Quê hương bạn thì bạn tự viết đi sao còn hỏi
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng hay"
Lời bài hát được phổ nhạc từ lời thơ. tiếng nói da diết của nhà thơ Đỗ Trung Quân dường như đã đi sâu vào trong trái tim của mỗi con người yêu quê hương. Có thể nói, quê hương là một khái niệm mà khi bất chợt ta thốt lên thi bao nhiêu cảm xúc chợt dâng trào đầy thân thương. Như tôi đây, quê hương của tôi rất đẹp, rất thanh bình. Được sinh ra và lớn lên ở mãnh đất Hải Dương, nơi có cánh đồng lúa chín vàng, có những đàn cò trắng đang chao liệng trên cánh đồng. Quê hương tôi đẹp xiết bao khi mặt trời lặn, tất ca như chìm vào giấc ngủ êm đềm của một buổi chiều ấm áp. Chị gió như muốn góp thêm một bản tình ca vào sự hòa điệu thanh bình cùa quê hương tôi. Sáng sáng, những chú bé chăn trâu hòa vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, yên bình tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ của làng quê. Và bức tranh ấy còn dẹp hơn nữa khi hoàng hôn buông xuống những lúc chiều chiều. Quê tôi đẹp như vậy, và chắc hẳn quê hương cùa mọi người cũng đẹp như thế. Chúng ta hãy khắc ghi hai từ “quê hương” này vào sâu trong tận trái tim của mình. Tôi nghĩ, lất cà chúng ta dù có đi đến đâu, làm gì cũng vẫn sẽ luôn nhớ về nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Quê hương trong trái tim mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng cùng với sự cảm nhận riêng của mỗi người. Chỉ cần có trái tim biết rung cảm theo tiếng gọi quê hương thì mọi người sẽ thấy quê hương quan trọng với chúng ta đến dường nào.
Tham khảo:
Ai đã từng sinh ra và lớn lên từ vùng châu thổ sông hồng, dù có đi khắp bốn phương trời, cũng không thể nào quên được khói lam chiều, mùi rơm rạ nồng ấm của cây lúa. Nam Định quê tôi không chỉ nổi tiếng với miền biển đầy những vựa cá tôm và hải sản các loại… Mà còn nổi tiếng với mùi thơm của hạt gạo tám xoan và nếp cái hoa vàng, tiếng tăm lan rộng sang tận trời tây, vào những ngày lễ tết trong mỗi gia đình của cộng đồng bà con ta tại Odessa, đại đa số các gia đình đều dùng hai loại đặc sản nông nghiệp quê tôi nói trên có mùi thơm đặc trưng rất riêng mà chỉ cần được ngửi cũng đã đoán ra, đó là gạo tám xoan hay nếp cái hoa vàng.
Mỗi lần có dịp về thăm quê, đúng dịp bà con đang thu hoạch mùa màng, đi qua những cánh đồng thơm mùi lúa mới, chín vàng rộm như những tấm thảm rộng lớn. Chúng như muốn níu chân người lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm. Mới cảm thấy quê hương mình thật gần gũi và thân thương vô cùng. Những người đã từng gắn bó với ruộng đồng thì dễ dàng phân biệt từng loại lúa khi nhìn qua màu sắc vàng óng khác nhau hay từ cọng rơm, gốc rạ. Ví dụ nếp cái hoa vàng thì hạt thóc to tròn, và đầu hạt thóc có cái râu dài. Còn hạt gạo tám xoan thì nhỏ hơn nhưng thân hạt gạo lại dài hơn.
Chất đất phù sa bồi và đất thịt nặng ven sông cửa biển phù hợp với địa lý và thổ nhưỡng để làm nên thương hiệu riêng cho hai loại gạo này. Gạo tám thơm ngay từ khi thành hạt gạo đã có mùi thơm dịu mát, nấu cơm sôi mùi thơm lại càng lan tỏa khắp cả gian bếp. Còn gạo nếp cái hoa vàng rất dẻo và thơm. Rất thích hợp với các món xôi, gói bánh chưng, làm các loại bánh nổi tiếng như: Bánh phu thê, bánh dày giò, bánh trôi, bánh khúc, bánh gai bà Thi…và là sản phẩm để nấu rượu rất ngon. Nam Định quê tôi có rất nhiều đặc sản khác như: Phở Nam Định, kẹo sìu châu, bánh nhãn Hải Hậu, nem giao thủy, xôi cá rô, bánh cuốn làng kênh… Đó là những tinh hoa ẩm thực cổ truyền độc đáo của Nam Định.
