Huỳnh Quang Sang

Hãy viết thư UPU lần thứ 47

  Làm nhanh giùm mình

Thắng  Hoàng
16 tháng 1 2018 lúc 20:34

Xin chào những người bạn của tôi ở thế kỷ 21!

Tôi xin tự giới thiệu, tôi là bức thư đến từ Vũ trụ 2.000 năm sau. Bạn chắc sẽ không tin, nhưng tôi được tạo ra để có khả năng gửi xuyên thời gian một cách nhanh nhất. Và tôi cũng thông minh đủ để biết được đây là thời điểm cần hành động ngay để cứu vớt Trái Đất của chúng ta trước khi quá muộn.

Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.

Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc biển Nam Cực trong nhiều thiên niên kỷ qua.

Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Ngày băng tan hết, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất, bởi lẽ lúc ấy mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.

Nên nhớ càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.

Băng chỉ cứng có giới hạn, nó sẽ sụp đổ khi các vách băng đạt đến một độ cao nhất định, chỉ là sớm hay muộn. Đến lúc đó, khắp thể giới, thủy triều sẽ dâng càng lúc càng cao, dần dần nuốt chửng các khu vực bờ biển, nhấn chìm các thành phố và tạo ra đội quân người tị nạn khí hậu lên đến hàng trăm triệu...

Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm.

Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.

Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.

Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.

Ở Châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adria sẽ chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.

Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. TP.HCM của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.

Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.

Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … và cuối cùng sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, …

Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thủy Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 4.000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hóa phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thủy hùng mạnh của Thủy Tinh.

Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và hủy diệt mọi thứ.

Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy cùng tối nhanh chóng nhân rộng thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.

Hãy cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị hủy hoại, sự sống bị đe dọa khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khỏe thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.

Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, hãy yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường, tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Bạn hãy truyền cảm hứng cho mọi người tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật, để lịch sử của trái đất 2.000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi.

Trái đất sẽ luôn là hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất!

Bình luận (0)
Hạ Vy
16 tháng 1 2018 lúc 19:11

cái này phải tự làm đó vì để ko trùng nhau.

Bình luận (0)
Thắng  Hoàng
16 tháng 1 2018 lúc 20:34

Xin chào!

Mình xin tự giới thiệu, mình tên là: iMail - một bức thư điện tử thông minh từ thế kỷ 31 trên hành tinh Namêk, một hành tinh trong truyền thuyết. Mình đã đi một quãng đường khá xa để đến được Thái dương hệ này bằng bước nhảy Bpha của cỗ máy thời gian Gôcu.

Đừng ngạc nhiên về khả năng nói chuyện của mình vì thư điện tử thông minh đều như thế ở thế kỷ 31.

Hôm nay mình đến đây để thông báo với bạn rằng: có một căn bệnh thế kỷ mới sắp hình thành. Nó làm cho loài người trên hành tinh này hoàn toàn tuyệt chủng.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, con người nhìn thấy rằng: chiến tranh sẽ làm cho nhân loại bị hủy diệt, ô nhiễm môi trường sẽ làm phát sinh nhiều loại bệnh tật, làm tuổi thọ của con người giảm đi.

Do đó, họ ký với nhau một hiệp ước “không vũ khí hủy diệt, không làm ô nhiễm môi trường”, nước nào vi phạm thì người đứng đầu bị cách chức và chịu hình phạt thích đáng. Vì thế, 8 hành tinh trong những thế kỷ tới rất phồn vinh và thịnh vượng.

Tuy nhiên, sự phồn thịnh không đem lại nhiều lợi nhuận cho những kẻ muốn làm bá chủ, nên họ đã bắt ép các nhà khoa học, ra lệnh cho họ âm thầm phát triển một loại siêu virus có khả năng làm tê liệt đối thủ. Đặc điểm của loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể người nó sẽ làm não bộ tạm thời ngừng hoạt động, mặc dù tim vẫn đập bình thường.

Trải qua, 60 năm tiến hóa và trưởng thành theo đúng quy trình, cuối cùng nó cũng phá được siêu kháng sinh và xâm chiếm lại các chức năng trước đây nó từng ngự trị. Không những thế, thời gian làm tê liệt con mồi cũng nhanh hơn, chỉ cần trong 24 giờ là tê liệt vĩnh cửu. Tốc độ lây lan cũng tăng lên đáng kể, làm cho loài người và các loài động vật máu nóng rơi vào trạng thái nằm im chờ chết, không có thuốc chữa.

Vì vậy, để thay đổi lịch sử thảm khốc của loài người, để cứu vớt loài người khỏi nạn tuyệt chủng thì ngay từ bây giờ bạn hãy giúp tôi kích hoạt lại thông điệp "đừng làm giàu trên nỗi đau nhân loại" đến tất cả mọi người trên thế giới. Trong quá trình đến đây tôi đã bị vô hiệu chức năng tự gửi thông điệp rộng rãi.

Đừng bao giờ tạo ra một bệnh dịch để rồi bán vắc xin, hoặc tạo ra căn bệnh mới rồi bán thuốc trị. Đó là một sự độc ác không thể tha thứ. Hành tinh này vẫn còn các căn bệnh chưa có thuốc trị như: ung thư, tham nhũng, chiến tranh,… vì vậy đừng gieo thêm cái ác vào thế giới này nữa. Đừng, đừng bao giờ nhé!

Bình luận (0)
PHAN THU AN
16 tháng 1 2018 lúc 21:35

Vũ trụ, ngày 1 tháng 1 năm 4000

Chào bạn, Người may mắn nhất hôm nay!

Tôi xin tự giới thiệu, tôi là An, đến từ Vũ trụ 2000 năm sau. Chắc có lẽ bạn không tin, nhưng tôi đã đến đây bằng cỗ máy thời gian đó. Trái đất hai ngàn năm nữa sẽ bị huỷ diệt bởi hai tên điên rồ, thế giới động, thực vật và con người hoàn toàn biến mất. Trái đất trở thành trái đất theo đúng nghĩa đen của nó: chỉ có đất đá thôi, không còn gì nữa.

