Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Huỳnh Gia Huy

Hãy viết 1 bài văn cảm nghĩ về  vẻ đẹp con người Việt Nam.

Các bạn hãy giúp mik vs, mik đang cần gấp, cảm ơn các bạn

Dương
4 tháng 3 2020 lúc 21:23

bạn tham khảo ở đây nhé

Con người Việt Nam có những nét tính cách truyền thống như lòng yêu nước tinh thần đoàn kết, coi trọng tình nghĩa, cần cù, hiếu học đã tạo nên lịch sử đặc trưng của Việt Nam.

Trong tính cách nói chung của con người Việt Nam và trong từng nét tính cách nói riêng đều ẩn chứa tính hai mặt, cái tốt và cái xấu, giá trị và phản giá trị. Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Thái độ coi trọng cộng đồng đã trở thành một nét tính cách truyền thống đặc trưng của con người Việt Nam. Mặc dù tính cộng đồng cao là một nét tính cách của con người Việt Nam có chứa đựng nhiều giá trị, song bên cạnh đó cũng có nhiều mặt hạn chế. Cộng đồng được đề cao quá mức đã ức chế sự phát triển cá tính, kìm hãm sự phát triển cá nhân vì cộng đồng không chấp nhận cá nhân đứng ngoài cộng đồng và cá tính không phù hợp với "Luật bầy đàn" của cộng đồng. Người Việt rất coi trọng tình nghĩa, như tinh thần đùm bọc, giúp đỡ và quan tâm nhau. Theo nhà nghiên cứu Hồ Sỹ Quý, Việc coi trọng tình nghĩa tới mức thái quá đương nhiên không phải là giá trị tốt trong mọi hoàn cảnh. Coi trọng tình nghĩa tới mức coi thường hiến pháp và pháp luật như "phép vua thua lệ làng", "một trăm cái lý không bằng một tí cái tình" thì khó có thể chấp nhận được.

Cần cù lao động là một giá trị đạo đức nổi bật. Người Việt Nam được các dân tộc khác thừa nhận là có tinh thần hiếu học, cộng với bản chất thông minh, dễ tiếp thu và một nền giáo dục có truyền thống cả ngàn năm. Người Việt Nam xem giáo dục cao hơn sự giàu có và thành công và là trụ cột của văn hóa.

chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Huỳnh Gia Huy
4 tháng 3 2020 lúc 21:26

cảm ơn bạn

Khách vãng lai đã xóa
Dương
4 tháng 3 2020 lúc 21:27

uk

chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa
Shu Korenai
4 tháng 3 2020 lúc 22:31

Hình ảnh con người Việt Nam qua Văn học được thể hiện ở một số nét sau đây :
1/- Lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc : Được biểu hiện ở nhiều mặt :
* Là tinh thần quyết chiến quyết thắng trước giặc ngoại xâm với những hình tượng về người anh hùng cứu nước (Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão, Hich Tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi,...)
* Là nỗi đau buồn da diết trong những thời kỳ đất nước chìm trong lửa khói chiến tranh, nhân dân sống lầm than nô lệ ( Ca dao chống phong kiến, Đại cáo bình Ngô - Nguyễn Trãi, Đất Nước - Nguyễn Đình Thi,...)
* Là tình yêu đối với những vùng trời đất cụ thể của đất nước, quê hương (ca dao về quê hương đất nước, Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm,...)
* Là tinh thần làm sống lại những phong tục đẹp hay những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.(Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân)
* Là sự phát hiện ra những nét riêng đáng yêu của tính cách Việt Nam, cái duyên dáng riêng của con người Việt Nam.(Ca dao yêu thương tình nghĩa, Sóng - Xuân Quỳnh,...)
* Là tấm lòng thành kính, trân trọng thiêng liêng với đất nước, với cha ông chỉ biết dồn tình yêu vào tiếng mẹ đẻ,...(Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh - Thanh Tịnh)
2/- Tinh thần nhân đạo : Biểu hiện ở các mặt :
* Đề cao tinh thần nhân nghĩa (Ca dao Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu,...)
* Tha thiết, lãng mạn trong tình yêu (Ca dao yêu thương tình nghĩa)
* Cảm thông trân trọng với những nổi đau khổ của người phụ nữ trong xã hội bất công (ca dao than thân, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều - Nguyễn du,...)
* Phát hiện và đề cao những vẻ đẹp của người phụ nữ, của nhân dân lao động
* Sẵn sàng vị tha, bao dung với giặc : (Thư dụ Vương Thông, Thư dụ Vương Chính, Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi,...)
3/- Lòng yêu thiên nhiên, tự hào về những cảnh sắc của thiên nhiên đất nước (Ca dao về thiên nhiên, quê hương, đất nước, Thơ Hồ Chí Minh,..."Quốc âm thi tập - Nguyễn Trãi"...)
4/- Tinh thần lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất thắng của chính nghĩa, của điều thiện : Trong tất cả các câu chuyện dân gian , kết thúc luôn "có hậu" , chiến thắng luôn nghiêng về cái đẹp, cái thiện với triết lý nhân sinh sâu sắc : "Chính nghĩa thắng gian tà", hay "Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ",...(Tấm Cám, Thạch Sanh - Lý Thông, Sọ Dừa, "Lục vân Tiên" - Nguyễn Đình Chiểu, - Truyện Kiều - Nguyễn Du,...)
5/- Tâm hồn con người Việt nam nghiêng về cái đẹp xinh xắn hơn là cái đẹp hoành tráng đồ sộ : Ví dụ : Những bức tranh dân gian đầy hóm hỉnh của làng tranh Đông Hồ, những khúc hát giao duyên quan họ, chiếc đàn bầu giản dị đơn sơ duy nhất có một dây (Độc huyền cầm) nhưng lại tinh tế, tài hoa, ngôi chùa Một Cột nhỏ nhắn hài hòa,...
6/- Tiếp thu những luồng văn hóa Động tây kim cổ một cách có chọn lựa và sáng tạo trên thinh thần nhân đạo....

=> Từ văn học dân gian cho đến Văn học viết, con người Việt Nam đã soi bóng vào trong văn học bằng tất cả những vẻ đẹp vốn có của dân tộc mình. Trong quá trình phát triển qua các thời kỳ lịch sử, hình ảnh con người Việt Nam trong văn học vẫn giữ nguyên giá trị. và hiện nay, trong quá trình hội nhập và giao lưu với văn hóa thế giới, Con người Việt nam vẫn giữ được những bản sắc văn hóa của dân tộc, tránh bị đồng hóa, lai căng, hòa nhập nhưng không hòa tan,...Bản sắc ấy góp phần tô điểm cho bức tranh chung của văn học Việt Nam nói riêng và Văn học các dân tộc trên thế giới nói chung .

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyen Thi Huyen Dieu
Xem chi tiết
~Lovely~
Xem chi tiết
Trịnh Phương Linh
Xem chi tiết
anjsixez
Xem chi tiết
Bích Thủy Nguyễn
Xem chi tiết
Cao Nguyễn Bảo An
Xem chi tiết
Anh Thơ Trần
Xem chi tiết
Kimmy Phạm
Xem chi tiết
OTP là thật t là giả
Xem chi tiết