Nói về lịch sử Nam Định là mảnh đất văn hiến địa linh nhân kiệt. Thiên Trường Nam Định, “hào khí Đông A” là vùng đất cổ phía nam đồng bằng sông hồng , một trong những cái nôi của nền văn minh “Đại Việt” là quê hương đất phát tích của triều đại nhà Trần. Một triều đại huy hoàng trong lịch sử Việt Nam. Với chiến công hiển hách đã ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh và tàn bạo.
Có 14 vị hoàng đế Triều Trần với 175 năm (từ năm 1225 đến 1400) tồn tại, Đặc biệt có Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà cả dân tộc Việt nam ngày nay tôn ông là Thánh, và còn bao nhiêu tướng sỹ đại thần đã cùng ông lập nên nhiều chiến công.
“Thành nam quê ta đó
Là đất học ,đất văn
Bao danh nhân, trí sỹ
Rạng danh đất Thiên Trường”.
Trong dân gian đã từng truyền tụng: “Bắc kỳ đa sỹ, Nam Định vi ưu” nghĩa là Bắc kỳ có nhiều kẻ sỹ, Nam Định nhiều hơn cả. Cùng các nhà thơ, nhà văn hóa nổi tiếng như: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Bính, Văn Cao… Thời Đại Hồ Chí Minh từ trong đấu tranh cách mạng có nhiều người con ưu tú như Trường Chinh, Lê Đức Thọ… Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước, Nam Định đã đóng góp 165.000 thanh niên lên đường nhập ngũ khắp mọi chiến trường. Gần 36.000 người liệt sỹ đã anh dũng hy sinh, hơn 23.000 thương bệnh binh đã để lại một phần xương máu trên các chiến trường. 1.240 bà mẹ của quê hương Nam Định được phong tặng danh hiệu cao quý “mẹ Việt Nam anh hùng”. Bộ đội và du kích tỉnh Nam Định đã bắn rơi 110 chiếc máy bay địch.
Những con số đó cho thấy Nam Định đã đóng góp sức người sức của không nhỏ cho cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và hòa bình cho nhân dân. Thời đại nào cũng làm rạng danh cho quê hương đất nước, vẻ vang giống nòi, trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc và xây dựng sau này. Nhiều năm liền đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia có kết quả xếp thứ nhất toàn Quốc. Có 9 trường đại học và cao Đẳng, có 31 người được ghi bia đá ở Quốc Tử Giám Hà Nội. Và có trung tâm dệt may lớn so với cả nước. Ngày 28-11-2011 đã được thủ tướng chính phủ ký quyết định công nhận thành phố loại 1 và hướng tới thành phố trung tâm nam đồng bằng sông hồng. Ngày 5-10-2012 tỉnh Nam Định vinh dự đón nhận huân chương Hồ Chí Minh.
Tiếp bước hào khí thiên trường năm xưa, Khi đất nước còn chiến tranh, những thanh niên nô nức tình nguyện tòng quân vào các mặt trận. Nam Định quê tôi với lứa đôi tuổi trẻ, biết xa nhau để giữ trọn tình yêu, trong đó có bố tôi. Vào năm 1966 khi đó em út tôi mới chỉ 5 tháng tuổi. Lúc chuẩn bị lên đường bố dặn mẹ và bà con họ hàng lối xóm. Hẹn ngày chiến thắng sẽ trở về xây dựng quê hương. Lúc đó ông xác định rất rõ tư tưởng của mình và nói một câu với tất cả mọi người làm tôi nhớ mãi cho tới bây giờ. Tôi ra chiến trường lúc này, “một là xanh cỏ hai là đỏ ngực”. Lúc còn bé tôi không hiểu gì về câu nói đó, Khi lớn thêm một chút, được chú bác giải nghĩa. Xanh cỏ là: trong chiến trường có thể hy sinh xương máu của mình cho sự nghiệp hòa bình, cây đời xanh tốt. Còn đỏ ngực thì khi về lập được nhiều thành tích với những huân huy chương đeo đầy ngực.