Thay đổi lịch sử là điều không nên, nhưng vì nó quá thảm khốc nên tôi đã mạo hiểm vượt thời gian du hành đến đây để cảnh báo với các bạn rằng: hãy hành động ngay từ bây giờ để loại bỏ thảm kịch đó. Đừng để đến khi hai quả bom X khởi động thì mọi thứ sẽ đặt dấu chấm hết.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã lôi cuốn khoảng 1,5 tỉ người vào vòng khói lửa, làm hơn mười triệu người chết và hàng chục triệu người khác bị tàn phế, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đôla. Ngoài sức mạnh tàn phá nhân mạng, kinh tế, vật chất, nó còn gây hãi hùng lâu dài về tâm lý cho cả châu Âu gây ra một thế hệ bị mất mát của châu Âu. Chính cuộc chiến này làm cho châu Âu tụt hậu và mất đi vai trò lãnh đạo văn minh nhân loại mà nó đã đảm đương trong hơn 300 năm qua.

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đã để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại. Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế và nhiều làng mạc, thành phố bị phá hủy, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại. Ở nhiều nước cho đến bây giờ bom đạn còn sót lại sau chiến tranh vẫn hằng ngày, hằng giờ gây bao đau thương mất mát cho người dân vô tội.

… Và với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba thì mức độ khủng khiếp của nó là vô cùng tàn khốc, nó không đơn thuần là cuộc chiến thông thường mà là trận chiến cấp vũ trụ.

Khi các nước bắt đầu chia phe, phái và hình thành nên hai cực đối lập, họ thi nhau phát triển trí tuệ nhân tạo AI, rồi sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra thứ vũ khí nguy hiểm nhất, tàn độc nhất để áp đảo đối phương. Tiêu biểu trong số đó là hai AI mang mã số XDROID và ZDROID có khả năng siêu khủng. Nó tập hợp tất cả trí tuệ thông minh của loài người vào bộ não của nó. Nếu XDROID có thể tạo ra một quả bom H trong 30 giây thì, ZDROID có thể phá huỷ lãnh thổ của một nước trong tích tắt. Nguy hiểm hơn các AI này có thể sinh sản, nhân bản để tạo ra các chiến binh bất tử. Đến một lúc nào đó con người sẽ hoàn toàn mất kiểm soát với các AI này, chúng trở nên thông minh tuyệt đối và kiểm soát ra lệnh cho con người, nó thống trị, cai quản con người bắt con người trở thành nô lệ của nó. Bởi vì nó là robot nên nó chỉ biết hành động theo bản năng máy móc không rung động trước những gì gọi là tình cảm, tình yêu thương,… làm theo lệnh của nó thì sống trái lệnh nó là chết. Do đó, con người phải âm thầm trốn chạy để bảo toàn sự sống. Nhưng nào có thoát được, các AI quá hoàn hảo, nó phát hiện sóng từ trường rất chính xác, chính vì thế mà loài người lâm vào tình cảnh sống còn mong manh. Nhưng sự mong manh sẽ kết thúc nhanh chóng khi hai AI XDROID và ZDROID xung đột với nhau và bom X được kích hoạt -> trái đất trở thành hoang tàn, không còn sự sống, lõi của nó nứt ra và nổ tung trong vũ trụ.

Lịch sử của trái đất sẽ kết thúc đau đớn như vậy đấy! Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy hành động ngay, ngăn chặn mọi âm mưu chế tạo người máy chiến tranh. Vì hoà bình, vì nhân loại, vì trái đất 2000 năm nữa “hãy nói không với chiến tranh”. Chỉ có hoà bình, hợp tác thì mới tồn tại và phát triển, ngược lại nếu cứ đối đầu, gây chiến thì sẽ huỷ diệt hết mọi thứ mà thôi.

Hãy nhớ lấy lời tôi nhé! Loài người “Hãy nói không với chiến tranh”, hãy từ bỏ chiến tranh, từ bỏ tham vọng bá chủ … có như thế lịch sử trái đất sẽ sang trang mới với nền hoà bình, thịnh vượng bền lâu.
Chúc bạn có đủ nghị lực để hành động thay đổi tương lai. Chúc bạn thành công!

Thân chào!
     AN

Bình luận (0)
Nakamori Aoko
30 tháng 1 2018 lúc 14:59

Xin chào những người bạn của tôi ở thế kỷ 21!

Tôi xin tự giới thiệu, tôi là bức thư đến từ Vũ trụ 2.000 năm sau. Bạn chắc sẽ không tin, nhưng tôi được tạo ra để có khả năng gửi xuyên thời gian một cách nhanh nhất. Và tôi cũng thông minh đủ để biết được đây là thời điểm cần hành động ngay để cứu vớt Trái Đất của chúng ta trước khi quá muộn.

Mọi người có biết, hiện nay tại một khu vực hẻo lánh thuộc Nam Cực gọi là Pine Island Bay, cách Mũi Sừng - cực Nam của Mỹ Latin 2.500 dặm, hai khối băng hà đang nắm giữ số phận của nhân loại.

Trải dài hơn 150 dặm trên một vùng đồng bằng quanh năm băng giá, khối băng hà Pine Island và Thwaites dày 2 dặm đã và đang dịch chuyển dần về phía biển Amundsen thuộc biển Nam Cực trong nhiều thiên niên kỷ qua.

Được mệnh danh là "khối băng ngày tận thế", Pine Island và Thwaites tan chảy nhanh nhất Nam Cực. Ngày băng tan hết, nước sẽ xóa sạch dấu vết của con người trên Trái Đất, bởi lẽ lúc ấy mực nước của tất cả các đại dương sẽ tăng lên hơn 3,35m - đủ sức nhấn chìm tất cả các thành phố ven biển trên Trái Đất.

Nên nhớ càng gần trung tâm Nam Cực, đáy đại dương càng trở nên sâu hơn, và cứ mỗi tảng băng tách ra sẽ tạo nên các vách băng ngày càng cao. Khi không còn chịu nổi sức nặng của chính mình, các vách băng sẽ sụp đổ hàng loạt và không điều gì ngăn được quá trình hủy diệt này.

