Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Thám Tử Thông Minh

hãy tìm các tục ngữ nói về thầy cô giáo

Nhok Kami Lập Dị
14 tháng 9 2018 lúc 18:19

Những câu ca dao tục ngữ về thầy cô hay nhất

TỤC NGỮ

1.

Tiên học lễ, hậu học văn



Câu tục ngữ này rất nổi tiếng, có nghĩa là trước tiên phải học lễ nghĩa sau đó mới học văn hóa. Hoặc có một cách hiểu khác là trước tiên phải học lễ nghĩa cách đối nhân xử thế trong cuộc sống, sau đó mới học chữ.

2.

Nhất tự vi sư, bán tự vi sư



Câu tục ngữ này rất nổi tiếng, dịch ra là “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, có ý nghĩa là chúng ta phải tôn kính, biết ơn người dạy bảo( dù chỉ là nửa chữ ).

3.

Không thầy đố mày làm nên



Có nghĩa là không có thầy dạy thì chúng ta không thể nên người, không biết từng con chữ mặt giấy nó như thế nào, dặn dò chúng ta phải luôn tôn sư trọng đạo.

4.

Một kho vàng không bằng một nang chữ



"Vàng" dù nhiều đến đâu thì dùng mãi rồi cũng hết, còn "chữ" thì ở trong đầu, không bao giờ mất được. có "vàng" mà không có chữ thì cũng không được người khác nể trọng, còn có "chữ" thì việc làm giàu chỉ là một sớm một chiều. Câu nói có ý nghĩa coi trọng học thức hơn vàng, do vậy mà phải luôn tôn trọng biết ơn những người thầy cô đã dạy dỗ chúng ta.

5.

Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học



Câu tục ngữ trên có ý nghĩa là chẳng có ai sinh ra đã giỏi giang, mà phải trải qua trường lớp, qua công ơn dạy bảo của thầy cô thì chúng ta mới giỏi được. Qua đó dặn dò chúng ta phải biết ơn thầy cô.

6.

Người không học như ngọc không mài



Về câu này thì con người mình cũng như 1 hòn đá bình thường thôi. Nếu như không học thì sẽ mãi chỉ dậm chân tại chỗ chẳng có kiến thức, thiếu hiểu biết và sẽ lạc hậu. Câu nói này nhắn nhủ chúng ta nên trau dồi học hỏi thêm kiến thức sẽ thông minh và sáng suốt hơn.


7.

Trọng thầy mới được làm thầy



Muốn nhắn nhủ những ai đó đang có ý nghĩ hoặc ước mơ muốn làm thầy cô giáo, làm “người lái đò” thì ngay bây giờ hay tôn trọng những thầy cô giáo hiện tại của mình để sau này học sinh của mình cũng sẽ tôn trọng mình như vậy.

8.

Một gánh sách không bằng một giáo viên giỏi



Câu tục ngữ trên cho ta thấy được tầm quan trọng của thầy cô giáo, cho dù bạn có đọc một gánh sách đi chăng nữa thì vẫn không bằng những kiến thức mà thầy cô đã truyền đạt lại cho mình.

9.

Thầy giáo là đường tinh, học sinh là đường đã lọc.



Câu thơ trên có ý nghĩa là thầy giáo chỉ là người giúp chúng ta học tập, chỉ là người lái đò, còn thành công sau này sẽ là của chúng ta và phụ thuộc vào chúng ta.

10.

Mồng một tết cha, mồng ba tết thầy



Câu tục ngữ này nói đến phong tục rất là đẹp của dân tộc ta, đó là sự kính trọng, quan tâm, chăm sóc đối với cha và thầy trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Thầy cũng giống như là người cha thứ 2 của chúng ta vậy.


CA DAO

1.

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.



Hai câu ca dao này rất nổi tiếng, có nghĩa như sau: từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh người thầy. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà để mong thầy dạy cho con của mình chữ để trở thành tài.

2.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.



Hai câu thơ trên có nghĩa là “cơm cha áo mẹ chữ thầy” mọi thứ luôn bày sẵn ra cho chúng ta con đường chúng ta đi bao giờ cũng dễ dàng rất nhiều, do vậy mà sau này có thành tài thành công thì đừng quên ơn nghĩa những người đã dạy dỗ ta.

3.

Ơn thầy soi lối mở đường 
Cho con vững bước dặm trường tương lai



Muốn nhắn nhủ chúng ta là những người thầy cô đã soi lối mở đường cho tương lai của chúng ta, qua đó khuyên nhủ chúng ta hãy luôn nhớ về công ơn cảu thầy cô.

4.

Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây
Ơn cha nghĩa trọng công thầy cũng sâu.



So sánh hình ảnh gươm vàng với ơn nghĩa cha thầy, và dù cho hồ Tây có sâu cỡ nào đi nữa thì công ơn của cha thầy cũng chẳng thua kém .

5.

Mười năm rèn luyện sách đèn
Công danh gặp bước, chớ quên ơn thầy.



Hai câu ca dao có hàm ý là thầy cô đã dạy dỗ ta “mười năm đèn sách” vì thế sau này “công thành danh toại” thì chúng ta đừng quên những năm tháng thầy cô đã dưỡng dục chúng ta.

