A. Về kĩ năng
– Biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận như phân tích, giải thích, chứng minh… để viết bài nghị luận xã hội.
– Bố cục bài viết chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, hợp lí, có sức thuyết phục.
– Diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ có sức gợi.
– Dần chửng phong phú, tiêu biểu (cả trong văn chương và cả trong
đời sống thực tiễn).
B. Về kiến thức
– Từ hình ảnh người anh trai của cô bé Kiều Phương trong truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập hai) rút ra được bản chất của thói ghen tị, biểu hiện và hậu quả của thói ghen tị. Phân biệt được thói ghen tị với sự thi đua: “Giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng xa cách như giữa tật xấu xa và đức hạnh.” (La Bruy-e)
– Ghen tị là ghen ghét, đố kị, là uất ức, hcậm hực trước sự thành công, trước sự ưu việt hoặc trước uy tín của người khác. “Thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lí trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái…” (Tạ Duy Anh)
– Vì vậy thói ghen tị có thể làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí ích kỉ và độc ác. Đối với cá nhân, nó làm thui chột nhiều tình cảm tốt đẹp, nhiều mới quan hệ thiêng liêng. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển, thậm chí là kéo lùi sự phát triển của lịch sử (dẫn chứng).
– Do đó, trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi).
k nha