Băng chỉ cứng có giới hạn, nó sẽ sụp đổ khi các vách băng đạt đến một độ cao nhất định, chỉ là sớm hay muộn. Đến lúc đó, khắp thể giới, thủy triều sẽ dâng càng lúc càng cao, dần dần nuốt chửng các khu vực bờ biển, nhấn chìm các thành phố và tạo ra đội quân người tị nạn khí hậu lên đến hàng trăm triệu...

Tất cả những điều đó có thể xảy ra chỉ trong 20 đến 50 năm tới - quá nhanh để nhân loại kịp thích nghi. Hiện tượng nước biển dâng trong thế kỷ tới có thể quy mô hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ cách đây 5-10 năm.

Nếu lượng khí thải carbon tiếp tục theo chiều hướng tăng, kịch bản xấu nhất là mực nước biển sẽ dâng 3,35m.

Theo các chuyên gia của National Geographic, nếu toàn bộ băng trên thế giới tan chảy vì biến đổi khí hậu, toàn bộ vùng bờ biển Đại Tây Dương ngày nay sẽ biến mất. Những quả đồi ở San Francisco, Mỹ trở thành cụm đảo và Thung lũng Trung tâm trở thành một vịnh khổng lồ.

Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon ở phía bắc và lưu vực sông Paraguay ở phía nam trở thành hai vịnh nhỏ của Đại Tây Dương. Thành phố Buenos Aires, vùng duyên hải của Uruguay và phần lớn Paraguay đều chìm dưới nước biển.

Nếu nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng từ 14 độ C lên 26 độ C, phần lớn diện tích của châu Phi sẽ trở thành nơi con người không thể sinh sống. Hai thành phố Alexandria, Cairo của Ai Cập ngập trong nước biển Địa Trung Hải.

Ở Châu Âu, thủ đô London, Anh sẽ biến mất. Biển Adria sẽ chiếm lại Venice, Italy. Những con đê biển nổi tiếng của Hà Lan cũng phải chịu khuất phục trước nước biển dâng.

Ở châu Á, 600 triệu người Trung Quốc và khoảng 160 triệu người Bangladesh sẽ mất nơi sinh sống vì nước biển dâng. TP.HCM của Việt Nam cũng có thể bị chìm trong biển nước.

Australia sẽ có biển mới trong đất liền nhưng mất phần lớn dải duyên hải hẹp, nơi 80% dân số nước này đang sinh sống. Tầng băng ở Đông Nam Cực chứa 80% băng trên Trái Đất sẽ tan chảy sau thời kỳ ấm lên lâu dài. Băng ở Tây Nam Cực nằm phần lớn trên lớp đá nền dưới biển sẽ bị nước biển ấm làm tan chảy trong thời kỳ ấm lên đầu tiên.

Khi toàn bộ băng ở hai cực Trái Đất và trên các đỉnh núi tan chảy, nước biển sẽ dâng lên khoảng 65 m, tạo ra đường bờ biển mới cho các lục địa và biển trong đất liền. Một số nhà khoa học còn dự đoán sẽ mất trên 5.000 năm để toàn bộ trên 20,8 tỷ tỷ lít băng của Trái Đất tan chảy.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng theo từng năm, từng thập kỉ, … và cuối cùng sẽ làm băng vĩnh cửu ở hai cực địa cầu tan ra toàn bộ, nước biển dâng lên ào ạt nhấn chìm thành phố, làng mạc, núi non, …

Nếu bạn đã quen với câu chuyện cổ tích “Sơn Tinh – Thủy Tinh” chiến đấu mấy mươi năm ròng mà phần thắng thuộc về Sơn Tinh, thì ở năm 4.000 mọi thứ sẽ thay đổi. Sơn Tinh là kẻ bại trận, núi non không hóa phép để tăng thêm được nữa, từng ngọn núi cao phải cúi đầu chịu thua dưới làn nước Đại Hồng Thủy hùng mạnh của Thủy Tinh.

Và rồi thế giới sẽ xuất hiện một kỷ băng hà toàn bộ, nước sẽ đóng băng trái đất trong vòng 100 năm, và rồi bầu khí quyển biến mất, tầng ozon không còn, … bức xạ mặt trời làm tan chảy và hủy diệt mọi thứ.

Bạn thấy không? viễn cảnh Trái Đất, lịch sử loài người và các loài động thực vật sẽ kết thúc như vậy đấy! Do đó ngay từ bây giờ, bạn hãy cùng tối nhanh chóng nhân rộng thông điệp “bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống” đến mọi người trên toàn thế giới.

Hãy cho người ta thấy được mỗi nguy hại tiềm tàng khi môi trường bị hủy hoại, sự sống bị đe dọa khi môi trường bị ô nhiễm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa, xây dựng môi trường xanh, môi trường sạch, môi trường mạnh khỏe thì tất cả con cháu chúng ta sẽ gánh chịu hậu quả thảm khốc ngay tức khắc.

Bằng những biện pháp pháp chế bắt buộc, hãy yêu cầu nhân loại phải tuân thủ luật bảo vệ môi trường, tăng cường trồng cây xanh, sử dụng năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo, … Bạn hãy truyền cảm hứng cho mọi người tích cực tham gia tuyên truyền bảo vệ môi sinh, môi trường, bảo vệ bầu khí quyển, bảo vệ sự sống còn của thế giới động, thực vật, để lịch sử của trái đất 2.000 năm sau và nhiều năm sau nữa sẽ thay đổi.

Trái đất sẽ luôn là hành tinh xanh, sạch, đẹp, đáng sống nhất!

Download

Bình luận (0)
Nakamori Aoko
30 tháng 1 2018 lúc 15:02

Thiên đàng, tháng 10 năm 1945

Bạn thân mến!