Thế rồi tháng năm cứ trôi đi, mẹ tôi cứ mong ngóng hoài nhưng chỉ nhận được vài lá thư qua lại. Khi bố tôi cùng đơn vị hành quân qua Nghệ An, Hà Tĩnh để vào chiến trường đông nam bộ phải hành quân qua Lào và Campuchia, thì thư cứ thưa dần sau đó không có nữa. Hằng ngày mẹ cứ mỏi mòn trông ngóng tin của bố, nhưng càng chờ thì càng bặt vô âm tín. Bà an ủi niềm tin của mình bằng cách cứ vào mồng một ngày rằm là đến điện và đền để cầu mong cho ông tai qua nạn khỏi, ở nơi chiến trường không bị bom rơi đạn lạc. Tất cả mọi gánh nặng trong cuộc sống đều đặt lên đôi vai gầy yếu của mẹ tôi. Hằng ngày tần tảo mưu sinh để lo lắng cho cả đàn con vẫn còn thơ dại là 5 chị em chúng tôi. Có lẽ lúc đó thời gian đối với bà trôi đi rất chậm trong sự mong ngóng tin chồng. Đến ngày miền nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hòa bình vẫn không thấy tin của bố. Mẹ tôi và cả gia đình lại càng mong hơn. Có lúc tôi thấy mẹ tôi ra sau vườn ngồi khóc một mình nhưng tôi không thể giúp gì được. Đến cuối năm 1976 huyện đội họ gửi giấy báo tử về xã làm lễ truy điệu liệt sỹ. Đó là mất mát đến tột cùng và vô cùng đau đớn đối với mẹ và cả gia đình tôi. Nghe tiếng khóc gào thét rồi ngất lên ngất xuống mấy lần của mẹ, mấy chị em tôi cũng đau buồn không kém. Bà con họ hàng và lối xóm đến chia buồn cũng đầy nước mắt. Vì trước khi ra đi vào chiến trường ông là người sống đức độ, rất thương yêu chia sẽ với mọi người. Chúng con cảm ơn mẹ đã vượt qua đau thương mất mát để nuôi dạy chị em chúng con khôn lớn trưởng thành.
“ Mặt trời thiêu đốt rát trên lưng
Một nắng hai sương mẹ đã từng
Đối mặt đương đầu bao khổ ải
‘Hạnh phúc chưa tròn đấu đầy thưng’ ”!
Chiến tranh đi qua đã để lại bao đau thương mất mát cho nhiều gia đình phải chịu cảnh : mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất bố… “Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sỹ, tay chân tàn phế của thương binh không mọc lại được và những liệt sỹ sẽ không thể tái sinh”.
Nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày thương binh liệt sỹ 27-7-1947 đến 27-7-2013. Dọc theo chiều dài đất nước từ Hà Giang đến mũi Cà Mau có hàng triệu liệt sỹ . Các anh chị đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tuy đất nước hòa bình được 38 năm, chiến tranh càng dần lùi xa. Cuộc sống hòa bình đang dần khỏa lấp nỗi đau mất mát. Nhưng niềm tiếc thương ở lại và thao thức mãi trong lòng những người còn sống. Nỗi đau vẫn còn hiện diện trong nhiều gia đình có con em hy sinh, mất người thân, bạn bè, người yêu…Ảnh hưởng của chất độc màu da cam vẫn còn theo bám và để lại cho đến bây giờ và nhiều thập niên sau. Nhiều liệt sỹ vô danh chưa tìm được hồn cốt, chưa xác định được danh tính và chưa được về với tổ tiên. Đang để lại nỗi đau thương khắc khoải trong lòng những người thân và trong mỗi chúng ta. Tuy vậy dù họ nằm ở đâu đó trên mảnh đất Việt Nam cũng đều là quê hương cả.
Ngày 27-7 là ngày lễ của toàn dân tộc Việt nam ta. Là dịp để đồng bào cả nước thể hiện tấm lòng đền ơn đáp nghĩa với thương binh và người có công với đất nước. Để tri ân với các anh hùng liệt sỹ những người đã ngã xuống hay gửi lại một phần máu xương nơi chiến trường. “Họ chết cho Tổ quốc sống mãi”. “Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói , sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”.Chúng tôi là những người con xa xứ xin đốt nén tâm hương và cầu nguyện chân linh các anh được siêu sinh, tinh độ, an lạc ngàn thu nơi cõi vĩnh hằng. Luôn phù hộ độ trì cho quê hương đất nước yên bình và thịnh vượng. Chúng tôi đời đời ghi nhớ công ơn của các anh.