6.

Ơn Thầy không bằng gốc bễ,
Nghĩa Thầy Gánh vác cuộc đời học sinh.



Hai câu thơ ý muốn nói cho chúng ta biết rằng công ơn dạy dỗ của thầy cô đối với chúng ta rất lớn vì vậy phải cố gắng học hành để không phụ lòng thầy cô.

7.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.



Hai câu ca dao này có hàm ý muốn nhắn nhủ chúng ta đừng bao giờ quên công ơn của thầy cô, sau khi “công thành danh toại” thì hãy nhớ đến những người đã dạy dỗ chúng ta có được như ngày hôm nay.

8.

Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim.




Câu thơ rất ý nghĩa nhắn nhủ ta phải luôn cố gắng học hành thật tốt, “gần bạn gần thầy” hàm ý muốn nói luôn phải học hỏi từ bạn bè và thầy cô.

9.

Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui.



Hàm ý muốn nói con cái giỏi hơn cha thì nhà đó có phúc, còn thầy dạy mà sau này trò giỏi hơn cả thầy thì sẽ đóng góp rất nhiều cho đất nước thông qua hình ảnh “đất nước yên vui”


10.

Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên.



Nhắn nhủ chúng ta phải luôn ghi nhớ công lao nuôi nấng, dạy dỗ ta khôn lớn từ những bậc làm cha, làm mẹ, làm thầy.

Trên đây là bài viết về những câu ca dao tục ngữ hay nhất về thầy cô, mong rằng sẽ giúp ích cho độc giả của vforum có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

-Duongg Lee (Dii)
14 tháng 9 2018 lúc 18:20

Không  thầy đố mày làm nên ~

tk mk nhoa

nếu thấy đúng

ღїαɱ_Thuyy Tienn《ᗪɾą》
14 tháng 9 2018 lúc 18:20
Ca dao : Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.Tục ngữ : Không thầy đố mà làm nên.Châm ngôn : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

- Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói đố mày làm nên
- Tôn sư trọng đạo
- Một chữ nên thầy
Một ngày nên nghĩa
- Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu
- Trọng thầy mới được làm thầy
- Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
- Cơm cha, ao mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
- Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
- Tầm sư học đạo
- Sư như phụ
- Mồng một thì ở nhà cha,
Mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà thầy.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
- Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
- Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
- Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Uống nước nhớ nguồn
- Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy
- Cơm thầy cơm cô

Nguyễn Thanh Nhật
14 tháng 9 2018 lúc 18:21

Tiên học lễ, hậu học văn
Bán tự vi sư, nhất tự vi sư
Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn
Một kho vàng không bằng một nang chữ
Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

Công Chúa Họ Nguyễn
14 tháng 9 2018 lúc 18:22

-Tôn sư trọng đạo

-Ăn vóc học hay

-Tiên học lễ, hậu họ văn

-Dốt đến đâu họ lâu cũng biết

-Nhất quý nhì sư

-Họ thầy không tày học bạn

-Không thầy đố mày làm nên

Nguyễn Quỳnh Chi
14 tháng 9 2018 lúc 18:29

Tôn sư trọng đạo

Không thầy đố mày làm nên 

Một chữ cũng là thầy, nữ chữ cũng là thầy

Mồng một tết cha, mồng hai tết thầy

Kill Myself
14 tháng 9 2018 lúc 18:29

-       Tiên học lễ, hậu học văn

-       Bán tự vi sư, nhất tự vi sư

-       Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy

-       Không thầy đố mày làm nên

-       Học thầy không tày học bạn

-      Một kho vàng không bằng một nang chữ

-       Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học

-       Ăn vóc học hay

-       Ông bảy mươi học ông bảy mốt

-       Dốt đến đâu học lâu cũng biết

-       Người không học như ngọc không mài

Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

 ***

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bố những ngày ước mong.

*** 

Ơn thầy soi lối mở đường 
Cho con vững bước dặm trường tương lai

cong chua dai duong
14 tháng 9 2018 lúc 18:33

-Tiên học lễ hậu học văn.

-Bán tự vi sư, nhất tự vi sư.

-Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

-Không thầy đố mày làm nên.

-Học thầy không tày học bạn.

-Một kho vàng không bằng một nang chữ.

-Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

-Ăn vóc học hay.

-Ông bảy mươi học ông bảy mốt.

-Dốt đến đâu học lâu cũng biết.

-Người không học như ngọc không mài.

-Trọng thầy mới được làm thầy.

MK CÒN NHIỀU CÂU TỤC NGỮ KHÁC NHƯNG NHỚ K VÀ KB VỚI MK NHA.(:


Các câu hỏi tương tự
Hà Huy Khang
Xem chi tiết
Bạn Tên Gì Zậy
Xem chi tiết
Mã THị THu Hà
Xem chi tiết
Lãnh Hàn Thiên Di
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Diệp Ánh
Xem chi tiết
Capricorn dễ thương
Xem chi tiết
Akari Yukino
Xem chi tiết
Võ Minh Tuyết
Xem chi tiết