Mình thực sự rất vui khi có cơ hội được trò chuyện với bạn. Mình biết bạn rất khoẻ và hy vọng điều đó sẽ luôn đến với bạn. Mình thấy vui thay cho bạn khi mà bạn không còn biết đến chiến tranh, chỉ biết về điều này trong sách vở. Mình cũng biết rằng đối với bạn mỗi ngày trôi qua là một thử thách và là một cuộc đấu tranh nhưng thay vì cố gắng vượt qua mọi thử thách thì bạn chán chường và than phiền với cuộc sống của mình

Đã có quá nhiều sự thay đổi, quá nhiều sự khác biệt từ thời gian ấy đến bây giờ. Chiến tranh đã lấy đi của họ mọi thứ: người thân, nhà cửa và cả mạng sống của họ.

Bạn biết đấy, chiến tranh ở Việt Nam đã đi xa nhưng hậu quả của nó vẫn còn hiện hữu ở thời điểm hiện tại. Hậu quả từ cuộc chiến tranh đã làm gần tám triệu người Việt Nam bị chết và bị thương tật. Hơn 4,8 triệu người bị di chứng chất độc da cam – đi-ô-xin trong đó hơn một triệu người đã chết và hơn 150.000 trẻ em thế hệ thứ hai, thứ ba bị di chứng chất độc đang từng ngày đau đớn. 58 nghìn binh lính Mỹ bị thiệt mạng, 300 nghìn người Mỹ bị tàn phế. Hàng chục nghìn người Mỹ và quân lính các nước chư hầu chịu hậu quả chất độc hóa học và di chứng chiến tranh tại Việt Nam…

Chiến tranh, dù với lớp nghĩa nào: là cuộc chiến mở rộng ranh giới lãnh thổ, chiến tranh mang danh “vệ quốc” chính nghĩa, hay thực chất là cuộc chiến giành giật vị thế, phô trương sức mạnh, đều có một đích đến chung không thể khác: đẩy nhân loại tiệm cận với màu trời bê bết máu, chặt đứt gãy sợi dây nối kết yêu thương giữa người với người. Nếu để diễn giải chiến tranh trong một cụm từ ngắn gọn, thì hẳn có thể gọi là manh mối dẫn nguồn của tất thảy sự mất mát, đớn đau.

Bạn thân mến, chiến tranh như một cơn bão, cuốn cả người thân, cuốn cả gia đình và cuốn luôn cả một nền kinh tế đang bình ổn, đang phát triển xuống gầm sâu của tiêu cực. Nhà cửa mất, của cải mất, xã hội loạn lạc, kinh tế theo đó lùi lại một bước dài, thậm chí trở về vạch xuất phát đầu tiên với một bàn tay trắng, gầy dựng lại tự đầu sự ổn định ước mơ.

Thử tưởng tượng, nếu không phải kiên trì gánh gồng những năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm…, thì vị thế của dân tộc Việt Nam hiện nay ở mức nào? Không hẳn sẽ đỉnh cao, nhưng chắc hẳn sự bền bỉ của thời gian sẽ làm tổng thể tiến bộ hơn rất nhiều.

Bạn biết không, thay vì chiến tranh giành giật một mảng lãnh thổ, một vùng đất mới, sự đoàn kết gắn nối người với người lại cùng nhau, kết chặt dân tộc này với dân tộc kia lại với nhau, để cùng phát triển, cùng hướng đến một nền kinh tế hiện đại và văn minh, thì mảng màu kinh tế thế giới nói chung thời khắc này, hẳn sẽ tươi sáng hơn thật nhiều.

Những cánh chim hòa bình đang sải cánh tự do trên khoảng bầu trời tại nhiều vùng đất, nhưng tại một vài nơi vẫn bị cản lại bởi cánh cửa sắt mang tên chiến tranh, tàn phá và bạo động, mất mát. Chiến tranh đi qua, là một vùng đất mới phải gầy dựng lại, một đất nước mới phải lao đao chống trả những hậu quả tất yếu còn sót lại…

Nói về chiến tranh và những hậu quả nó để lại, hẳn cần một cuốn sách dày để diễn giải. Bởi với một khái niệm mang tính quá trình như đau thương, lời lẽ nào giải bày hết nếu chỉ nhìn vào với tư cách đang nói về những khung cảnh đẫm máu trong quá khứ ở bầu trời hòa bình, ngôn từ nào bộc lộ hết những vết thương dấu chân chiến tranh hằn lại nếu chính bản thân mình chưa từng kinh qua, chỉ cảm nhận sơ sài qua nước mắt, đôi ba câu chia sẻ của người trong cuộc?.

Trong chiến tranh, bên chủ chiến hay bên bị chiến đều là con người, những người ấy đều có gia đình, người thân, bạn bè và cả ước mơ. Chiến tranh có khi cướp đi của họ tất cả, chẳng còn chút vương nào vui tươi, sự trừng phạt trỗi dậy ngay từ khi bắt đầu. Một chú lính hi sinh, có nghĩa là vợ anh ấy để tang chồng cả đời, sống trong côi cút, mẹ già nuốt đắng cay sống vất vưởng cho qua đoạn đường đau khổ còn lại, cô con gái, cậu con trai còn bé xíu mất đi niềm hạnh phúc tưởng chừng giản dị nằm trong lòng bàn tay ấy là có một gia đình đầm ấm, xã hội mất đi một thanh niên đầy sức trẻ, khát khao. Nối tiếp những mất mát đó, hỏi thử hai phe chiến tuyến còn lại gì? Hay chỉ là sự trừng phạt dành cho thế hệ tương lai, những cô bé, cậu bé mất cha, mất mẹ, mất gia đình sau chiến tranh, mất tuổi thơ, mất ước mơ, mất sự ngây thơ lẽ ra đáng có, để thay vào đó những mưu tính trả thù, những suy nghĩ mang mầm mống tiêu cực, những hạt giống không mang lại an lạc cho tâm hồn.