Mỗi chúng ta ai cũng có nơi sinh ra và khôn lớn trưởng thành, một chốn đi về, nơi đó có mồ mả tổ tiên ông bà, bố mẹ, anh em, họ hàng và bạn bè lối xóm. Vậy mọi người hãy sống và hoàn thiện mình thật tốt để không hổ thẹn với quê hương đất nước.
#Huyền Anh
Cảm ơn các bạn!
Bài tham khảo:
Không nơi đâu đẹp bằng quê hương của em. Nơi mà em đã sống và lớn lên từ khi còn nhỏ và được ngủ trong vòng tay của mè.
Nhà em ở cạnh những bụi tre ngà cao vút như lên tận mây xanh. Xung quanh nó có hàng trâm bầu. Nhà của em nối từ một con đường nhỏ đến trường làng núp sau những rặng me tây già đang thay chiếc áo mới. Me tây xòe những cánh tay che mát cho em và mấy đứa trong xóm cùng đi học. Có khi em đang học bài, nhìn ra xa bỗng thấy những hàng dừa sum sê cành lá che lấy một khoảng trời. Dưới đó là những ngôi nhà trệt mọc thấp mọc cao. Em nhớ những buổi trưa đi học, bỗng bầu trời tối sầm lại bắt đầu mưa. Đúng vậy, một cơn mưa rượt đuổi rồi xối xả trên đầu. Chúng em thi nhau chạy bộ, quần áo ướt sũng, da mặt tái xanh. Cô giáo đã cho chúng em nghỉ học một buổi. Quê em còn có những mẫu ruộng và một con sông. Bề ngang khoảng sáu mét và nó trôi ngoằn ngoèo bên những hàng dừa cao ngăn ngắt bên những ruộng lúa vàng nặng trĩu... Chiều nào cũng vậy, chúng em cùng ra đó tắm, giỡn đùa một hồi lâu dưới nước lại lên bờ móc đất sình để chọi nhau. Tắm xong, bọn em ra ruộng chơi. Có những cậu bé ngồi trên lưng trâu đang thổi sáo hoặc thả diều, còn con trâu vẫn cứ vừa đi vừa gặm cỏ. Có những buổi trưa hè được nghỉ học, chúng em bày trò chơi trựớc sân nhà, chọn những chỗ mát dựng một túp lều để làm đám cưới nho nhỏ có cô dâu và chú rể. Cô dâu mặc áo màu hồng, trên đầu có gắn những chùm bông giấy màu vàng kết thành một vòng tròn. Chú rể mặc nguyền bộ đồ màu xanh. Tiệc đãi bằng những viên kẹo đủ màu mà chúng em dành dụm từ lâu. Nhờ con sông dài, chúng em thường đi ra giữa sông bằng chiếc ghe khi mỗi buổi chiều nước dâng lên cao. Trên mặt nước là những cụm lục bình trôi dập dềnh với những hoa tím lắc lư... càng ra xa càng thấy lóa mắt vì ánh mặt trời đã gần lặn. Hai bên sông là những hàng dừa nước dầm những bàn chân nâu bóng tròn vo xuống phù sa và soi những chiếc lá xanh thẫm chập chờn trên mặt sông. Trái dừa nước kết thành chùm như những trái bóng lớn, rất sai nên quằn cuống chấm nước.
Quê em có những ngôi nhà mái lá đơn sơ, những đồng ruộng ở hai bên bờ trĩu hạt quằn bông, so với thành phố thì nó nhiều thua thiệt, nhưng không phải vậy mà ở quê em không có những điều thú vị. Dù sau này có đi đâu thì một mảnh tâm hồn em vẫn dành đấy cho quê hương. Ôi! Em không muốn xa những hàng dừa nước, những vòm me xanh đầy tiếng chim hót líu lo và ngay cả cơn mưa tinh nghịch đã hù dọa bọn em và đã bao lần làm bọn em phải lấm lem, ướt nhẹp. Cơn mưa ấy nó cũng là của riêng quê hương... em sẽ nhớ nó mãi đến suốt đời.