Tham khảo ở đây:
https://vndoc.com/trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-viec-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-cua-the-he-tre-ngay-nay-164311
Tham khảo
Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc là trung tâm văn hóa Đông Sơn; là một trong hai khu di tích Đông Sơn tiêu biểu, giàu hiện vật và phong phú về loại hình. Đây là di tích phát hiện được nhiều mộ táng nhất của nền văn hóa Đông Sơn trên đất nước ta. Làng Vạc trở thành tên gọi của trung tâm văn hóa Đông Sơn lớn trên lưu vực sông Cả với hơn 1.200 hiện vật phong phú, đa dạng bằng đồng, gốm, đá, thủy tinh, sắt.Làng Vạc có thể sánh ngang với những di tích văn hóa Đông Sơn nổi tiếng ở lưu vực sông Hồng như Vĩnh Quang, Làng Cả... nếu không muốn nói có thể ở một vị trí cao hơn. Di sản Làng Vạc cách ngày nay 2500-2000 năm đã góp phần duy trì sức sống Đông Sơn, góp phần vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, một bằng chứng quan trọng để giúp cho sự nghiệp chống đồng hóa về mặt văn hóa đối với chính sách triệt để đồng hóa của phong kiến Phương Bắc.Trải qua gần 5 thập kỷ kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên năm 1972 và kết quả thu được qua 3 lần thám sát, khai quật, các nhà khoa học và quản lý văn hóa đã khẳng định rằng di tích Làng Vạc đã có nhiều đóng góp quan trọng cho tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc. Di chỉ khảo cổ học Làng Vạc đã được Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia tại Quyết định số 61/QĐ - BVHTT ngày 13/9/1999.