Công việc học tập làm bạn chán nản còn họ thì không được đi học, bạn có thể ăn thoả thích còn họ thì lúc nào cũng đói vì thiếu ăn, bạn đang ăn kiêng? Còn họ chết cũng vì lí do đó. Sự chăm sóc của cha mẹ làm bạn mệt mỏi? còn họ thì không được bất cứ gì? Bạn còn chê đôi addidas của mình còn họ thì chỉ có một loại duy nhất là chân đất. Bạn không biết cám ơn một chỗ ngủ, họ thì mong chẳng ai đánh thức dậy nữa. Mình là bức thư từ nơi xa xôi gửi tới bạn những lời chúc tốt đẹp và mong bạn ngừng than phiền về cuộc sống của mình và cho nhiều hơn nữa! Vì bạn được sống trong một thế giới hoà bình.

Thân gửi đến bạn!

Tôi, bức thư đến từ thiên đàng.

Bình luận (0)
e mún có ny
1 tháng 2 2018 lúc 22:40
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 47: 'Lá thư du hành xuyên thời gian' báo Infonet xin giới thiệu đến các em học sinh một bài viết mang tính chất tham khảo cho cuộc thi này.

Vừa qua, Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) đã công bố chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 trên trang web của tổ chức này. Theo đó, chủ đề của năm 2018 là: “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?”

Hằng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư Quốc tế dành cho trẻ em nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em; Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ; và Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.

Dưới đây là một bài văn tham khảo để các em có thể tưởng tượng bài viết UPU lần 48 của một công dân đang sống ở những năm 4000:

Vũ trụ năm 4000,

Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 4000. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để nhắc nhở các bạn đang sống ở thế kỷ 21 nên làm gì để thế giới mai sau tốt đẹp hơn.

Có thể nói, giáo dục là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình phát triển chung của thế giới đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên ở một số nước kém phát triển, mà nhất là các nước châu Phi, vấn đề giáo dục có chất lượng vẫn là vấn đề nóng và cần nhận được sự quan tâm hàng đầu.

Gợi ý viết thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian - Ảnh 1

Chất lượng giáo dục ở Châu Phi đang ở mức báo động (ảnh minh họa)

Theo thống kê, châu Phi là châu lục có tỷ lệ nhập học các cấp thấp nhất trên thế giới. Hiện nay châu Phi có vài chục triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường nhưng không được đi học, trong đó 62% là trẻ em gái.

Các báo cáo và số liệu về giáo dục của châu Phi đều chứng tỏ giáo dục tiểu học ở châu Phi hiện mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu với tỷ lệ nhập học tương đối thấp và không có khả năng theo kịp Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGS).

Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, hiện nay ở các nước châu Phi, bất bình đẳng về giới trong giáo dục rất cao, tỷ lệ mù chữ đang lan rộng và chất lượng giáo dục thấp.

Nếu như ở Nam Mỹ số năm đến trường của trẻ em trung bình là 12 năm, thì ở châu Phi con số này trung bình chỉ là 4 năm. Trong khi các trường tiểu học trên thế giới có khoảng 50 trẻ em/lớp thì ở châu Phi số học sinh trong một lớp học là 100.

Có thể thấy một nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở châu Phi, đó là dịch bệnh hoành hành trên quy mô rộng, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS, nó khiến sức khỏe và dinh dưỡng của người dân bị giảm sút, không đủ khả năng học tập.

Sức khỏe học sinh yếu kém đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của thanh niên châu Phi. Tại nhiều nước, học sinh quá yếu để có thể đến trường học tập, thậm chí phải rời bỏ trường học giữa chừng vì bệnh tật. Gánh nặng từ bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu ở châu Phi.

Chất lượng giáo dục của các nước châu Phi và các nước khác trên thế giới đang ở trong tình trạng khá tồi tệ. Điều này được phản ánh không chỉ thông qua số sinh viên được giáo dục không đúng ngành đúng nghề, số cử nhân sau khi ra trường vẫn thất nghiệp đang ở con số báo động hơn bao giờ hết.

Điều này cho thấy sự lãng phí lớn về nhân lực, khi chúng ta đào tạo những sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Thậm chí, khi muốn tuyển dụng, doanh nghiệp còn phải mất một thời gian rất lớn để đào tạo lại những kỹ năng cơ bản cho cử nhân. Đó là biểu hiện của những nền giáo dục lạc hậu, chưa thực sự hiệu quả.

Tôi hi vọng rằng, mỗi chúng ta hãy có những hành động cụ thể và quyết liệt để xóa bỏ đại dịch bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các nước kém phát triển, nhất là châu Phi, để đến năm 2030 tất cả các trẻ em hoàn thành giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở miễn phí, công bằng và chất lượng.

Thân ái và chào tạm biệt!

Hoàng Thanh

mjk đang bị âm điểm nên các bn k đúng mjk nha,làm ơn đó

Bình luận (0)
Nguyen Phuong Anh
8 tháng 2 2018 lúc 21:31

Xin chào những người bạn đang sống ở thế kỷ 21!

Tôi là Tomy - một công dân đang sống ở thế kỷ 30. Là người có thể nhìn rõ những gì xảy ra ở hiện tại, nên tôi đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo với các bạn về vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường biển.

Có thể thấy 335 triệu km2 nước trên bề mặt của hành tinh chúng ta đóng một vai trò cơ bản trong việc đáp ứng những thách thức của xóa đói giảm nghèo và cung cấp các nguồn năng lượng xanh cho cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu.

 

Biển và các đại dương giúp điều hòa khí hậu, cung cấp tài nguyên thiên nhiên, thực phẩm giàu dinh dưỡng và tạo việc làm cho hàng tỷ người trên khắp Trái Đất và tạo ra giá trị kinh tế lớn.

Tuy nhiên, trước sức ép của sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa cũng như tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, tác động của biến đổi khí hậu mà đáng báo động nhất là trình độ khai thác các nguồn tài nguyên quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng các nguồn tài nguyên từ biển và hải đảo chưa hiệu quả, gây sức ép rất lớn đối với môi trường biển.

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hiệp quốc (FAO) ước lượng khoảng 70% loài cá quan trọng trong thương mại bị khai thác quá mức, đã làm mất nguồn cá tuyết và cá bơn của Đại Tây dương và làm hàng ngàn dân Mỹ mất việc làm.

