Hồ Triệu Đô

Hãy viết cho mình một đoạn văn cười càng nhiều càng tốt

"Mày có bạn thân không? Câu hỏi khá là quen thuộc. Câu trả lời là có, không, nhiều lắm… Đấy là tùy thuộc vào mỗi người. Còn câu trả lời của tôi là “đã từng”. Tôi đã từng có một người bạn thân, thân thiết như chị em trong nhà. Nhưng một căn bệnh quái ác đã mang bạn tôi đi khỏi vòng tay của gia đình, bạn bè và tôi, một cách đột ngột và đau đớn", đoạn đầu bài văn mở ra dòng ký ức về một tình bạn đẹp nhưng buồn.

Quỳnh Giang kể lại ngày đầu làm quen với bạn từ năm lớp 4 vì một con gấu bông, hay cảm giác hụt hẫng vào năm cuối tiểu học vì nghĩ không còn được học chung với nhau nữa. Tuy nhiên, việc tiếp tục chung lớp khiến những năm tháng cấp hai của em trở nên nhiều màu sắc. Là người sống nội tâm, Giang dần mở lòng hơn với thế giới nhờ người bạn thân năng nổ, hoạt bát, hay cười. Cả hai giúp nhau học bài, cùng sáng tác truyện tranh, gắn với nhau như hình với bóng. 

Đến năm lớp 9, bạn của Giang lâm bệnh, nghỉ học cả tháng, sụt cân và ngày càng tiều tụy. Lần đầu tiên Giang chứng kiến sự đoàn kết của tập thể, khi cả lớp thay phiên chép bài, giảng bài, cố giúp bạn vượt qua kỳ thi cuối kỳ. Tuy nhiên, một lần tới nhà thăm bạn, Giang hoang mang vì câu nói: "Có lẽ là bọn mày nên chuẩn bị sẵn tinh thần đi. Tao không nghĩ là tao qua được Tết năm nay đâu".

Bài văn đạt điểm 10 của Quỳnh Giang. 

Bài văn đạt điểm 10 của Quỳnh Giang. 

Dù hết lòng cầu nguyện, không có phép màu nào cho người bạn của Giang. Em ra đi vào ngày mồng ba Tết năm ngoái. Giang bị khủng hoảng một thời gian, học tập sa sút, kết quả thi học sinh giỏi không như mong đợi. Nhưng nghĩ đến người bạn phải từ biệt thế gian quá sớm, Giang như được tiếp thêm sức mạnh, nỗ lực cho kỳ thi chuyển cấp.

"Đã hơn một năm kể từ ngày nó ra đi. Tôi đã bước được một nửa tuổi mười sáu, cái tuổi mạnh nhất, khỏe khoắn nhất. Đạt được ước mơ, vào được ngôi trường mà mình hằng mong ước. Còn nó mãi dừng ở đó, ngưỡng cửa mười lăm đầy khát vọng, hoài bão. Mãi mãi ra đi, để lại mọi thứ, để lại một ước mơ còn đang dang dở, để lại sự đau buồn trong trái tim của những người ở lại. Nhưng tôi biết rằng, ít ra ở thế giới bên kia, nó sẽ không còn phải chịu đau đớn nữa. Không còn những xét nghiệm dài đằng đẵng, những ngày xạ trị đau đớn. Hy vọng ở nơi ấy, thế giới của nó sẽ tốt đẹp hơn", Giang viết. 

Bên cạnh điểm 10, cô giáo để lại lời phê: "Cô thành thật chia buồn cùng em! Hãy đi tiếp con đường em đã chọn và đi cả cho người bạn của em nữa!". 

Quỳnh Giang chia sẻ ngày bé từng nhận nhiều điểm kém môn văn. Nhưng đến năm lớp 6, sau một lần được cô giáo khen dùng từ tốt và so sánh hay, em bắt đầu thích viết văn, đặc biệt là văn miêu tả và thuyết minh. 

Với bài văn về chủ đề bạn thân, Giang mất ba đêm, mỗi đêm từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng để hoàn thiện bài, do bận bịu với lịch học ban ngày. Kể từ ngày bạn mất, Giang chưa bao giờ nói hết suy nghĩ cho ai, nên bao nhiêu nuối tiếc, xót xa đều trút vào trang giấy. 

"Lúc viết xong, em không dám đọc lại, sợ sẽ đứng khóc giữa sân trường. Đến hôm được trả bài, em thực sự rất bất ngờ, vì mặc dù còn nhiều lỗi dùng từ lặp hoặc lủng củng nhưng bài văn vẫn được điểm 10. Trong suốt 10 năm đi học, đây là điểm 10 Văn đầu tiên nên em thấy rất vui", Giang cho biết.

