Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
cao thanh nga

Hãy viết một đoạn giới thiệu về danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử mà em biết .(khoảng 10 câu )

lê trọng đại(Hội Con 🐄)...
25 tháng 4 2020 lúc 9:07

tham khảo nha bạn

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

Khách vãng lai đã xóa
Phước Offline
25 tháng 4 2020 lúc 9:09

tham khảo nha bạn:
 

Bài Mẫu Số 1: Giới Thiệu Về Hồ Gươm

"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.

Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"

Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:

"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"

Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.

hok tốt !

^_^

Khách vãng lai đã xóa
Võ Tuấn Đạt
25 tháng 4 2020 lúc 10:30

đoạn văn nha!

Khách vãng lai đã xóa
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
25 tháng 4 2020 lúc 20:52

Tham khảo :

Xã hội ngày càng phát triển thì nhịp sống ở nơi thành thị ngày càng xô bồ nhộn nhịp. Được trở về thiên nhiên, trở về với những cánh rừng nguyên sinh khiến tâm hồn mỗi người trẻ lại , được thanh lọc trong sạch hơn. Việt Nam ta là vùng đất của: "Rừng vàng biển bạc". Mà một trong số đó phải kể đến khu bảo tồn thiên nhiên: Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Vườn Quốc gia Cúc Phương là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn ở Việt Nam. Với diện tích rộng lớn khoảng hơn 20.000 ha, rừng Cúc Phương trở thành biên giới đặc biệt giữa 3 tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây Bắc và Châu thổ Sông Hồng thuộc 3 tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa. Cúc Phương còn nổi tiếng là một địa hình có đóng góp lớn cho công cuộc khảo cổ học. Chính tại nơi đây người ta tìm thấy dấu tích của người tiền sử có niên đại 12.000 năm qua những dụng cụ lao động thô sơ như rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền..., qua mồ mả, hay những hang động mà họ từng sinh sống. Chính những dấu tích ấy khai sinh cho quần thể bảo tồn thiên nhiên Cúc Phương năm 1960. Về địa hình, rừng Cúc Phương án ngữ ở phía Đông Nam của dãy núi Tam Điệp, ở phía tây vườn có sông Bưởi, một nhánh của sông Mã chảy qua. Bởi vậy , không chỉ bảo vệ sự sống còn của những sinh vật trong hệ sinh thái, rừng Cúc Phương còn bảo vệ cho sự sống của con người những vùng cân cận khi tham gia trực tiếp vào vai trò bảo vệ hồ chứa nước Yên Quang.

Là một khu bảo tồn sinh học nên vào thăm rừng Cúc Phương, người ta có thể thấy sự đa dạng phong phú của các loài từ động vật đến thực vật, có cả những sinh vật quý hiếm. Rừng Cúc Phương như người mẹ thiên nhiên bảo vệ được đến 76% số họ, 48,6% số chi và 30% số loài của miền Bắc và chiếm 68,9% số họ, 43,6% số chi và 24,6% số loài hiện có ở Việt Nam. Đặc biệt khi đến đây , ai cũng tò mò muốn được xem cây chò chỉ nghìn năm hơn 1000 năm tuổi, với chiều cao 50-60m, cây đăng , cây sấu cổ thụ cao 45m. Chúng thường là một trong những đích đến khi khám phá khu rừng đầy bí ẩn này. Cúc Phương cũng là ngôi nhà của nhiều loại động vật quý hiếm như: gấu, ngựa, lợn lòi, hổ, báo, chồn, sóc, hươu sao, nai, khỉ vàng, voọc quần đùi, ... nhiều loại đã được đưa vào Sách đỏ. Ngoài ra đến Cúc Phương, người ta còn khám phá những hang động như những chứng tích văn hóa lịch sử lâu đời như : Trăng Khuyết, động Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người Xưa, hang Con Moong, động San Hô... Cúc Phương còn hùng vĩ hơn cả với đỉnh Mây Bạc cao 648m, thơ mọng hơn cả với hồ Yên Quang trầm ặc và cổ kính với một hòn đảo nhỏ và ngôi đền cổ. Đây quả là một nơi mang cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, thu hút ấn tượng của nhiều người khi đặt chân đến đây.

Rừng Cúc Phương của Việt Nam đóng vai trò là một trong những khu bảo tồn lớn nhất, là nơi bảo vệ được những loài có giá trị. Rừng đã được nhận nhiều dự án của nước ngoài để hợp tác bảo tồn và phát triển thảm thực vật và nguồn động vật quý hiếm ở nơi đây. Bên cạnh đó, nó còn có giá trị du lịch. Hàng năm có biết bao lượt khách lui tới tham quan rừng, là một nơi thuận lợi để phục vụ tìm hiểu, nghiên cứu sinh học.

Rừng Cúc Phương là một trong những niềm tự hào của đất nước ta khi đã bảo vệ được những giống loài quý hiếm, tiêu biểu cho cảnh quan Việt Nam. Nhưng đồng thời, nó cũng nhắc nhở mỗi chúng ta về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng , để đất nước ta mãi là đất nước của "rừng vàng biển bạc"

Khách vãng lai đã xóa
cao thanh nga
29 tháng 4 2020 lúc 20:13

cam on cac ban 

AHiHi do ngoc 

haha hehe hihi

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Cao Văn Nhân
Xem chi tiết
Đinh Ngọc Dương
Xem chi tiết
Đinh Ngọc Dương
Xem chi tiết
NGO NGOC PHUONG UYEN
Xem chi tiết
ngô cao hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ánh Ngọc
Xem chi tiết
ngô cao hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Phúc Thắng
Xem chi tiết
chaeyoung
Xem chi tiết