Nguồn cá của một số đại dương lớn như cá thu, cá mập, cá mũi kiếm và cá biển mõm dài – bị giảm khoảng 60-90% trong 20 năm qua. Mỗi năm, 27 triệu tấn cá, động vật biển, cá mập, rùa biển, và hải âu (chiếm 1/3 trên thế giới) bị bắt bừa bãi và xác chết của chúng quay trở lại đại dương.

Trong tương lai, sản lượng hải sản sẽ giảm vì một số nguyên nhân sau: Thu hẹp diện tích cư trú và môi trường sinh sản của nhiều loại hải sản. Những hoạt động phá hủy môi trường sống, khai thác quá mức của con người. Xây đập, ngăn sông, phá rừng đã làm thay đổi độ mặn, nghẽn bùn ở vùng ven biển.

Điều đáng nói là hơn 90% sản phẩm hóa chất, rác và những chất thải khác bị ném xuống đại dương, rồi dạt vào bờ và đọng lại ở vùng đất bồi, đất ngập nước và những hệ sinh thái khác đã gây sức ép không nhỏ tới môi trường biển.

Và đương nhiên, người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất khi liên tục gây sức ép và khiến môi trường bị ô nhiễm không ai khác chính là con người. Rồi mai đây, con người sẽ phải đối mặt với hàng trăm hệ lụy từ việc biến đổi khí hậu, hủy diệt các hệ sinh thái…

Thực tế cho thấy trong những năm qua ở đất nước Việt Nam của chúng tôi, bên cạnh những đóng góp to lớn của nguồn tài nguyên biển trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì hiện chúng tôi cũng đang phải đối mặt với tình trạng các hệ sinh thái biển đang có dấu hiệu suy giảm một cách nhanh chóng, nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường biển khá trầm trọng tại nhiều địa phương trong cả nước.

Rừng ngập mặn bị tàn phá nhiều do chiến tranh và do khai thác củi than, sản xuất nông nghiệp và nuôi tôm, gây nhiều tổn thất cho sản lượng nghề tôm cá. Hoạt động khai thác đánh bắt ồ ạt, dùng lưới mắt quá nhỏ, dùng mìn, thuốc độc, đặc biệt là mùa tôm cá sinh sản, làm cho nguồn hải sản giảm mạnh.

Vùng cửa sông và vùng nước cạn còn bị ô nhiễm do nước thải từ thành phố, khu công nghiệp, do thăm dò khai thác dầu khí, vận chuyển, bốc chuyển sản phẩm dầu. Việc khai thác cát và san hô bừa bãi gây thiệt hại lớn đến địa mạo bờ biển ...

Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường biển là ý thức của cộng đồng dân cư ven biển, nhất là khi đa số dân cư ở vùng ven biển thường nghèo và sống phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn lợi biển.

Để giảm thiểu áp lực đối với nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, tôi rất mong mọi người hãy chú trọng các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư ven biển bên cạnh đó nâng cao ý thức của mọi người về việc cùng chung tay giữ gìn môi trường biển vì một Trái Đất đầy tươi đẹp.

Thân ái chào quyết thắng!

Bình luận (0)

Vũ trụ năm 3500,

Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 3500. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo về những nguy cơ sẽ xảy ra trong tương lai.

Dù đang sống cách mọi người gần 100 thế kỷ nhưng ta có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này. Chính vì thế, mình đã viết lá thư này và nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi đến cho mọi người với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể.

Gợi ý viết thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian - Ảnh 1

Việc phá rừng đang đẩy nhiều loài động vật tới nguy cơ tuyệt chủng

Đa dạng sinh học là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người. Đa dạng sinh học được xem là “vốn tự nhiên” cho giảm nghèo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng kinh tế mà nhiều khu vực, quốc gia đang phải đối mặt.

Cam kết bảo tồn và đầu tư cho bảo tồn Đa dạng sinh học được quốc tế xem là sự đầu tư cho tương lai và đang trở thành một điều kiện, nội dung bắt buộc trong các tiến trình đàm phán về hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay các giống loài sinh học đang bị mất dần, quần thể sống tự nhiên bị hủy hoại, hệ sinh thái bị xuống cấp. Vừa qua, Quỹ thiên nhiên hoang dã (WWF) đã công bố một bản báo cáo đáng quan ngại. Theo đó trong vòng 4 thập kỷ qua, số lượng các loài động vật hoang dã trên Trái Đất đã giảm đi một nửa.

Theo các nhà khoa học, Trái Đất đã bước vào một "đợt tuyệt chủng hàng loạt" mới, được đánh dấu bằng việc các loài động, thực vật đang biến mất với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần so với vài thế kỷ trước.

Nghiên cứu trước đó của các nhà bảo tồn chỉ ra rằng chính thương mại quốc tế tạo ra khoảng 30% mối đe dọa tuyệt chủng đối với các sinh vật trên khắp thế giới.

Cụ thể, khoảng 2% mối đe dọa đối với loài cóc sừng tại Brazil được cho là xuất phát từ hoạt động xuất khẩu gỗ sang Mỹ. Tương tự, gỗ khai thác tại Malaysia xuất khẩu sang EU và Trung Quốc cũng cướp đi môi trường sống của các loài động vật quý hiếm như voi châu Á, đại bàng đốm và gấu chó.

Nghiên cứu cũng chỉ ra sự mất cân đối về mức độ đầu tư cho các hoạt động bảo tồn. Hơn 90% trong tổng số 6 tỷ USD ngân sách cho bảo tồn lại được chi tại những nước giàu, trong khi phần lớn các "điểm nóng" về đa dạng sinh học lại tập trung ở các nước đang phát triển.

Ngoài ra, việc làm suy thoái các hệ sinh thái, như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất nơi cư trú và nhiều loài động, thực vật quý và một số loài đang trên đường bị tiêu diệt tới mức tuyệt chủng.