Lần đầu đọc lại những gì mình viết sau khi trả bài, Giang bật khóc. Các bạn chạy lại an ủi, chuyền tay nhau bài văn và khóc theo, dặn đưa bài cho ai nhớ kèm theo bịch khăn giấy. 

Chị Bùi Thị Quỳnh, mẹ Giang không kìm được nước mắt khi đọc bài văn điểm 10, muốn nói lời xin lỗi vì những lúc vô tâm, chưa đặt mình vào vị trí của con. 

"Mất đi một người bạn thân là mất mát rất lớn, giống như mình mất đi người thân trong gia đình. Tuy nhiên, tôi lại không ở bên con nhiều những lúc đó, có thể con cảm thấy cô đơn. Tôi thấy mình đã vô tâm khi chưa chia sẻ nhiều với con để biết về tình trạng bệnh tật của bạn. Nếu biết, có thể tôi sẽ thu xếp đưa con đến viện, để con không phải hối tiếc khi chưa dành được nhiều thời gian bên bạn", chị nói. 

Câu chuyện của con giúp chị nhớ lại tuổi học trò với những tình cảm trong sáng, thuần khiết. Tuy nhiên, cuộc sống đầy lo toan của người lớn khiến sự quan tâm, chia sẻ giữa bạn bè trở nên nhạt nhòa hơn trước. Sau khi bài văn của con được chị Quỳnh đăng lên mạng xã hội, hàng trăm người chia sẻ, nhắn nhủ hãy trân trọng tình bạn và đối tốt với nhau hơn.

Đinh Tấn Quốc
13 tháng 2 2019 lúc 19:54

“Mẹ em tên Hiền. Mẹ không xinh lắm nhưng bác bán thịt lợn đầu ngõ vẫn phải ngước nhìn.

Mẹ rất chăm chỉ. Ngày nào mẹ cũng làm việc từ tinh mơ đến khi chiều tối. Nếu mẹ của bạn Trần Nhật Minh là ngọn gió thì mẹ em là cơn lốc.

Mẹ về đến nhà là cuốn sạch cái sân đầy lá mít cùng sỏi đá lẫn trái sấu non mà chúng em bày ra ban chiều. Mẹ cuốn đàn lợn vào giấc ngủ sâu êm đềm, quần áo lấm lem bùn đất vào chậu giặt. Tóm lại, mẹ có thể cuốn tất cả trừ một người lúc nào cũng say mèm là bố em.

Mẹ rất khéo tay. Luống rau mẹ cuốc chẳng cần gieo hạt nhưng đã mọc đầy những ngọn rau dền nhỏ sau vài hôm. Rau dền mẹ nấu có kèm vài ngọn rau sam ngon lắm! Ngoài canh rau, mẹ còn biết luộc trứng, luộc cả thịt. Món luộc của mẹ chẳng bao giờ bị mặn.

Mẹ chẳng bao giờ giúp chúng em học bài. Mẹ bảo: “Dạy học là việc của bố mày!” Nhưng hôm nào bố cũng “sáng đi, tối mịt mới về, nhiều hôm say lả miệng thì kêu la”. Những lần như vậy, mẹ không xem chương trình “Tấm lòng cha mẹ” để dạy các con ôn bài. Chữ mẹ ngửa trái như lúa non gặp bão. Môn toán mẹ dạy là tìm nửa chu vi tuổi mẹ, tìm nửa chu vi vận tốc. Tóm lại dạng toán gì cũng nửa chu vi. Mẹ tuyệt thật nhưng cô giáo không cho là đúng.

Những ngón tay mẹ xù xì mang dấu ấn năm tháng vật lộn kiếm ăn. Mẹ thường đưa tay lên lên bới mái đầu đã bạc lốm đốm. Mẹ than thở với các dì:  

“Tại ông ngoại không cho tao đi học. Nếu cho đi học chắc giờ thì tao đâu khổ thế này!



 


Các câu hỏi tương tự
zZz Cool Kid_new zZz
Xem chi tiết
3renv
Xem chi tiết
Lê Cao Mai Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đặng Linh Nhi
Xem chi tiết
anh tuấn nguyễn
Xem chi tiết
•↭长ɦáทɦ•☪ôทջՇúa
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Cristiano Ronaldo
Xem chi tiết
Kaneki Ghoul
Xem chi tiết