cùng quá hóa liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm cho ông thất vọng. Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ tội cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự trung thực còn đáng quý hơn nhiều cháu ạ!”. Em bật khóc trước lời khuyên ấy và thấm thìa vô cùng.

binh hoa bi vo

Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ bố nói: “Bố tiếc cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm, nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận”.

Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất, lỗi lầm. Điều quan trọng là có dám nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.

k mk nhé

๖ۣۜN.๖ۣۜÝ
26 tháng 10 2018 lúc 18:46

BẠN THAM KHẢO NHA

Một ngày đẹp trời, em chăm chỉ quét dọn, lau nhà, bỗng đâu một âm thanh gây hoang mang phát ra ngay bên cạnh: “Choang!”. Ôi không! Không thể cứu vớt nổi, chiếc bình hoa cổ lọ đẹp đẽ đã ra đi. Đó là chiếc bình hoa yêu thích của bà nội em. Bà rất hiền từ, bà sẽ không trách mắng nặng lời với cháu. Nhưng cảm giác tội lỗi cứ hằn sâu vào suy nghĩ khiến em không thể yên lòng được.

TÍCH TỚ NHA

Nguyễn Thị Anh Thư
26 tháng 10 2018 lúc 18:49

Bố em là một cây vợt có hạng của Công ty giấy Bãi Đằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được huy chương vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.

Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội đi chợ mua lá gói bánh chưng. Bố mẹ em đi làm đến tận chiều hăm tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em giúp ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ thờ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén…

Hai ông cháu vừa làm vừa chuyện trò vui vẻ. Ông kể chuyện lúc ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi! Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người… Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước chan hoà, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc quá khứ êm đẹp chưa xa.

Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương… dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!

Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thủy tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không ạ ?”. Ông bảo là đúng như vậy! Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. Ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp: “Cháu… cháu…Ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”. Ông lắc đầu buồn bã: “Phí quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà”! Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng và tự giận mình ghê gớm.

Có lẽ cùng quá hóa liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm cho ông thất vọng. Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ tội cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự trung thực còn đáng quý hơn nhiều cháu ạ!”. Em bật khóc trước lời khuyên ấy và thấm thìa vô cùng.

Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ bố nói: “Bố tiếc cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm, nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận”.

Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất, lỗi lầm. Điều quan trọng là có dám nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.

TL :

Tham khảo ạ :

Trong những năm tháng em còn nhỏ, em đã từng gây ra rất nhiều chuyện sai lầm. Sau những lần sai lầm đó, em đều học được những bài học khác nhau cho mình. Một trong những bài học mà em thực sự nhớ và ám ảnh nhất đó là việc mà em đã đánh vỡ lọ hoa yêu quí của mẹ. Mẹ em là một vô cùng thích cắm hoa nên mẹ em thường xuyên sắm sửa vô vàn những kiểu dáng lọ hoa khác nhau để có thể cắm những bó hoa tươi thắm trang trí nhà cửa. Một trong số đó là lọ hoa bằng pha lê cẩm thạch màu tím vô cùng đẹp. Hơn nữa, lọ hoa đó còn là của một người bạn lâu năm tặng cho mẹ em nên mẹ em vô cùng quí nó. Hôm đó, cả nhà đi vắng hết và chỉ có mình em ở nhà mà thôi. Em đã quên lời dặn của bố mẹ đó là không được chơi bóng nảy ở trong nhà để mà chơi trong lúc buồn chán. Và thật không may khi trái bóng đó của em động vào tường và nảy bật ra, đập trúng vào chiếc bình quí giá ấy. Trong phút giây mà em chưa từng ngờ đến, chiếc bình rơi xuống và vỡ tan tành trong nháy mắt mà thôi. Em thực sự bàng hoàng và sốc quá. Em cứ đứng đờ ở đó mà chẳng biết phải làm sao. Em lo lắng, toát mồ hôi khắp người. Em cứ đứng trân ở đó. Sau đó, em đã tìm cách làm sao để có thể nói với mẹ vào chiều nay khi mẹ về. Em định đổ lỗi cho con mèo hàng xóm mà bạn hàng xóm mang sang chơi cùng. Cuối cùng, em đã nói thế với mẹ và thành công khi hoàn toàn nói dối thành công với mẹ. Mẹ không hề biết sự thực nên chỉ thấy buồn mà thôi. Đêm hôm đó, em đã trằn trọc và suy nghĩ rất nhiều, em ân hận và thương mẹ nhiều lắm. Vì thế, sáng hôm sau em đã quyết định xin lỗi và nói sự thật với mẹ. Thật may là mẹ đã tha lỗi cho em, mẹ chỉ phạt em phải cắt cỏ sân vườn 1 tuần mà thôi. Hình phạt đó thực sự xứng đáng với những gì mà em đã trót gây ra. Từ dó, em không bao giờ nói dối làm cho mẹ buồn nữa, cũng như không bao giờ dám chơi bóng ở trong nhà nữa

_HT_

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thanh Danh Đặng
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Trinhdiem
Xem chi tiết
Park Chaeyong
Xem chi tiết
je vous aime (dịch)
Xem chi tiết
ABCXYZ
Xem chi tiết
nguyễn thúy an
Xem chi tiết
Huỳnh Phạm Quỳnh Như
Xem chi tiết
Meoww
Xem chi tiết