Một thực tế không thể phủ nhận là tài nguyên Đa dạng sinh học trên đất nước Việt Nam của chúng tôi cũng liên tục bị suy giảm và suy thoái dưới áp lực của gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và phải đánh đổi với ưu tiên phát triển kinh tế.

Có thể thấy, Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt, mà đây là tình trạng chung ở giai đoạn chuyển đổi của các quốc gia đang phát triển có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên.

Sách đỏ Việt Nam năm 1992 mới chỉ có 721 loài động thực vật bị đe dọa ở các mức khác nhau thì đến năm 2017 số loài này đã lên đến hơn 1000.

Ngoài ra nhiều giống cây trồng vật nuôi bản địa quý giá như lúa, đậu tương, ngô, cây ăn quả, các loài cá, lợn, gà… cũng đã mất dần. Đây là một tổn thất rất lớn trên tất cả các phương diện: Kinh tế, khoa học, môi trường, và nhân văn.

Thiết nghĩ, để tồn tại và phát triển, chúng ta phải xây dựng một kiểu kinh tế - xã hội mới, lấy con người làm trung tâm và dựa trên cơ sở bảo tồn, có nghĩa là cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người trên cơ sở duy trì tính đa dạng và năng suất của thiên nhiên.

Để đạt được mục tiêu đó, cần phải hành động trên nhiều lĩnh vực, nhưng việc thực hiện được những ý đồ mới đó thật không dễ dàng, trừ khi chúng ta phải có những thay đổi trong mọi quyết định và tổ chức hành động cho từng người cũng như cả cộng đồng.

Mình ất mong, mỗi chúng ta sẽ có những hành động và chiến lược mới để mỗi con người có ý thức hơn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học vì bền vững mang tên đại dương xanh.

Thân ái và chào tạm biệt!

Thiên BÌnh có 102

Bình luận (0)
Không Tên
25 tháng 2 2018 lúc 21:48

Đa dạng sinh học là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người. Đa dạng sinh học được xem là “vốn tự nhiên” cho giảm nghèo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng kinh tế mà nhiều khu vực, quốc gia đang phải đối mặt.

Cam kết bảo tồn và đầu tư cho bảo tồn Đa dạng sinh học được quốc tế xem là sự đầu tư cho tương lai và đang trở thành một điều kiện, nội dung bắt buộc trong các tiến trình đàm phán về hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay các giống loài sinh học đang bị mất dần, quần thể sống tự nhiên bị hủy hoại, hệ sinh thái bị xuống cấp. Vừa qua, Quỹ thiên nhiên hoang dã (WWF) đã công bố một bản báo cáo đáng quan ngại. Theo đó trong vòng 4 thập kỷ qua, số lượng các loài động vật hoang dã trên Trái Đất đã giảm đi một nửa.

Theo các nhà khoa học, Trái Đất đã bước vào một "đợt tuyệt chủng hàng loạt" mới, được đánh dấu bằng việc các loài động, thực vật đang biến mất với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần so với vài thế kỷ trước.

Bình luận (0)
❊ Linh ♁ Cute ღ
27 tháng 2 2018 lúc 21:47

Vũ trụ năm 3500,

Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 3500. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để cảnh báo về những nguy cơ sẽ xảy ra trong tương lai.

Dù đang sống cách mọi người gần 100 thế kỷ nhưng ta có thể nhìn thấy tất cả những gì đã, đang và sẽ diễn ra trên Trái Đất này. Chính vì thế, mình đã viết lá thư này và nhờ cỗ máy xuyên thời gian gửi đến cho mọi người với hi vọng có thể cứu vớt thế giới khi còn có thể.


Cam kết bảo tồn và đầu tư cho bảo tồn Đa dạng sinh học được quốc tế xem là sự đầu tư cho tương lai và đang trở thành một điều kiện, nội dung bắt buộc trong các tiến trình đàm phán về hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế.Đa dạng sinh học là nền tảng cho sự sống và phát triển của con người. Đa dạng sinh học được xem là “vốn tự nhiên” cho giảm nghèo, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng kinh tế mà nhiều khu vực, quốc gia đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, hiện nay các giống loài sinh học đang bị mất dần, quần thể sống tự nhiên bị hủy hoại, hệ sinh thái bị xuống cấp. Vừa qua, Quỹ thiên nhiên hoang dã (WWF) đã công bố một bản báo cáo đáng quan ngại. Theo đó trong vòng 4 thập kỷ qua, số lượng các loài động vật hoang dã trên Trái Đất đã giảm đi một nửa.

Theo các nhà khoa học, Trái Đất đã bước vào một "đợt tuyệt chủng hàng loạt" mới, được đánh dấu bằng việc các loài động, thực vật đang biến mất với tốc độ nhanh gấp 1.000 lần so với vài thế kỷ trước.

Nghiên cứu trước đó của các nhà bảo tồn chỉ ra rằng chính thương mại quốc tế tạo ra khoảng 30% mối đe dọa tuyệt chủng đối với các sinh vật trên khắp thế giới.

Cụ thể, khoảng 2% mối đe dọa đối với loài cóc sừng tại Brazil được cho là xuất phát từ hoạt động xuất khẩu gỗ sang Mỹ. Tương tự, gỗ khai thác tại Malaysia xuất khẩu sang EU và Trung Quốc cũng cướp đi môi trường sống của các loài động vật quý hiếm như voi châu Á, đại bàng đốm và gấu chó.

Nghiên cứu cũng chỉ ra sự mất cân đối về mức độ đầu tư cho các hoạt động bảo tồn. Hơn 90% trong tổng số 6 tỷ USD ngân sách cho bảo tồn lại được chi tại những nước giàu, trong khi phần lớn các "điểm nóng" về đa dạng sinh học lại tập trung ở các nước đang phát triển.

Ngoài ra, việc làm suy thoái các hệ sinh thái, như mất rừng, đất ngập nước đã làm mất nơi cư trú và nhiều loài động, thực vật quý và một số loài đang trên đường bị tiêu diệt tới mức tuyệt chủng.

Một thực tế không thể phủ nhận là tài nguyên Đa dạng sinh học trên đất nước Việt Nam của chúng tôi cũng liên tục bị suy giảm và suy thoái dưới áp lực của gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và phải đánh đổi với ưu tiên phát triển kinh tế.

Có thể thấy, Việt Nam không phải là trường hợp cá biệt, mà đây là tình trạng chung ở giai đoạn chuyển đổi của các quốc gia đang phát triển có nền kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên. 

Sách đỏ Việt Nam năm 1992 mới chỉ có 721 loài động thực vật bị đe dọa ở các mức khác nhau thì đến năm 2017 số loài này đã lên đến hơn 1000.

Ngoài ra nhiều giống cây trồng vật nuôi bản địa quý giá như lúa, đậu tương, ngô, cây ăn quả, các loài cá, lợn, gà… cũng đã mất dần. Đây là một tổn thất rất lớn trên tất cả các phương diện: Kinh tế, khoa học, môi trường, và nhân văn.

Thiết nghĩ, để tồn tại và phát triển, chúng ta phải xây dựng một kiểu kinh tế - xã hội mới, lấy con người làm trung tâm và dựa trên cơ sở bảo tồn, có nghĩa là cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người trên cơ sở duy trì tính đa dạng và năng suất của thiên nhiên.

Để đạt được mục tiêu đó, cần phải hành động trên nhiều lĩnh vực, nhưng việc thực hiện được những ý đồ mới đó thật không dễ dàng, trừ khi chúng ta phải có những thay đổi trong mọi quyết định và tổ chức hành động cho từng người cũng như cả cộng đồng.

Mình ất mong, mỗi chúng ta sẽ có những hành động và chiến lược mới để mỗi con người có ý thức hơn trong việc bảo vệ đa dạng sinh học vì bền vững mang tên đại dương xanh.

Thân ái và chào tạm biệt!

Bình luận (0)
yuki asuna
27 tháng 2 2018 lúc 22:01

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang wed

Bình luận (0)
nguyễn thị kim ngân
27 tháng 2 2018 lúc 22:25

Bạn ơi bạn chép văn mẫu hả

Bình luận (0)
Hime Shiratori
5 tháng 3 2018 lúc 22:13

Vũ trụ, năm 2080,

Chào các bạn, tôi xin giới thiệu mình là Ana - bức thư điện tử thông minh đến từ vũ trụ năm 2080. Hôm nay, tôi trở về quá khứ là muốn gửi đến các bạn một thông điệp.

Có thể thấy, giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua cũng như trong thời gian tới. Giảm nghèo đói cũng là một trong tám mục tiêu Thiên niên kỷ mà toàn cầu hướng đến.

Dù vậy, như chúng ta đã biết hiện nay với tỷ lệ 10% người nghèo đói hiện nay, tức tương đương khoảng 702 triệu người, vẫn là con số không nhỏ và là thách thức rất lớn trong cuộc chiến chống nghèo đói của các quốc gia.

Và, việc xóa đói nghèo tiếp tục nằm trong 17 mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững từ nay đến năm 2030.

Nếu bạn là lá thư du hành xuyên thời gian: Gợi ý viết thư UPU lần 47 - Ảnh 1

Đói nghèo vẫn là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu của nhân loại

Có thể nói, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả nhân loại. Thế giới tươi đẹp của chúng ta đã trải qua bao những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp.

Điều đáng sợ hơn nữa là: Nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa.

Hiện nay khi nền văn minh thế giới đã đạt được những thành tựu hiển nhiên về tiến bộ khoa học - công nghệ, làm tăng đáng kể của cải vật chất xã hội, tăng thêm vượt bậc sự giàu có cho con người, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lưng con người lại vẫn là sự nghèo đói.

Trong lúc chúng ta đang ăn những món ăn ngon, ngủ trên những chiếc đệm êm với chiếc chăn ấm thì ở nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu người vẫn lâm vào tình trạng đói khát, khốn cùng mà nhất là trẻ em.

Đó là những người vô gia cư, hàng ngày phải lang thang khắp nơi để xin ăn, miếng ăn phụ thuộc vào sự bố thí của người khác. Hay những ông bố, bà mẹ phải ôm con vượt biên để chạy khỏi vùng chiến tranh, bóc lột…đối mặt với nạn khủng bố, buôn bán người ở châu Phi.

Tất nhiên, những đứa trẻ nói trên sẽ không được hưởng một nền giáo dục tiên tiến mà đáng lẽ ra chúng phải được hưởng.

Hiện nay, đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.

Vấn đề là mỗi chúng ta cần làm gì để đẩy lùi nạn đói nghèo, để thế giới của chúng ta thực sự là một thế giới an nhiên và hạnh phúc với tất cả mọi người.

Hôm nay, tôi đến đây và nói với các bạn những điều này rất mong, mỗi chúng ta, với trách nhiệm công dân hãy chung tay đẩy lùi nạn đói nghèo. Hiện nay, cũng đã có rất nhiều các tổ chức của Liên Hợp Quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện sứ mệnh vẻ vang này trên phạm vi hành tinh.

Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những người hoạn nạn ở các nước châu Phi, những vùng bị khủng bố.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù đây là công việc mà toàn cầu quan tâm nhưng rồi các nước đói vẫn hoàn đói, sự trợ giúp của cộng đồng đối với một bộ phận dân cư khốn khó cũng chỉ như muối bỏ biển, chưa đủ độ, chưa triệt để nên tình trạng đói nghèo vẫn còn tồn tại khắp đó đây trên thế giới của chúng ta.

Cuối cùng, tôi muốn gửi đến các bạn một thông điệp: “Hãy cùng chung tay vì một thế giới không đói nghèo”.

Thân ái chào tạm biệt!

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
đỗ lan anh
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Khánh Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Trang
Xem chi tiết
An Vy
Xem chi tiết
Vũ Kao Thiên
Xem chi tiết
NGUYỄN VÕ NHƯ THẢO
Xem chi tiết
Nguyen ha ngoc anh
Xem chi tiết
hina ichingo
Xem chi tiết